Tình hình gian lận thương mại qua giá tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 68)

- Mở cửa hệ thống ngân hàng cho các tổ chức tài chính quốc tế trong vòng năm năm, chấp nhận liên doanh bảo hiểm và viễn thông” [34].

2.2.4. Tình hình gian lận thương mại qua giá tại Trung Quốc

Sau khi thực hiện hiệp định trị giá GATT/ WTO, cũng như một số quốc gia Trung quốc phát hiện thuế nhập khẩu đã hạ xuống ở nhiều mức độ khác nhau. “Nếu Mỹ trong năm đầu thực hiện hiệp định này thuế nhập khẩu thu được đã giảm 50%, nguyên nhân chủ yếu là do các hành vi gian lận giá gây nên thì so với Mỹ, Trung Quốc là một quốc gia đang chuyển mình, mức độ tự giác của doanh nghiệp chưa cao, việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp còn kém nên các hành vi gian lận giá càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng hơn. Sau khi gia nhập WTO, mức độ nghiêm trọng của việc gian lận giá chỉ đứng sau Mỹ” [44].

Việc gian lận giá đặc biệt phải kể đến các công ty xuyên quốc gia thông qua hình thức khai giá cao hoặc thấp để thu lợi nhuận. Các Công ty này thường thông qua các giao dịch liên kết để chuyển giá nhằm trốn thuế. “Theo tính toán của một văn phòng kế toán danh tiếng có đến 30% trong tổng số các công ty xuyên quốc gia tại Trung Quốc chưa từng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, 80% trong số đó trốn thuế, 40% các DN làm ăn thua lỗ báo cáo không đúng tình hình kinh doanh thực tế. Tổng cục thuế quốc gia cho biết việc trốn thuế của các công ty xuyên quốc gia gây thất thoát 300 tỷ NDT tiền thuế mỗi năm”[44]. Thực tế việc định giá của các giao dịch liên kết cũng mang đến những tổn thất tương tự cho ngành Hải quan, đây cũng là thử thách to lớn của ngành Hải quan khi tiến hành xác định trị giá hải quan theo giá giao dịch mà WTO đưa ra.

Một số hình thức gian lận qua giá hàng nhập khẩu chủ yếu ở Trung Quốc

Một là: Doanh nghiệp lợi dụng những công ty ma hoặc mối quan hệ đặc biệt tiến hành chế hoá đơn nhằm che dấu giá trị thực của hàng hoá, hoặc khai báo giá thấp hơn so với giá thực của hàng hoá. Trong quá trình vận

chuyển hàng hoá ở các khâu trung gian hoặc khi hàng hoá được đưa đến các cửa khẩu, DN lợi dụng các công ty ma hoặc mối quan hệ đặc biệt của mình để che dấu hoá đơn gốc, làm giả hoá đơn, chế hoá đơn nhằm khai báo giá thấp hơn với Hải quan.Thông qua chế hoá đơn nhằm mục đích trốn thuế. Nhiều DN đã chuyển hàng hóa có giá cao thành giá thấp, hàng hóa có thuế suất cao sang thuế suất thấp hơn, hàng hóa có số lượng lớn chuyển thành hàng hóa có số lượng nhỏ, hàng hóa mậu dịch thành phi mậu dịch.

Hai là: Khai báo giá hàng hóa miễn phí, đi kèm, ký gửi thấp hơn giá trị thực nhằm trốn thuế. Hàng hóa miễn phí, đi kèm thường có số lượng nhỏ, khi khai Hải quan không cần đến hoá đơn thương mại, đây cũng không phải là loại hàng trọng điểm kiểm tra của Hải quan. Những thành phần buôn lậu khi thông quan thường lợi dụng điều này cố ý khai báo giá thành thấp hơn nhằm trốn thuế.

Ba là: Bên xuất và bên nhận thông đồng tạo hai bản hợp đồng và hoá đơn. Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cùng thông đồng tạo hai bản hợp đồng và hoá đơn, bản gốc làm căn cứ của giao dịch, bản giá khai báo giá thấp hơn để xuất trình và nộp cho cơ quan Hải quan.

Bốn là: Chia thành nhiều loại hoá đơn khác nhau để khai báo giá thấp hơn. Để thực hiện hành vi trốn thuế, nhằm đáp ứng nhu cầu của bên mua, bên bán sẽ phân chia thành hai hoá đơn có giá khác nhau, trong đó một bản xuất trình cho cơ quan Hải quan, một bản được khai là phí quản lý và phí đóng gói.

Năm là: Làm giả chứng từ, che dấu chi phí thực cần khai báo bằng cách thanh toán, chuyển khoản nhiều lần

Chủ yếu là che dấu khoản phí mà bên bán cần chi trả trong hợp đồng, không khai báo các phí cần tính trị giá tính thuế, trốn khai báo các chi phí cao khác hoặc phí xin phép bản quyền sáng chế của hàng hoá kỹ thuật cao. Ví dụ: báo chi phí vận chuyển thấp hơn trong hoá đơn thương mại và vận đơn, phí quảng cáo, phí vận chuyển nội địa, phí đóng gói và các phí khấu trừ khác.

