Gắn cải cách hành chính với hiện đại hoá công tác hải quan

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 133)

- Mở cửa hệ thống ngân hàng cho các tổ chức tài chính quốc tế trong vòng năm năm, chấp nhận liên doanh bảo hiểm và viễn thông” [34].

3.2.9.Gắn cải cách hành chính với hiện đại hoá công tác hải quan

Nhiệm vụ hiện đại hoá là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Hải quan, nó có quan hệ hữu cơ với việc thực hiện các cam kết WTO. Để thực hiện thành công nhiệm vụ này, cần chú trọng một số giải pháp cơ bản sau:

+ Hiện đại hoá phương pháp quản lý, áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan

- Tái thiết kế quy trình thủ tục, xử lý hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng theo hướng: thu thập thông tin; xây dựng tiêu chí quản lý, xử lý thông tin; sử dụng kết quả xử lý thông tin; thông tin phản hồi

- Tiếp tục hoàn thiện quy chế thu thập, xử lý thông tin, sử dụng kết quả xử lý thông tin, phản hồi thông tin. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức chuyên trách về vấn đề này

- Tiếp tục hoàn thiện quy chế về xây dựng và sử dụng các tiêu chí quản lý rủi ro. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tổ chức chuyên trách về xây dựng và sử dụng tiêu chí quản lý rủi ro và nâng cấp hệ thống quản lý rủi ro

- Ban hành quy chế cung cấp và trao đổi thông tin với doanh nghiệp - Nâng cấp hệ thống khai báo và thông quan điện tử

+ Thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát thích hợp nhằm vừa đảm bảo quản lý được, vừa không gây cản trở cho thương mại

- Kiểm tra phải dựa trên cơ sở phân tích thông tin để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, mức độ rủi ro vi phạm liên quan đến hàng hoá xuất, nhập khẩu, hành khách xuất, nhập cảnh để loại trừ các đối tượng không cần thiết phải kiểm tra

- Kiểm tra dựa trên các phương tiện kỹ thuật kiểm tra, giám sát hiện đại tại các địa điểm tập trung

- Hướng hoạt động kiểm tra sau thông quan bổ sung cho kiểm tra trong thông quan nhằm thẩm định sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; áp dụng quản lý rủi ro để phân loại hồ sơ, phân loại doanh nghiệp

+ Hiện đại hoá hệ thống hạ tầng cơ sở kỹ thuật

- Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và các chương trình phần mềm quản lý

- Đầu tư hạ tầng cơ sở theo tổ chức bộ máy đã được tái thiết kế, theo hướng hình thành hệ thống kiểm tra, kiểm soát tổng thể, liên hoàn kết hợp giữa phương tiện kỹ thuật với hệ thống xử lý thông tin

- Xây dựng hệ thống máy móc kỹ thuật phục vụ hoạt động kiểm tra, kiểm soát hải quan

+ Áp dụng các tiến bộ công nghệ trong quy trình thủ tục Hải quan

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc kiểm tra chi tiết từng lô hàng bằng phương pháp thủ công là không thể thực hiện được. Vì vậy, ngành Hải quan đang tập trung xây dựng các quy trình quản lý Hải quan hiện đại như QLRR, kiểm tra sau thông quan, trao đổi thông tin trong công tác điều tra chống buôn lậu… Ngoài ra, Ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnh công tác nâng cấp trang thiết bị theo kịp chuẩn mực của các nước trong khu vực và quốc tế như mua máy soi container, hệ thống camera giám sát, mua xuồng cao tốc… Những quy trình quản lý Hải quan hiện đại cộng với trang thiết bị tiên tiến sẽ

giúp giảm thiểu thời gian làm thủ tục thông quan với một lô hàng, qua đó gián tiếp tạo thuận lợi cho thương mại phát triển.

Mặc dù CNTT trong lĩnh vực Hải quan chỉ là công cụ, phương tiện hỗ trợ công tác quản lý hải quan, nhưng chúng lại có vai trò đặc biệt quan trọng, thậm chí còn mang tính quyết định, tạo sự đột phát trong công cuộc cải cách và hiện đại hóa Hải quan. Để CNTT thật sự là phương tiện đắc lực phục vụ cho tiến trình cải cách và hiện đại hóa Hải quan, Hải quan Việt Nam cũng như Hải quan các nước đã trong bước tiến hành việc thực hiện việc tin học hóa các hoạt động của Hải Quan.

- Thực hiện mở rộng tin học hóa cho cơ quan Hải quanỏtong lĩnh vực khác phân tích phân loại, QLRR… Việc áp dụng phương pháp quản lý bằng áp dụng công nghệ mới sẽ góp phần giảm đáng kể gian lận thương mại và nâng cao khả năng quản lý của Hải quan.

- Rà soát toàn diện quy trình thủ tục hải quan hiện hành để xác định những quy trình cần được tự động hoá, thống nhất với các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với đặc thù của Việt Nam. Thiết lập một hệ thống thông quan hiện đại dựa trên áp dụng công nghệ thông tin.

Thiết kế các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ mô hình quản lý hải quan hiện đại, đồng thời tiếp tục hoàn thiện các chương trình phần mềm ứng dụng phục vụ công tác nghiệp vụ hải quan hiện có.

- Vi tính hoá thủ tục hải quan cần được bảo đảm dựa trên các mục tiêu sau: Cải cách cơ quan hải quan nên vận hành trong môi trường tự động hoàn toàn với thông tin chuyển giao tự động từ hải quan địa phương, nơi mà các giao dịch cá nhân được xử lý tới Cục Hải quan và Tổng cục Hải quan

Các doanh nghiệp cần tự động chuyển tải thông tin tới cơ quan hải quan Thông tin điện tử cần sẵn có để hỗ trợ cho việc kiểm tra sau thông quan và xác minh, và cho mục đích quản lý, làm số liệu thống kê

Hiện nay, ngành Hải quan vẫn còn sử dụng các hệ thống tin học riêng rẽ trong quản lý nghiệp vụ và quản lý cơ sở dữ liệu. Để tiến tới thực hiện

thống nhất quản lý hải quan trong cả nước, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải nhanh chóng hoàn thiện và tích hợp các hệ thống thông tin hiện có. Ngoài ra, các đơn vị liên quan cũng cần tập trung xây dựng hệ thống thông tin quản lý rủi ro với các nội dung cập nhật. Ngành Hải quan cũng cần hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu của phương thức quản lý mới dựa trên quản lý rủi ro và kiểm tra trọng điểm

Luật Hải quan sửa đổi năm 2005 đã có những quy định mới về xác định rủi ro và kèm theo đó là các biện pháp xử lý rủi ro. Luật cũng quy định việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro thành nguyên tắc của hoạt động kiểm tra hải quan. Các đơn vị cần phối hợp xây dựng và vận hành tốt phần mềm ứng dụng quản lý dữ liệu phục vụ triển khai quản lý rủi ro trong toàn quốc.

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 133)