Tác động của hiệp định trị giá GATT đối với kinh tế

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 48)

6) Phương pháp

2.1.2. Tác động của hiệp định trị giá GATT đối với kinh tế

2.1.2.1. Tác động tích cực

- Thực hiện hiệp định trị giá GATT là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Quản lý và thực hiện tốt hiệp định GATT sẽ tăng nguồn thu cho ngân sách từ thuế nhập khẩu, bảo hộ thị trường nội địa, đặc biệt là bảo hộ các ngành công nghiệp còn yếu, khuyến khích sản xuất trong nước phát triển.

- Nguyên tắc của GATT là tạo tạo lập các phương pháp nhằm xác định đúng giá trị thực của hàng hoá XNK, từ đó tính đúng mức thuế XNK của hàng hoá. Các doanh nghiệp có thể tự xác định được các khoản thuế phải nộp cho hàng XNK ngay từ khi ký hợp đồng, tạo thế chủ động trong kế hoạch kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, các DN được cạnh tranh bình đẳng với nhau, trong nước cũng như trong khu vực và trên thế giới,

- Xoá bỏ được tính áp đặt, cứng nhắc khi áp dụng bảng giá tối thiểu, gây nhiều thiệt thòi cho các DN khi tham gia hội nhập

- Phần nào xóa bỏ được những bất đồng giữa doanh nghiệp XNK và các cơ quan quản lý Nhà nước về trị giá tính thuế

- Minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công khai trong xác định trị giá. nên có sự hợp tác tích cực giữa DN với cơ quan hải quan trong việc xác định trị giá sát với thực tế mua bán.

- Quá trình thực hiện trị giá GATT đòi hỏi các DN phải khai báo hàng hoá cụ thể, rõ ràng, chi tiết hơn - Phục vụ tốt cho công tác quản lý hàng XNK cũng như quản lý Nhà nước về Hải quan.

2.1.2.2. Tác động tiêu cực

Do việc thực thi hiệp định trị giá GATT thời gian đầu còn thiếu đồng bộ, kém hiệu quả, chưa xây dựng được hệ thống quản lý hữu hiệu. Các nước hầu hết ph ải đối mặt với việc gian lận thương mại qua giá gia tăng. Còn phổ biến tình trạng DN khai báo giá trị hàng hoá không đúng thực tế, thầp hơn nhiều so với trị giá thực thanh toán, không trung thực về thuế suất, chủng loại đối với hàng hoá nhập khẩu. Nhiều DN còn lợi dụng chính sách trong việc ân hạn thuế nhập khẩu để chiếm đoạt tiền thuế... thực tế tồn tại một số hình thức biểu hiện chủ yếu của gian lận về trị giá hàng hóa thường gặp trong quá trình thực hiện Hiệp định trị giá GATT và các thỏa thuận, hiệp định quốc tế liên quan mới đây mà các nhà chuyên môn đã tổng kết.

Một là: Khai báo trị giá hải quan thấp hơn thực tế

+ Những căn cứ mà chủ hàng có thể dựa vào để tìm cách gian lận:

- Trường hợp các nước áp dụng sắc thuế theo giá hàng thì tình trạng gian lận này là phổ biến, vì nếu đơn giá hàng hóa kê khai thấp hơn, thì số thuế phải nộp sẽ thấp hơn.

- Ở một số nước có sự phân biệt giữa danh mục hàng hóa chính thức và không chính thức, sự phân biệt này có thể dựa trên tiêu thức trị giá hàng hóa, hay mục đích sử dụng. Điều đó có nghĩa là, với danh mục hàng hóa không chính thức tức là hàng có trị giá thấp, phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt cá nhân, thì hải quan chỉ kiểm tra sơ bộ hoặc không kiểm tra. Với những hàng hóa trong danh mục hàng hóa chính thức thì hải quan chỉ kiểm tra sơ bộ hoặc không kiểm tra. Với những hàng hóa trong danh mục hành hóa chính thức thì phải khai báo vào các mẫu kê khai chính thức và phải kiểm tra kỹ thực tế hàng hóa cũng như toàn bộ chứng từ. Chính vì thế, chủ hàng luôn tìm cách có thể khai báo hàng hóa từ danh mục chính thức sang danh mục không chính thức để tránh kiểm tra, kiểm soát và hưởng thuế suất thấp.