Hợp đồng và hoá đơn thương mại thể hiện các tài khoản và thanh toán theo hình thức ghi trong hợp đồng, còn những điều khoản và chi phí khác được hai bên thoả thuận riêng như phí bảo hiểm, phỉ bản quyền sử dụng có thể được thanh toán bằng tiền mặt hoặc thông qua bên thứ ba. Hình thức gian lận này chủ yếu sử dụng giữa các DN có mối quan hệ mật thiết, lâu dài.

Sáu là: Khai báo sai tên hàng, xuất xứ nhằm giảm thuế suất và giá. Việc khai báo tên hàng và áp mã quyết định mức thuế suất của hàng hóa vì vậy một số DN đã cố tình khai báo tên hàng hóa phải chịu mức thuế cao thành hàng hóa chịu thuế thấp hơn nhằm trốn thuế.

Bảy là: Khai báo giá thấp liên tiếp trong cùng một lĩnh vực, một ngành hàng để cơ quan Hải quan không có cơ sở so sánh, kiểm tra giá.

Sự canh tranh khốc liệt và không gian lợi nhuận nhỏ bé dẫn đến sự thông đồng giữa một số DN vừa và nhỏ trong cùng một ngành (lĩnh vực) hàng, cùng thống nhất khai báo giá thấp hơn giá trị thực của hàng hóa với cơ quan Hải quan hình thành tình trạng ổn định giá không đúng thực tế trong ngành hàng đó trong thời gian dài khiến cơ quan Hải quan khó phát hiện hành vi gian lận.

Tám là: Giá giao dịch được khai báo thấp hơn mặt bằng chung.

Hình thức này gặp ở những đối tác làm ăn lâu dài, đặc biệt là mặt hàng thường xuyên có sự biến động về giá và ở mức độ lớn. Theo tinh thần của hiệp định trị giá GATT/ WTO, với các DN nhập khẩu nếu bên bán yêu cầu giá thành thấp hơn và được triết khấu tiền mặt là điều hoàn toàn có lợi, nhưng nếu cùng với một mặt hàng giá giao dịch lại thấp hơn nhiều giá giao dịch của những lô hàng nhập khẩu khác thì cơ quan Hải quan khó có thể chấp nhận.

Từ các hình thức gian lận về giá trên đây có thể thấy sự đa dạng, tinh vi và sự vi phạm, gian lận rộng rãi. Những hành vi này không chỉ đơn thuần xuất phát từ lợi ích cá nhân và DN nó đang dần chuyển sang trong cả một ngành (lĩnh vực) và trong phạm vi rộng lớn hơn. Theo điều tra phân tích của

cơ quan quản lý Trung Quốc cho thấy, một trong những nguyên nhân gây ra các hành vi gian lận giá như hiện nay là do DN hiểu sai các nguyên tắc xác định trị giá tính thuế của Hải quan, những sai lầm này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu thuế xuất nhập khẩu cũng như uy tín DN.

- Các doanh nghiệp cho rằng khi DN khai báo giá giao dịch, cơ quan Hải quan chỉ có thể hoàn toàn chấp nhận giá mà DN khai báo, Hải quan không có quyền thẩm tra mức độ xác thực và chính xác giá đã khai báo, điều này là hoàn toàn sai lầm. Hiệp định xác định trị giá tính thuế Hải quan của WTO hoàn toàn là một cuộc cải cách sâu sắc với quan điểm, cách thức và kiểm định giá truyền thống của Hải quan. Nhưng hiệp định này không phủ định quyền định giá của Hải quan ngược lại còn giúp cơ quan Hải quan có đầy đủ thẩm quyền nghi ngờ, thẩm tra và xác định trị giá.

- Một số doanh nghiệp cho rằng, Việc đưa ra những chứng minh hành vi gian lận giá của DN chỉ là công việc của riêng phía Hải quan. Nhưng nếu Hải quan không chứng minh được nghi ngờ của mình là đúng thì giá mà DN khai báo vẫn được chấp nhận.

Thực tế việc xác định giá tính thuế với hàng hóa nhập khẩu còn tồn tại sự thiếu đồng nhất giữa cơ quan Hải quan và DN có một quá trình trao đổi, đó là một trình tự cơ bản trong hiệp định này. Ví dụ, DN khai báo giá giao dịch của một loại cốc là 20 đồng, nhưng sau khi phân tích các thông tin mình có được Hải quan cho rằng DN khai báo giá quá thấp, Hải quan có quyền yêu cầu DN giải trình cho nghi vấn của mình, lúc này DN buộc phải đưa ra những chứng cứ chứng minh việc khai báo của mình là xác thực và chính xác thông qua hợp đồng, hoá đơn thương mại, chứng từ thanh toán… Nếu DN không chứng minh được tính xác thực và hoàn chỉnh của mình, cơ quan Hải quan có quyền tính lại giá theo đúng qui định và trình tự pháp luật.

Do đó việc đưa ra các giải pháp để hiệp định xác định trị giá tính thuế Hải quan của WTO có thể giảm thiểu các hành vi gian lận giá một cách hiệu

quả, đảm bảo thu thuế cho nhà nước đã là một vấn đề nan giải mà ngành Hải quan Trung Quốc phải đối mặt.

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)