6) Phương pháp
2.2.1. Trung Quốc và quá trình tham gia, thực hiện Hiệp định trị giá GATT
2.2.1. Trung Quốc và quá trình tham gia, thực hiện Hiệp định trị giá GATT giá GATT
Trung Quốc là một trong những nước thành lập Hiệp định GATT năm 1947. Sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, có một thời gian dài Trung Quốc không còn ở trong Tổ chức quốc tế đó, cho tới tháng 4 - 1984 mới được thu nhập là quan sát viên của GATT. Tháng 7-1986 Trung Quốc chính thức đề nghị được khôi phục tư cách là nước ký kết Hiệp định Chung
thuế quan. Từ đó đã bắt đầu một chặng đường dài 15 năm "trở lại GATT" và sau đó là gia nhập WTO.
Ngày 1.1.1995 Tổ chức Thương mại thế giới được thành lập thay cho Hiệp định chung thuế quan và thương mại (GATT). Nhưng do Mỹ và một số nước ngăn cản nên Trung Quốc đã không thể " trở lại" GATT và do đó, đã không trở thành thành viên chính thức sáng lập WTO. Nhưng từ đó Trung Quốc đã quyết tâm kiên trì các cuộc đàm phán song phương với các thành viên WTO. “Năm 1998 Trung Quốc đã đưa ra dự án giảm gần 6000 loại thuế quan” [43]. Qua thời gian dài tích cực đàm phán với các bên, ngày 13.9.2001 với việc ký hiệp định song phương với Mêhicô, Trung Quốc đã hoàn tất quá trình đàm phán của WTO. Ngày 17.9.2001, cuộc họp lần thứ 18 của tổ công tác về Trung Quốc của WTO đã thông qua Nghị định thư, các văn kiện kèm theo, và báo cáo công tác Tổ công tác về Trung Quốc, kết thúc toàn bộ quá trình đàm phán về việc Trung Quốc gia nhập WTO.
Ngày 11 tháng 12 năm 2001 Trung Quốc chính thức gia nhập WTO. Với Các cam kết cơ bản:
“- Áp dụng thuế quan ràng buộc cho tất cả các dòng thuế. Thuế quan trung bình của hàng hóa công nghiệp sẽ giảm đến 8,9% và đến 15% cho các hàng hóa nông nghiệp. Hầu hết việc cắt giảm thuế quan sẽ phải hoàn thành vào năm 2004 và cắt giảm hết vào năm 2010.