Trong công tác Kiểm tra sau thông quan

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 124)

- Mở cửa hệ thống ngân hàng cho các tổ chức tài chính quốc tế trong vòng năm năm, chấp nhận liên doanh bảo hiểm và viễn thông” [34].

3.2.5. Trong công tác Kiểm tra sau thông quan

Chức năng kiểm tra sau thông quan của Hải quan vẫn được hiểu như một cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ của các lô hàng XNK theo địa bàn hoạt động ở các cửa khẩu Hải quan và trụ sở của doanh nghiệp. Hệ thống QLRR của công tác kiểm tra sau thông quan vẫn phải sử dụng các tiêu chí chung với các chức năng khác của ngành Hải quan. Các tiêu chí về kiểm tra xác suất, kiểm tra theo phương pháp "từ người ra hàng" của kiểm tra sau thông quan vẫn chưa được xây dựng. Nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan vẫn dựa trên các kiến thức về kế toán, kiểm toán mà chưa thật sự chú trọng tới đặc điểm của ngành Hải quan. Việc đổi mới phương pháp quản lý sau thông quan trong thời gian tới là:

+ Xây dựng các bài toán kiểm tra tính xác xuất của kiểm tra sau thông quan thông qua việc ứng dụng các phần mềm máy tính. Cục kiểm tra sau thông quan cần xây dựng các tiêu chí quản lý riêng để máy tính có thể so sánh ngẫu nhiên các kết quả thông quan các lô hàng của các doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng với nhau, giữa các lô hàng của một doanh nghiệp… So

sánh trên máy tính các báo cáo tài chính của doanh nghiệp dựa theo phương pháp mô hình toán để tìm ra nhanh nhất các dấu hiệu vi phạm.

+ Thường xuyên hợp tác với Hải quan các nước trong công tác kiểm tra sau thông quan. Việc cập nhật các kiến thức kiểm toán, kế toán của Hải quan các nước giúp công tác kiểm tra sau thông quan phát hiện nhanh các vi phạm.

+ Kiểm tra sau thông quan theo hình thức "ngẫu nhiên" trên cơ sở tính xác xuất rủi ro của sự kiện. Việc các Chi cục Hải quan lưu lại các dữ liệu điện tử của quá trình thông quan hàng hóa giúp ngành Hải quan có điều kiện đối chiếu với các sản phẩm doanh nghiệp sản xuất bán ra thị trường như thế nào, tỷ trọng nguyên liệu nhập khẩu trong sản phẩm để tìm ra các dấu hiệu buôn lậu và gian lận thương mại.

+ Xây dựng các tiêu chí quy trình QLRR riêng kiểm tra sau thông quan bằng việc cập nhật các rủi ro tài chính, thông qua việc hợp tác trao đổi thông tin với ngân hàng, kho bạc để phát hiện nhanh nhất các doanh nghiệp có dấu hiệu tài chính bất minh để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan.

+ Thực hiện việc phân công, phân cấp giữa các Cục Hải quan địa phương với Cục kiểm tra sau thông quan. Cơ quan Tổng cục chỉ nên đóng vai trò quản lý dựa trên mô hình QLRR hiện đại và đóng vai trò kiểm tra, kiểm chứng thông tin giữa các Cục Hải quan địa phương. Tập trung vào việc phát hiện các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm trên diện rộng trên phạm vi toàn quốc, việc phúc tập hồ sơ tại các Cục Hải quan địa phương do các phòng kiểm tra sau thông quan thực hiện. Cấp Tổng cục chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ và thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra và các chức năng quản lý Nhà nước khác khi có dấu hiệu vi phạm.

Áp dụng quản lý rủi ro trong công tác kiểm tra sau thông quan

Việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro sẽ giải quyết được bất cập cơ bản là loại bỏ được tiêu chí cứng trong việc ra quyết định kiểm tra sau thông quan

(khi có dấu hiệu vi phạm), nhờ đó sẽ tăng cường được phạm vi, tần số các cuộc kiểm tra sau thông quan, và như vậy sẽ có tác động kiểm chứng, bổ trợ cho kỹ thuật quản lý rủi ro.

+ Các lĩnh vực nghiệp vụ khác như làm thủ tục cho hành khách xuất nhập cảnh, hàng chuyển phát nhanh, kiểm tra lược khai, tăng cường tính liêm chính đều chứa đựng nhiều tiềm năng sử dụng kỹ thuật quản lý rủi ro.

Để chuẩn bị triển khai được kỹ thuật quản lý rủi ro cần một số giải pháp sau:

- Tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tình báo hải quan từ cấp tổng cục đến cơ sở theo chế độ phân cấp thu thập, xử lý thông tin. Do tính đan xen vào các mảng nghiệp vụ khác nhau nên cần tính tới một đơn vị riêng chuyên trách vấn đề này.

- Khi có hệ thống cơ sở dữ liệu tình báo, cần xây dựng một cơ chế thu thập và xử lý thông tin đảm bảo các yêu cầu bảo mật, cấp phát đến đúng địa chỉ cần sử dụng, cấp cần sử dụng, xác định rõ trách nhiệm của cán bộ phân tích, sử dụng thông tin tình báo,... và cơ chế kiểm tra việc thực hiện của cán bộ thừa hành, đảm bảo tính khách quan khi ra quyết định kiểm tra hàng hoá.

- Để triển khai thực hiện kỹ thuật quản lý rủi ro, cần có ưu tiên đầu tư như đầu tư nghiên cứu cơ bản cả về thời gian, nhân lực và tài chính để sớm xây dựng được hệ thống lựa chọn hàng hoá,... đầu tư trang thiết bị (hệ thống máy tính nối mạng toàn ngành), đầu tư cho cán bộ hải quan được đào tạo chuyên sâu về phân tích tình báo, đầu tư cho việc nghiên cứu, khảo sát các hệ thống của hải quan các nước để cập nhật, nắm bắt và nâng cấp kịp thời các yếu tố kỹ thuật mới nảy sinh trong thực tiễn thương mại luôn biến động.

Một phần của tài liệu Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)