Phối hợp giữa các cơ quan, lực lượng trong và ngoài ngành

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 136)

- Mở cửa hệ thống ngân hàng cho các tổ chức tài chính quốc tế trong vòng năm năm, chấp nhận liên doanh bảo hiểm và viễn thông” [34].

3.2.10.Phối hợp giữa các cơ quan, lực lượng trong và ngoài ngành

Hiện nay, việc phân công chức năng nhiệm vụ của cơ quan Tổng cục Hải quan vẫn chưa thật sự hợp lý, vẫn còn tồn tại nhiều sự chồng chéo như chức năng hợp tác quốc tế với chức năng của giám sát quản lý, chức năng của kiểm tra thu thuế với giám sát quản lý, chức năng của kiểm tra sau thông quan thanh tra thuế, chức năng của Cục CNTT và thống kê Hải quan với Ban cải cách hiện đại hóa… Việc trùng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các Vụ, Cục trong cơ quan Tổng cục sẽ làm giảm hiệu quả của việc quản lý Hải quan, gây khó khăn cho Hải quan địa phương và doanh nghiệp trong vấn đề cải cách, hiện đại hóa. Vì vậy, để áp dụng thành công phương pháp quản lý Hải quan hiện đại, việc cần thiết là phải đổi mới ngay từ khâu phân rõ trách nhiệm, phạm vi giữa các cơ quan trong cơ quan Tổng cục Hải quan.

+ Xây dựng quan hệ đối tác Hải quan- doanh nghiệp.

Nhằm tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin giữa hải quan và giới doanh nghiệp nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau phục vụ cho mục tiêu tạo thuận lợi cho hoạt động XNK và đấu tranh. chống buôn lậu và gian lận thương mạitrên thực tế không có một phương pháp quản lý Hải quan hiện đại

nào có thể đảm bảo tuyệt đối không có rủi ro và Hải quan chỉ có thể hoàn thiện phương pháp quản lý thông qua sự hợp tác của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp là người hiểu hơn ai hết các vấn đề gian lận thương mại, về các mặtt hàng buôn lậu, trốn thuế, vi phạm mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp, hàng nhái, hàng giả… và phải có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Hải quan các tiêu chí để hoàn thiện phương pháp quản lý của mình. Một phương pháp quản lý Hải quan hiện đại là một phương pháp ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất, nhưng bên cạnh đó phải có các tiêu chí QLRR chặt chẽ nhất. Các dấu hiệu vi phạm của doanh nghiệp phải được cập nhật kịp thời và cũng là bảo vệ doanh nghiệp trước sự cạnh tranh không bình đẳng của các doanh nghiệp gian dối.

Việc hợp tác giữa doanh nghiệp và Hải quan không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn ở việc cùng nhau hoàn thiện quy trình thủ tục Hải quan. Quy trình thủ tục Hải quan được lập ra để quản lý doanh nghiệp, quản lý hàng hóa, người và phương tiện XNC nhưng cũng là để đảm bảo cho doanh nghiệp một môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng góp ý kiến để ngành Hải quan giảm thiểu các thủ tục giấy tờ không cần thiết, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa và góp phần cùng Hải quan xây dựng một phương pháp quản lý Hải quan hiện đại. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải là người phản ánh nhanh nhất và kịp thời nhất những tiêu cực nhũng nhiễu, những khiếm khuyết của thủ tục Hải quan để hoàn thiện phương pháp quản lý Hải quan hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế, đảm bảo cho doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện bình đẳng trong quy trình nghiệp vụ Hải quan.

+ Phối hợp trong nội bộ.

Chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các bộ phận tham mưu, giúp việc thuộc cơ quan Tổng cục, giữa Tổng cục và Hải quan địa phương nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của ngành Hải quan.

Cụ thể hoá các quan hệ công tác trong các quy chế phối hợp giữa các đơn vị, đề ra các giải pháp giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ công tác giữa các đơn vị, các cấp.

Lãnh đạo Tổng cục sẽ chỉ đạo sát sao hơn và giám sát chặt chẽ sự phối hợp giữa các đơn vị, đồng thời giải quyết dứt điểm sự chậm trễ trong việc trả lời các công văn kiến nghị của Hải quan địa phương và doanh nghiệp.

+ Phối hợp với các Bộ , ngành liên quan trong công tác quản lý điều hành hoạt động XNK

Công tác quản lý hải quan có liên quan đến nhiều Bộ, Ngành khác nhau. Ngành Hải quan phải thực hiện nhiều văn bản do các Bộ, Ngành khác ban hành. Thời gian qua, mối quan hệ phối hợp giữa ngành hải quan với các ngành khác đã được cải tiến nhưng vẫn còn thiếu căn cứ pháp lý phối hợp cụ thể (ngoại trừ một số quy chế phối hợp giữa ngành Hải quan và các ngành như Cảnh sát, Thuế). Cần có cơ chế phối hợp giữa cơ quan Hải quan và các ngành chức năng trong việc cung cấp, chia sẻ thông tin nhằm giúp hải quan quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp.

