Chính sách thuế quan và tình hình thực hiện cam kết về trị giá Hải quan theo Hiệp định Trị giá GATT

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 99)

- Mở cửa hệ thống ngân hàng cho các tổ chức tài chính quốc tế trong vòng năm năm, chấp nhận liên doanh bảo hiểm và viễn thông” [34].

2.3.2. Chính sách thuế quan và tình hình thực hiện cam kết về trị giá Hải quan theo Hiệp định Trị giá GATT

giá Hải quan theo Hiệp định Trị giá GATT

2.3.2.1. Chính sách thuế quan khi tham gia WTO

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ thương mại với 160 nước và vùng lãnh thổ, tham gia 86 hiệp định thương mại, 46 hiệp định hợp tác đầu tư và 40 hiệp định chống đánh thuế 2 lần, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của trên 70 nước, chính thức là thành viên thứ 150 của WTO. Thương mại quốc tế phát triển, kim ngạch XNK không ngừng gia tăng đã đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn thu cho NSNN.

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu Chỉ tiêu Năm 2010 ( triệu USD) Năm 2011 ( triệu USD) Năm 2011 so với 2010 (tăng/giảm%) (A) (2) (3) (4) = (3): (2) Xuất khẩu 72,237 96,906 34.2 Nhập khẩu 84,839 106,750 25.8 Tổng cộng XNK 157,075 203,656 29.7

Trong đó hàng hóa NK chủ yếu từ Trung quốc và các nước ASEAN

Số thu NSNN từ thuế XNK.

Năm 2010: 181.485 tỷ đồng

Năm 2011: 216.820,5 tỷ đồng; tăng 19.5% so với năm 2010 [28], [29]. Đối với mỗi quốc gia, thuế quan có vai trò quan trọng trong việc điều hành kinh tế vĩ mô, bảo hộ nền sản xuất trong nước; đóng góp nguồn thu cho ngân sách (thuế quan ở nước ta chiếm khoảng 30% tổng thu ngân sách) và điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Việc tham gia hiệp định trị giá GATT sẽ có ảnh hưởng nhất định đến các chỉ tiêu này. Thực tế khi tham gia WTO chúng ta phải thực hiện cam kết chung là “đảm bảo mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng). Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% thực hiện dần trung bình trong vòng 5 - 7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20,9% thực hiện trong vòng 5 - 7 năm. Với hàng công nghiệp từ 16,8% xuống còn 12,6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5 - 7 năm” [21]. Việt Nam đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hóa chất và phương tiện vận tải. Ta cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp. Đây là hiệp định tự nguyện của WTO, những nước mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành. Ngành mà ta cam kết tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế. Ta cũng tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 - 5 năm đối với ngành thiết bị máy bay, hóa chất và thiết bị xây dựng.

2.3.2.2. Tình hình thực hiện cam kết về trị giá Hải quan theo Hiệp định Trị giá GATT

Trị giá Hải quan là một trong những cam kết mà Việt Nam thực hiện, cơ quan Hải quan xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo nguyên tắc thực hiện Hiệp định Điều VII-Hiệp định chung về Thuế

quan và Thương mại. Kể từ ngày 01/08/2004 việc xác trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo trị giá GATT có hiệu lực và được triển khai tại Việt Nam Để thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết quốc tế theo Hiệp định Trị giá GATT/WTO. Cho đến nay, Hải quan Việt Nam đã triển khai áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan theo GATT đối với hàng hoá đến từ 98 Quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu.

Để thực hiện hiệp định trị giá GATT, nâng cao hiệu quả công tác quản lý trị giá Hải quan trước hết cần phải hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về trị giá Hải quan, Theo đó trong những năm gần đây Chính phủ đã xây dựng và sửa đổi, bổ sung thay thế nhiều văn bản pháp luật cũ. Hiện nay việc xác định trị giá hải quan căn cứ vào các văn bản pháp luật chủ yếu sau:

- Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

- Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ qui định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

- Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ.

Một số văn bản hướng dẫn của ngành:

- Quyết định 1102/QĐ- BTC ngày 21/5/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá.

- Quyết định 103/QĐ-TCHQ ngày 24/1/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành qui trình kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Các qui định hiện nay về trị giá hải quan đã chuyển tải một cách căn bản và khá đầy đủ các nội dung của Hiệp định trị giá GATT/WTO. Chỉ còn một số ít vấn đề được đề cập trong Hiệp định nhưng chưa được thể chế hóa vào pháp luật Việt Nam, do điều kiện năng lực thực tế cũng như khả năng thực hiện

của Việt Nam ở thời điểm hiện tại chưa đáp ứng được. Theo yêu cầu của WTO Việt Nam cần có một số bổ sung, chỉnh sửa để chuyển thể nguyên bản và đầy đủ nhất nội dung hiệp định vào văn bản pháp quy.

+ Nội dung việc xác định trị giá Hải quan

- Thời điểm xác định trị giá Hải quan là ngày người khai Hải quan đăng ký tờ khai Hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

- Trường hợp trị giá Hải quan do cơ quan Hải quan xác định thì thời điểm xác định trị giá Hải quan là ngày cơ quan Hải quan xác định trị giá.

Trong thời hạn tối đa là 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Hải quan có văn bản ấn định thuế theo mức giá do cơ quan Hải quan xác định thì người khai Hải quan phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

+ Đối với trị giá Hải quan nhằm mục đích tính thuế

Trị giá Hải quan nhằm mục đích tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là trị giá tính thuế) được xác định theo nguyên tắc và phương pháp sau:

- Đối với hàng hóa xuất khẩu, trị giá tính thuế là giá bán tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF), không bao gồm phí bảo hiểm (I) và phí vận tải (F).

- Đối với hàng hóa nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định theo các phương pháp xác định trị giá tính thuế: bằng cách áp dụng tuần tự từng phương pháp và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế.

Trường hợp người khai Hải quan có văn bản đề nghị thì trình tự áp dụng phương pháp xác định trị giá tính thuế theo giá trị khấu trừ và phương pháp xác định giá tính thuế theo trị giá tính toán có thể thay đổi cho nhau.

- Ngoài ra, căn cứ vào nguyên tắc xác định giá trị tính thuế quy định tại Nghị định 40/2007/NĐ-CP, Bộ Tài chính quy định cụ thể việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC, cho các trường hợp sau:

a) Hàng hóa nhập khẩu đã được miễn thuế, đã đưa vào sử dụng tại Việt Nam nhưng sau đó được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng hoặc thay đổi mục đích đã được miễn thuế trước đây;

b) Hàng hóa nhập khẩu là hàng đi thuê mượn;

c) Hàng hóa nhập khẩu là hàng đem ra nước ngoài sửa chữa, gia công; d) Hàng bảo hành và hàng khuyến mại;

đ) Hàng hóa nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hóa, bao gồm: Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới; Hàng nhập khẩu của hành khách nhập cảnh; quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển nhập khẩu vượt tiêu chuẩn (định mức) được miễn thuế; Hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, phát chuyển nhanh.

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)