- Trường hợp về xuất nhập khẩu phải thông qua hạn ngạch (quota): Vì hạn ngạch này hạn chế về giá trị giá hàng xuất nhập khẩu, chủ hàng sẽ tìm mọi cách khai thấp trị giá để xuất nhập khẩu nhiều hàng hơn. Ngược lại, hạn ngạch xuất nhập khẩu bị hạn chế về số lượng hàng hóa cụ thể, chủ hàng sẽ giữ nguyên trị giá hóa đơn (thực tế phải thanh toán) nhưng số lượng hàng hóa sẽ ghi ít đi để được xuất nhập số hàng thực tế nhiều hơn quy định của hạn ngạch. - Ở một số nước áp dụng thuế suất theo trị giá lô hàng (tức là nếu trị giá lô hàng tăng thì thuế suất cũng sẽ tăng lên). Trường hợp này chủ hàng sẽ cố gắng khai báo trị giá lô hàng thấp đi hoặc chia nhỏ lô hàng ra thành nhiều lô khác để hưởng thuế suất thấp hơn.

+ Biểu hiện cụ thể của gian lận về trị giá hàng

- Lập hóa đơn đôi: Phương pháp này đặc biệt được mọi chủ hàng ưa dùng. Người xuất khẩu sẽ lập lại hai hóa đơn theo các kiểu:

Hóa đơn có trị giá thấp để người nhập khẩu trình hải quan tính thuế. Hóa đơn có trị giá cao hơn, tức là hóa đơn đúng với trị giá thực tế người nhập khẩu dùng để thanh toán tiền hàng cho người bán.

- Lập hóa đơn giả. Gần như một dạng của hóa đơn đôi, hóa đơn giả có 3 dạng: đơn giá sai, số lượng hàng sai, đơn giá và số lượng hàng đều sai lẫn đến trị giá hóa đơn sai.

- Hóa đơn thanh toán từng phần: Hóa đơn này hoàn toàn hợp pháp nhưng trên đó chỉ ghi số tiền thực tế thanh toán lần cuối. Các khoản tiền trả trước, tiền trả cho người thứ 3 theo yêu cầu của người bán không được phản ánh trong hóa đơn này. Vì vậy, về pháp lý đây là hóa đơn thật nhưng về kinh tế hóa đơn này không hợp lý.

- Theo Điều 8.1 của Hiệp định trị giá GATT, giá hàng chịu thuế còn phải cộng thêm một số khoản chi phí như: phí bản quyền, lệ phí giấy phép, các chi phí trợ giúp.v.v… Chủ hàng có trách nhiệm phải khai báo những chi phí này nhưng một phần do phát hiện ra các chi phí đó thường rất khó khăn, phần nữa do sức cán dỗ của lợi nhuận trốn thuế nên chủ hàng thường tìm mọi cách giấu giếm các chi phí này hoặc nếu có khai báo thì cũng thấp hơn thực tế.

- Hoa hồng cũng là một khoản mà chủ hàng hay giả vờ "quên", hoặc cố ý đổi tên. Hoa hồng bán hàng (phải chịu thuế) thường được chủ hàng quên hoặc cố ý mô tả, đổi tên thành hỏa hồng mua hàng (không chịu thuế) để trốn thuế.

- Cước phí vận tải, thường là một khoản chi phí dễ bị lạm dụng trốn thuế, nhất là cước phí vận tải đối với hàng nhập khẩu, thường bị chủ hàng cố ý bỏ quên hoặc có tính thì cũng tính thấp hơn chi phí thực tế. Theo quy định tại Điều 8.2 của Hiệp định trị giá GATT, một số chi phí có thể góp vào hoặc loại trừ khỏi giá hàng chịu thuế, chủ hàng thường cố ý tính trùng hoặc tính cao hơn thực tế để giảm giá hàng chịu thuế tức là giảm bớt số thuế phải nộp.

- Theo quy định của Điều 15.4 của Hiệp định trị giá GATT thì chủ hàng phải khai báo mối quan hệ giữa chủ hàng với người xuất khẩu (người bán) có phải là quan hệ "bên hữu quan" hay không? (Bên hữu quan là người bán và người mua có cùng quyền lợi kinh tế nên trị giá trên hóa đơn hợp pháp, nhưng không hợp lý vì mục đích chủ yếu là trốn thuế). Thông thường

chủ hàng khai báo không có quan hệ với người bán hoặc nếu có thì chủ hàng cũng tìm cách chứng minh rằng quan hệ này không ảnh hưởng tới mức giá thực tế ghi trên hóa đơn.

- Theo quy định tại Điều 6.2 của Hiệp định trị giá GATT thì người nhập khẩu có thể cung cấp các số liệu về chi phí sản xuất để xác định trị giá theo phương pháp 5 "trị giá tính toán". Vì nhân viên hải quan nhìn chung không thông thạo kế toán chi phí sản xuất nên khi cung cấp các số liệu này chủ hàng dễ xuyên tạc làm méo mó số liệu theo hướng có lợi cho mình, tức là: khai báo thấp với thực tế.

