Hợp tác chặt chẽ Hải quan quốc tế

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 140)

- Mở cửa hệ thống ngân hàng cho các tổ chức tài chính quốc tế trong vòng năm năm, chấp nhận liên doanh bảo hiểm và viễn thông” [34].

3.2.11. Hợp tác chặt chẽ Hải quan quốc tế

+ Phối hợp hải quan các nước thực hiện cam kết quốc tế.

Một trong những công ước quốc tế quan trọng nhằm ngăn chặn gian lận thương mại quốc tế đó là Công ước quốc tế về giúp đỡ hành chính lẫn nhau,

ngăn ngừa, điều tra và trấn áp các vi phạm Hải quan: hay còn gọi là Công ước NAIROBI được ký kết ngày 9/6/1997 tại Nairobi, thủ đô Cộng hòa Kênia.

Công ước Nairobi nêu rõ, các vi phạm pháp luật hải quan trong đó có buôn lậu và gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan đã làm tổn hại tới những lợi ích kinh tế, xã hội và thuế khóa của các quốc gia cũng như làm tổn hại đến quyền lợi chính đáng của thương mại quốc tế. Công ước cho rằng, cuộc đấu tranh chống các vi phạm Luật Hải quan có thể thu được những kết quả tốt hơn, nếu như cộng đồng quốc tế thông qua việc hợp tác giúp đỡ hành chính lẫn nhau, tích cực nhằm ngăn ngừa điều tra và trấn áp các vi phạm Hải quan giữa các quốc gia. Công ước đã đưa ra nhiều biện pháp phòng chống gian lận thương mại thông qua việc hợp tác giúp đỡ hành chính lẫn nhau giữa Hải quan các nước.

Nội dung của Công ước này là chống gian lận thương mại, chống các vi phạm pháp luật Hải quan thực chất cũng là để tạo điều kiện và nâng cao hiệu quả của thương mại chân chính. Muốn chống gian lận thương mại có hiệu quả, hải quan các nước phải hợp tác chặt chẽ với nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong việc trao đổi thông tin, cung cấp dữ liệu và hồ sơ, chứng từ, hàng hóa gian lận thương mại, cùng thống nhất phối hợp hành động và biện pháp xử lý về gian lận thương mại, tổ chức trao đổi kinh nghiệm giữa các nước v.v… Để làm được các điều này, Việt Nam nên tham gia và thực hiện Công ước.

Xu hướng phát triển tất yếu của thương mại quốc tế là ngày càng có tính toàn cấu hóa. Vì vậy, để hòa nhập, hội nhập với thị trường thế giới, từng quốc gia phải tích cực cải tiến thủ tục, hoàn chỉnh luật pháp theo hướng đơn giản hóa, đồng bộ, khoa học để tiến tới từng bước thống nhất hóa thủ tục hải quan phục vụ cho thương mại quốc tế hoạt động có hiệu quả. Biện pháp lâu dài, đúng đắn là chúng ta cần chủ động tham gia ký kết các công ước quốc tế liên quan.

Nói cách khác, ngày nay hoạt động thương mại mang tính toàn cầu và hoạt động hải quan theo đó cũng mang tính toàn cầu. Vì vậy, công tác chống gian lận thương mại phải được quốc tế hóa và cần có sự tham gia đầy đủ của các quốc gia.

+ Hợp tác Hải quan với các nước láng giềng

Với đặc điểm nghề nghiệp, hải quan là “người lính gác cửa cho nền kinh tế của đất nước”, trong hợp tác song phương, hải quan Việt Nam nên ưu tiên hợp tác với các nước láng giềng. Quan hệ hợp tác giữa hải quan Việt Nam và hải quan các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia sẽ đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động hợp tác quốc tế của hải quan Việt Nam, với mục tiêu chính là tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư, du lịch và tăng cường hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại, tận dụng thế mạnh của từng nước, tham khảo những kinh nghiệm hữu ích về nghiệp vụ cùng với sự giúp đỡ đào tạo nhằm tăng cường năng lực của ngành Hải quan trong quá trình đất nước hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó cần quan tâm đặc biệt tới mối quan hệ hợp tác hải quan Việt Nam - Trung Quốc nhằm chia sẻ thông tin, phối hợp đấu tranh với buôn lậu và gian lận thương mại vì quan hệ thương mại Việt - Trung phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây với kim ngạch XNK lớn, tình trạng gian lận thương mại qua giá là phổ biến ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu cho ngân sách nhà nước..

+ Hợp tác hải quan với các nước phát triển khác.

Để nâng cao trình độ, năng lực cho Công chức Hải quan, đáp ứng được yêu cầu công tác trong tiến trình mở cửa, hội nhập của đất nước ngành Hải quan cần quan hệ chặt chẽ với hải quan các nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ…để tăng cường công tác đào tạo, trang bị những kiến thức cơ bản về những lĩnh vực nghiệp vụ mới và trao đổi thông tin trọ giúp lẫn nhau trong việc xác minh một số vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại hai nước, xác minh các trường hợp nghi gian lận xuất xứ hàng hóa, gian lận giá…

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)