Thiết lập mạng thông tin liên ngành trong khuôn khổ các quy chế phối hợp là một yêu cầu cấp thiết. Để làm được điều này, Chính phủ cần quan tâm hơn nữa tới đầu tư nâng cấp hệ thống mạng của Chính phủ, thúc đẩy việc xây dựng các quy chế phối hợp giữa các ban ngành từ cấp Trung ương đến địa phương.

Ngành Hải quan tiếp tục xây dựng hệ thống mạng quản lý tập trung, đường truyền có tốc độ cao, hệ thống dữ liệu về doanh nghiệp phải phong phú. Trước hết, cần tiếp tục tăng cường phối hợp trao đổi thông tin ngay trong nội bộ ngành Tài chính (giữa Hải quan và Thuế, Hải quan và Kho bạc) để thu thập thông tin quản lý rủi ro và trợ giúp cho công tác thu ngân sách. Tiếp đó, ngành Hải quan cần sự phối hợp cung cấp thông tin với các bộ, ngành khác. Khi đã có quy chế, ngành Hải quan cũng cần chú ý thực hiện nghiêm, nhất là

ở cấp cơ sở, để việc phối hợp giữa ngành Hải quan với các ngành khác có hiệu quả và đi vào thực chất.

Ở các tỉnh, thành phố, Cục Hải quan các địa phương cần phối hợp chặt chẽ hơn với các ngành khác để chia sẻ thông tin với ngành Hải quan và coi đây là nguồn dữ liệu quan trọng giúp ngành Hải quan quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu.

+ Phối hợp với hệ thống Ngân hàng, cơ quan Thuế, cơ quan Kiểm toán trong công tác đấu tranh chống gian lận thương mại qua giá

Một trong những hình thức gian lận thương mại qua giá là hạ thấp giá hàng nhập khẩu so với giá thực thanh toán nhằm trốn thuế do đó để thanh toán đủ cho lô hàng nhập khẩu doanh nghiệp phải chuyển số tiền còn thiếu cho đối tác bằng nhiều đường khác nhau như: thanh toán qua nhiều nhân hàng, thanh toán qua một đối tác trung gian, thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt… nên việc kiểm tra của cơ quan Hải quan gặp nhiều khó khăn nên rất cần sự phối hợp của các cơ quan liên quan.

Phối hợp với hệ thống ngân hàng trong việc xác minh số tiền thực thanh toán cho hàng nhập khẩu.

Tăng cường phối hợp với cơ quan Thuế, cơ quan Kiểm toán trong việc kiểm tra sổ sách kế toán doanh nghiệp vì đây là lĩnh vực chuyên môn sâu mà hiện nay ngành hải quan còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác kiểm tra, đồng thời phối hợp với các cơ quan chuyên môn này trong công tác đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ kiểm toán cho lực lượng Kiểm tra sau thông quan để lực lượng này có thể chủ động, độc lập trong công tác kiểm tra.

Phối hợp với cơ quan Công an, lực lượng Biên phòng trong công tác đấu tranh ngăn chặn việc chuyển ngoại tệ, tiền Việt Nam qua biên giới để thanh toán trực tiếp cho hàng nhập khẩu đã khai giảm trị giá khi làm thủ tục thông quan.

+ Liên kết trong các hiệp hội doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích thương mại của mình, đấu tranh chống gian lận thương mai.

Một thực tế hiện nay đang tồn tại là một doanh nghiệp rất khó có khả năng đề nghị ngành Hải quan bảo vệ cho lợi ích của một chủ thể. Việc liên kết trong một cộng đồng kinh tế thông qua các diễn đàn, các hiệp hội giúp cho doanh nghiệp có tiếng nói chung và ngành Hải quan dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin từ phía cộng đồng doanh nghiệp. Đảng, Nhà nước luôn coi doanh nghiệp là người lính tiên phong trên mặt trận kinh tế nên ngành Hải quan có trách nhiệm hỗ trợ tối đa trong việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Việc liên kết trong một hiệp hội giúp ngành Hải quan có cái nhìn tổng thể về lợi ích thương mại của doanh nghiệp, cân bằng với lợi ích quốc gia. Tiếng nói từ một cộng đồng doanh nghiệp đông đảo luôn có sức mạnh trong việc bảo vệ các lợi ích thương mại của mình trên cơ sở tuân thủ quyền lợi của quốc gia. Nhà nước chỉ đạo ngành Hải quan áp dụng các biện pháp quản lý hợp lý trên cơ sở cân bằng lợi ích quốc gia. Doanh nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế quốc gia và Nhà nước luôn ủng hộ doanh nghiệp trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao kim ngạch XNK. Việc liên kết trong cộng đồng doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tự mình bảo vệ trước những yêu cầu không chính đáng của một vài cán bộ Hải quan, qua đó tạo nên sự hợp tác của cơ quan Hải quan - doanh nghiệp. Sự hợp tác này mặt khác cũng sẽ giúp sàng lọc các doanh nghiệp gian dối có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá, nhập khẩu các sản phẩm giả nhãn mác, mẫu mã gây thiệt hại cho doanh nghiệp khác. Đây là việc mà nếu thiếu tiếng nói chung, nhất trí của cộng đồng doanh nghiệp thì rất khó thực hiện bởi tự bản thân ngành Hải quan không thể đi thu thập hết các yêu cầu cũng như các dấu hiệu vi phạm.

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 136)