- Để trị giá hải quan thấp hơn trị giá thực tế của hàng nhập khẩu, một thủ đoạn hữu hiệu nữa mà chủ hàng thường áp dụng là mô tả sai hàng hóa giả trên hóa đơn. Người ta mô tả hàng hóa loại A thành hàng hóa loại B để phù hợp với mức giá thấp hơn thực tế, mô tả hàng hóa hoàn chỉnh thành dạng hàng hóa linh kiện để nộp tiền thuế giảm.

- Một thủ đoạn khai báo trị giá thấp hơn thực tế nữa mà chủ hàng hay áp dụng là xác định "nhận dạng" sai về hàng hóa.

Hai là: khai báo trị giá cao hơn thực tế

+ Như đã nêu ở phần trên, trường hợp hạn ngạch xuất nhập khẩu (quota) bị giới hạn về số lượng hàng hóa, hóa đơn chứng từ thanh toán về tổng kết là hoàn toàn đúng với số tiền thực tế phải trả, nhưng số lượng hàng hóa ghi ít hơn thực tế (để còn được nhận tiếp), vì thế đơn giá hàng hóa cao hơn thực tế.

+ Giá cả hàng hóa quá thấp, có thể gây ra nhiều nghi ngờ và cũng có thể dẫn đến các cuộc điều tra về chống phá giá hay điều tra bắt nộp thêm thuế phụ thu. Các cuộc điều tra như vậy, thường rất tốn kém chủ hàng thường phải nộp thêm nhiều thuế, thậm chí còn bị phạt các chi phí đó cao hơn nhiều lần so với số thuế nộp cho phần trị giá hải quan đã khai báo cao hơn thực tế.

+ Trường hợp phân loại và thuế suất căn cứ vào trị giá hàng hóa thì tổng trị giá hàng hóa có thể được khai báo cao hơn, để hưởng thuế suất thấp

hơn. Điều này hoàn toàn tự nhiên, vì tổng số tiền chịu thuế tuy có cao lên, nhưng thuế suất giảm đi và cuối cùng số tiền nộp thuế giảm đi.

+ Ở một số nước, các công ty, doanh nghiệp phải nộp thuế lợi tức cho cơ quan thuế nội địa cao hơn là thuế nhập khẩu nộp cho hải quan. Vì vậy các chủ hàng có nhiều hướng khai cao trị giá hải quan tăng giá thành sản xuất (hóa đơn giả tạo) để giảm lãi và từ đó trốn tránh thuế lợi tức. Trường hợp này đặc biệt phổ biến khi người mua và người bán có quan hệ với nhau. Trường hợp người bán (xuất khẩu) đang cư trú ở một quốc gia có thuế lợi tức thấp hơn thì giá trị hải quan hàng xuất khẩu cao hơn thực tế để lợi nhuận thực tế cao hơn, nhưng do thuế suất lợi tức thấp nên số tiền nộp thuế thấp. Ngược lại ở nước nhập khẩu, vì trị giá hải quan cao hơn thực tế dẫn đến lợi nhuận thấp, nên dù thuế suất thấp lợi tức có cao bao nhiêu thì tổng số tiền nộp thuế vẫn thấp.

+ Trường hợp người nhập khẩu một lúc nhập nhiều mặt hàng, thì tổng số tiền thực trả ghi trên hóa đơn không có gì thay đổi. Những mặt hàng có thuế suất cao được khai báo trị giá hải quan thấp hơn thực tế. Vì vậy, những mặt hàng có thuế suất thấp hơn sẽ được điều chỉnh trị giá hải quan cao hơn thực tế và cuối cùng chủ hàng phải nộp thuế ít hơn thực tế.

Ba là: mô tả sai hàng hóa trên hóa đơn

+ Mô tả sai hàng hóa trên hóa đơn có thể dẫn đến trị giá hải quan cao hơn hoặc thấp hơn thực tế. Ví dụ mô tả hàng hóa sai như đã trình bày ở phần trên.

+ Ở một số nước áp dụng thuế ưu tiên hoặc miễn thuế cho một số mặt hàng xét theo mục đích sử dụng sau khi nhập khẩu. Vì vậy, người ta có thể mô tả hàng hóa sai lệch với thực tế nhưng phù hợp với các điều kiện miễn thuế.

