Trong hoạt động Tỉnh báo Hải quan

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 128)

- Mở cửa hệ thống ngân hàng cho các tổ chức tài chính quốc tế trong vòng năm năm, chấp nhận liên doanh bảo hiểm và viễn thông” [34].

3.2.7.Trong hoạt động Tỉnh báo Hải quan

Lực lượng tỉnh báo hải quan Việt Nam được thành lập năm 2005 thuộc cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan với nhiệm vụ thu thập, phân tích đánh giá thông tin làm cơ sở cho hải quan chống buôn lậu và quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa. Với bộ máy và biên chế còn hạn chế ( một

phòng thuộc Cục điều tra chống buôn lậu) và mới chỉ triển khai hoạt động cấp Tổng cục, các Cục hải quan địa phương chưa thành lập lực lượng này. Hoạt động của lực lượng Tỉnh báo còn mang tính hình thức, thiếu thông tin, hoạt động chưa thực sự có hiệu quả. Để lực lượng tỉnh báo hải quan hoạt động có hiệu quả xứng tầm và đúng bản chất của hoạt động tỉnh báo là một hoạt động nghiệp vụ có tính chuyên sâu và vô cùng quan trọng trong công tác đấu tranh chống gian lận thương mại và đặc biệt là gian lận thương mại qua giá chúng ta cần phải xây dựng cơ chế hợp lý cho hoạt động này bao gồm:

Một là: Trước hết phải chuyển biến từ nhận thức về lực lượng tỉnh báo, phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác Tỉnh báo trong hoạt động nghiệp vụ hải quan từ đó phải xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật qui định cụ thể, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của lực lượng tình báo hải quan. Lực lượng tình báo hải quan phải được quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng công an để thu thập thông tin từ các nguồn thông tin công khai và bí mật có liên quan đến công tác quản lý hải quan và các hoạt động kinh tế đối ngoại, Hải quan thuộc lực lượng được quyền thu thập thông tin tình báo bí mật như lực lượng Công an, Quân đội.

Hai là: Xây dựng lực lượng tỉnh báo hải quan với bộ máy và biên chế hợp lý, hoạt động thống nhất thuộc Cục điều tra chống buôn lậu được tổ chức từ cấp Tổng cục đến các Cục hải quan địa phương thành một hệ thống thống nhất với biên chế hợp lý, tỷ lệ cán bộ làm công tác tình báo nên chiếm khoảng 5% trên tổng số lực lượng của Cục điều tra chống buôn lậuđể đảm bảo hoạt động.

Ba là: Đào tạo chuyên môn sâu, nghiệp vụ tỉnh báo cho lực lượng tỉnh báo hải quan, thực tế lực lượng tỉnh báo hiện nay thành lập dựa trên cơ sở cán bộ của Cục điều tra chống buôn lậu hầu hết chưa được đào tạo chuyên sâu về công tác tỉnh báo. Việc lựa chọn cán bộ làm công tác tỉnh báo phải qua tuyển chọn kỹ những cán bộ có tư chất, có bản lĩnh và trình độ chuyên môn phù

hợp, cần phối hợp với các lực lượng như Công an, Quân đội để đào tạo chuyên môn sâu cho lực lượng tỉnh báo Hải quan.

Bốn là: Phải mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng Tỉnh báo hải quan không chỉ trên toàn phạm vi lãnh thổ, mà còn được phép đặt đại diện tại các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực hay ở những nước hoặc vùng lãnh thổ cần thiết để khảo sát tình hình, thu thập thông tin có liên quan đến các hoạt động buôn lậu có nguy cơ xâm nhập để lực lượng trong nước có sự chuẩn bị, triển khai đối phó. Xây dựng qui chế phối hợp và cung cấp thông tin với Tỉnh báo hải quan các nước

Năm là: Trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho hoạt động tình báo hải quan; các thông tin tinh báo mang tính chiến thuật và tác nghiệp phải được sử dụng trên hệ thống thông tin quản lý rủi ro của toàn ngành, kiện toàn hệ thống thông tin tình báo; sử dụng hệ thống công nghệ thông tin để quản lý thống nhất, tập trung trên phạm vi toàn quốc

Sáu là: Xây dựng quy trình thu thập, xử lý thông tin tình báo hải quan được áp dụng gồm các bước: xác định nhu cầu và thu thập thông tin; phân tích, phân loại, làm rõ thông tin; chia sẻ, chuyển giao thông tin; và đánh giá, phản hồi thông tin. Đây là công tác nghiệp vụ quan trọng của toàn lực lượng, đóng góp những thông tin tỉnh báo có giá trị cao phục vụ công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 128)