Tăng cường xây dựng lực lượng để áp dụng phương pháp quản lý Hải quan hiện đại đảm bảo mục tiêu “chuyên nghiệp minh bạch

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 117)

- Mở cửa hệ thống ngân hàng cho các tổ chức tài chính quốc tế trong vòng năm năm, chấp nhận liên doanh bảo hiểm và viễn thông” [34].

3.2.3.Tăng cường xây dựng lực lượng để áp dụng phương pháp quản lý Hải quan hiện đại đảm bảo mục tiêu “chuyên nghiệp minh bạch

quản lý Hải quan hiện đại đảm bảo mục tiêu “chuyên nghiệp - minh bạch - hiệu quả”

+ Xây dựng lực lượng

Quá trình xây dựng và phát triển của Hải quan Việt Nam cũng là quá trình xây dựng và phát triển về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức hải quan để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hải quan và khi có sự thay đổi về yêu cầu nhiệm vụ của mỗi giai đoạn thì phải có một hệ thống tổ chức bộ máy cùng đội ngũ cán bộ tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ của giai

đoạn đó, nếu không sẽ trở thành lực cản và Ngành sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ.

Do vậy, Hải quan Việt Nam phải tiến hành cải cách cơ bản phương thức quản lý và hoạt động truyền thống của mình với một quyết tâm cao.

Đội ngũ cán bộ, công chức Hải quan đến năm 2015 phải cơ bản hoàn thiện xây dựng cơ cấu ngạch công chức đối với từng đơn vị theo từng loại hình và trong toàn Ngành. Sử dụng đúng và phát huy tốt hiệu quả đội ngũ theo đúng ngạch công chức, theo đúng nguyên tắc làm việc gì thì bố trí cán bộ giữ ngạch đó. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn ngạch, bậc công chức phù hợp với yêu cầu hiện đại hóa lực lượng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh đối với từng vị trí công tác của công chức. Căn bản chuẩn hoá đội ngũ về chức danh tiêu chuẩn đã được xác định và xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Hải quan có phẩm chất chính trị tốt, thực hiện nhiệm vụ đúng quy định của pháp luật, thái độ văn minh, lịch sự, nghiêm chỉnh chấp hành quyết định điều động và phân công công tác.

Các giải pháp cụ thể là:

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức Hải quan đối với công tác hội nhập

- Thực hiện công tác điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo theo quy hoạch cán bộ, theo yêu cầu, nhiệm vụ giữa các đơn vị trong ngành nhằm bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ kế cận các chức vụ, đồng thời bổ sung, tăng cường cán bộ lãnh đạo cho các đơn vị còn thiếu và yếu

- Nghiên cứu xây dựng lại tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức hải quan theo nhóm nghiệp vụ thông quan, sau thông quan, kiểm soát hải quan và tiêu chuẩn hoá theo yêu cầu chuyên sâu về HS, trị giá, xuất xứ…

- Tuyển dụng, bổ sung thêm cán bộ theo yêu cầu công việc. Việc tuyển dụng phải theo đúng tiêu chuẩn, năng lực đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ.

- Tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hải quan theo quy hoạch và tiêu chuẩn chức danh

+ Hoàn thiện các tiêu chuẩn về trình độ theo chức danh tiêu chuẩn công chức

- Xây dựng tiêu chuẩn về trình độ cho cán bộ lãnh đạo các cấp, cán bộ công chức làm tham mưu tại các đơn vị ở cơ quan Tổng cục và Cục

- Hoàn thiện quy hoạch về đào tạo cán bộ, công chức Hải quan. Hoàn thiện đánh giá lại công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong những năm qua để rút ra những ưu điểm và hạn chế để có hướng khắc phục

- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về kỹ năng nghề nghiệp cho công chức thừa hành

- Có kế hoạch và chính sách đào tạo bồi dưỡng để hình thành đội ngũ chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan hiện đại như HS, trị giá, sở hữu trí tuệ, kiểm tra sau thông quan, thu thập thông tin tình báo… theo mục tiêu đề ra

- Nâng cao năng lực đào tạo cho Trường Hải quan đồng thời thành lập các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, công chức Hải quan. Tăng cường trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập đặc biệt là các trang thiết bị mẫu phục vụ cho học thực hành. Xây dựng đội ngũ giáo viên theo đặc thù của Ngành. Tăng cường hợp tác đào tạo quốc tế và tranh thủ sự trợ giúp của các Tổ chức quốc tế và Hải quan các nước phục vụ cho công tác đào tạo dưới nhiều hình thức khác nhau.

+ Triển khai thực hiện chương trình chuẩn hoá cán bộ và đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan để từ năm 2012 trở đi đảm bảo có 90% cán bộ công chức có thể đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, danh dự và lương tâm nghề nghiệp cùng với việc đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính và đảm bảo liêm chính hải quan.

+ Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thu hút nhân lực phục vụ phát triển Hải quan và áp dụng phương pháp quản lý Hải quan hiện đại

Song song với việc cái cách, nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa các cơ quan Bộ ngành có liên quan trong công tác quản lý XNK, XNC thì việc thu hút nhân lực cho ngành Hải quan là một vấn đề rất quan trọng. Trên thực tế, đây là một lĩnh vực khá nhạy cảm liên quan đến nhiều ngành nghề, đối tượng khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Do Hải quan là một ngành có đặc điểm phải thường xuyên đối mặt với những cán dỗ vật chất nên đòi hỏi phải có những con người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ cao mới bắt kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật. Cán bộ chiến sỹ Hải quan là những người đầu tiên tiếp xúc với những thiết bị tiên tiến được nhập khẩu vào nước ta nên đòi hỏi phải có những phán đoán nhanh nhạy thì mới có thể phát hiện kịp thời các sai phạm và các gian lập thương mại. Hiện nay, Nhà nước đã cho phép ngành Hải quan thực hiện cơ chế khoán biên chế nhưng cần phải có những chính sách tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho đội ngũ cán bộ công chức Hải quan và giúp họ có đủ bản lĩnh và sự tự tin khi phải đối mặt với những cám dỗ nên cần điều chỉnh và xây dựng chế độ đãi ngộ đối với cán bộ.

- Xây dựng chế độ đãi ngộ phù hợp và với tính chất đặc thù để đảm bảo việc đãi ngộ tương xứng với công sức và tính chất phức tạp của hoạt động hải quan, tạo điều kiện cho thực hiện liêm chính hải quan và nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ

- Hoàn chỉnh chế độ ưu đãi về tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, tiền lương, tiền công thoả đáng với những người có trình độ chuyên môn cao, có năng lực nhằm thu hút, giữ gìn và phát huy khả năng của cán bộ, công chức có tài năng và từng bước hình thành một đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực trọng yếu của Ngành ngang tầm với khu vực.

Việc cải tiến chế độ chính sách không chỉ đơn thuần thông qua việc nâng lương cho cán bộ chiến sỹ Hải quan vì ngân sách Nhà nước có hạn, ngành Hải quan không thể tự mình tách riêng mà phải phù hợp với mức thu nhập chung của các Bộ/ ngành khác. Tạo cơ hội cho cán bộ Hải quan được

nâng cao trình độ học tập và nghiên cứu ở các trường đại học trong nước và nước ngoài. Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ trong việc áp dụng phương pháp quản lý Hải quan hiện đại trong hiện tại và tương lai.

+ Minh bạch hóa các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ Hải quan

Mặc dù pháp luật đã có những chế tài cụ thể đòi hỏi doanh nghiệp có trách nhiệm lưu trữ, giải trình và chịu trách nhiệm trước các chứng từ của mình khi xuất trình trước cơ quan Hải quan, nhưng tự bản thân doanh nghiệp cần phải nâng cao hơn một bước nữa tính chuyên nghiệp trong khâu sổ sách kế toán của mình. Điều này giúp cho quy trình kiểm tra của các cán bộ Hải quan được nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn khi áp dụng những phương pháp quản lý hiện đại. Doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế và phù hợp với pháp luật Việt Nam. Việc có một hệ thống sổ sách chứng từ kế toán chuyên nghiệp giúp cho ngành Hải quan nói chung và cán bộ Hải quan nói riêng dễ dàng hơn khi thao tác nghiệp vụ và cũng giúp doanh nghiệp tránh được những cán bộ Hải quan có ý đồ xấu đưa ra các yêu cầu ngoài luồng. Xu hướng chung của quốc tế là rút ngắn thời gian của quá trình kiểm tra thực tế đồng loạt mà chỉ tiến hành kiểm tra theo mô hình xác suất, quản lý rủi ro. Do đó, những thông tin thể hiện trên các giấy tờ doanh nghiệp xuất trình trước cơ quan Hải quan là cơ sở quan trọng để áp dụng các quy trình quản lý Hải quan hiện đại. Từ đó, có thể lọc ra các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm. Do đó, để được hưởng các ưu đãi tạo thuận lợi cho thương mại, các doanh nghiệp trước khi làm thủ tục Hải quan cần phải nghiên cứu trước các quy định của thủ tục Hải quan và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu Hải quan. Ngay cả khi đã thông quan hàng hóa, doanh nghiệp vẫn phải có trách nhiệm lưu trữ các chứng từ này trong 5 năm theo quy định của pháp luật để phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan và phục vụ cho công tác điều tra chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 117)