+ Những mặt hàng đang bị nhà nước hạn chế nhập hay cấm nhập nhưng vì lợi nhuận có thể kiếm được nên chủ hàng vẫn nhập các mặt hàng này nhưng mô tả hàng hóa khác đi để dễ qua các cửa khẩu hải quan.

d) Mô tả sai phẩm cấp, chất lượng, nội dung hàng hóa để hưởng thuế suất thấp hơn hay giảm trị giá khai báo một cách hợp lý để trốn thuế.

Bốn là: khai báo sai nguồn gốc xuất xứ

+ Thông thường hạn ngạch xuất nhập khẩu giữa các nước thường có giới hạn về trị giá hoặc mặt hàng cụ thể. Vì vậy, để trốn tránh các hạn chế của hạn ngạch xuất nhập khẩu, người xuất khẩu (có thể theo yêu cầu của người nhập khẩu) thường cố ý khai báo sai lệch nguồn gốc xuất xứ.

+ Công việc điều tra phát hiện thuế phụ thu, thuế chống bán hóa giá thường được áp dụng đối với một số công ty hay một nước. Chủ hàng khai báo sai lệch nguồn gốc xuất xứ để tránh các cuộc điều tra này và tránh nộp hai sắc thuế trên.

+ Ở nhiều nước có chế độ ưu đãi thuế suất cho các chương trình thương mại đặc biệt. Ví dụ: Hệ thống ưu đãi thuế quan chung hoặc chương trình thương mại tự do song phương, hoặc chế độ tối huệ quốc,v.v… Trong những chương trình thương mại đặc biệt này vấn đề mấu chốt để người ta xem xét áp dụng thuế suất là nguồn gốc xuất xứ. Vì thế tùy thuộc vào tính chất của các chương trình thương mại mà người ta ghi nguồn gốc xuất xứ là nước nào hoặc tránh ghi nước nào để cuối cùng là dành thuận lợi cho buôn bán.

2.1.2.3. Hậu quả của gian lận thương mại

+ Hậu quả của gian lận thương mại đối với nền kinh tế quốc dân. Trước hết, phải nhận thức rằng: thuế quan là các mức thuế đánh trên hàng hóa XNK nhằm mục đích làm tăng giá của hàng nhập khẩu để làm giảm sự cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước hoặc kích thích sản xuất tại nội địa. Vì vậy, các hành vi trốn thuế xuất nhập khẩu thông qua hoạt động gian lận thương mại đã làm mất tính công bằng cạnh tranh thương mại giữa hàng nội và hàng ngoại nhập. Hành vi cạnh tranh tiêu cực, phi kinh tế này gây nhiều thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng, thể hiện như sau:

- Đối với người sản xuất trong nước: Việc hàng ngoại tràn ngập thị trường, với chất lượng cao hơn, giá cả rẻ hơn hàng nội, thực sự là mối đe dọa hoạt động của các DN trong nước, nhất là những ngành công nghiệp non trẻ, mới ra đời…

- Đối với người tiêu dùng: hàng ngoại tràn ngập thị trường với giá rẻ sẽ tạo nên thị hiếu, tâm lý ưa dùng hàng ngoại. Tuy nhiên nguồn cung cấp của hàng ngoại với giá rẻ hơn giá thành hàng nội do trốn được thuế là rất bấp bênh, vì không phải lúc nào hàng nhập cũng trốn được thuế. Do đó, từng thời kỳ sẽ nảy sinh các cơn sốt ảo về giá về hàng, làm đảo lộn thị trường.

- Một tác hại khác của gian lận thương mại đối với nền kinh tế là làm cho Nhà nước thất thu thuế lớn, gây ảnh hưởng đến quá trình tích lũy vốn của Nhà nước trong việc tiến hành cân đối thu chi ngân sách và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngoài ra, gian lận thương mại tạo nên một nền kinh tế tiêu thụ giả tạo trên một nền kinh tế sản xuất chưa cân xứng, thậm chí còn dẫn đến trì trệ vì đa số tầng lớp gian thương và tham nhũng qua hoạt động gian lận thương mại không đầu tư vốn vào sản xuất mà thường ăn xài xa xỉ hoặc đầu tư vào bất động sản như nhà cửa, đất đai, vàng bạc, ngoại tệ, v.v… Do đó, bên cạnh tầng lớp này, xã hội cũng sẽ hình thành một khu vực kinh tế chuyên về dịch vụ và tiêu thụ.

+ Hậu quả của gian lận thương mại về mặt văn hóa, xã hội

Mục đích của gian lận thương mại là không từ một thủ đoạn nào để thu được nhiều lợi nhuận bất chính mà nếu làm ăn chính đáng họ không thể có được. Từ hám lợi đó dần dần họ phản lại giá trị và hệ thống đạo đức truyền

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)