Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 69)

- Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện Luật NHNN và Luật các TCTD theo hướng tạo sự chủ động cho NHNN, phù hợp với luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế. Điều này tạo một hành lang pháp lý thống nhất và cơ bản giúp các NHTM, các doanh nghiệp có cơ sở pháp lý vững chắc định hướng cho hoạt động kinh doanh. Đồng thời hành lang pháp lý này cũng giúp NHNN điều hành CSTT và triển khai thực hiện các chính sách vĩ mô ổn định và dài hạn.

- Cần đặt mục tiêu phát triển và ổn định thị trường LNH trong sự phát triển bề vững của TTTT và TTTC Việt Nam. Vì đây là kênh huy động vốn dài hạn rất hiệu quả của các NHTM và các doanh nghiệp hiện nay.

Trong quá trình phát triển TTTT cần chú ý:

+ Phải hình thành và phát triển thị trường trái phiếu chính phủ. Thị trường trái phiếu chính phủ phát triển sẽ giúp làm giảm áp lực vay vốn từ Chính phủ lên NHNN. Từ đó hạn chế áp lực lên lạm phát và những tác động tới tỷ giá hối đoái, tạo ra môi trường ổn định và chủ động cho các NHTM.

+ Chính phủ cần trao cho NHNN quyền chủ động thực thi chính sách tiề tệ nhiều hơn, như vậy mới giúp NHNN có thể sử dụng công cụ điều hành CSTT một cách hiệu quả, tạo ra môi trường ổn định cho mọi thành phần kinh tế phát triển, thúc đấy hoạt động của hệ thống ngân hàng.

- Khủng hoảng kinh tế có tính chất chu kỳ, do vậy cần chủ động đối phó bằng cách:

+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa bất ổn kinh tế vĩ mô và bất ổn khu vực ngân hàng, đồng thời nhận diện vai trò của NHNN trong ổn định tiền tệ, ổn định tài chính trong thời kỳ kinh tế phát triển bình thường và trong giai đoạn khủng hoảng để có thể chủ động hơn trong việc sử dụng các công cụ can thiệp.

+ Nghiên cứu mức độ nhạy cảm của đầu tư, tiêu dung, tiết kiệm đối với lãi suất để chon mức lãi suất định hướng thích hợp.

+ Lựa chọn cách thức đưa vốn xuống sao cho cơ hội tiếp cận nguồn vốn là đồng đều nhất, bình đẳng và thuận lợi nhất. Cách tốt nhất có thể là không ưu tiên cho bất kỳ đối tượng nào. Nếu thực hiện ưu tiên cần phải có tiêu chí lựa chọn đối tượng cụ thể, minh bạch và có chế tài xử phạt sai phạm để thực hiện đúng chủ trương lớn mà Chính phủ đề ra, vực dậy nền kinh tế, đảm bảo ổn định chính trị - xã hội.

+ Mở rộng phạm vi đối tượng hưởng bù lãi suất, trong đó cần chú ý những đơn vị có khả năng tạo công ăn việc làm, chú trọng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ vì khu vực này tạo ra hơn 45% GDP, giải quyết việc làm cho khoảng 50% lao động, cũng là đối tượng chiếm tỷ trọng dư nợ lớn nhất.

+ Hỗ trợ lãi suất cho người tiêu dung để đẩy mạnh sức mua, cũng là thúc đẩy mảng dịch vụ bán lẻ. Vì trong tình hình suy giảm kinh tế, tâm lý hạn chế chi tiêu của người dân khiến doanh nghiệp không tìm được đầu ra, làm giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Cần có sự can thiệp kịp thời của chính phủ đối với hệ thống ngân hàng, mở rộng tín dụng và thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất cho khu vực xuất khẩu, nhằm tạo động chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vấn đề hỗ trợ lãi suất cần phải xây dựng thành chương trình hành động, bước đi thích hợp với chỉ tiêu cụ thể. Với kinh nghiệm của các nước trên thế giới thì cần phải có biện pháp kiểm soát các khoản tín dụng để tránh nguy cơ thất thoát vốn tuy nhiên nếu Chính phủ can thiệp quá mức vào hoạt động ngân hàng thì hoạt động của hệ thống sẽ trở nên gò bó, thiếu linh động, gây khó khăn cho ngân hàng trong tiến trình hội nhập quốc tế.

- Chính phủ cần sớm hoàn chỉnh các văn bản pháp lý và thủ tục hành chính liên quan tới đăng ký và xử lý TSĐB để giúp ngân hàng dễ dàng phát mại TSĐB để thu nợ, tránh thiệt hại do giảm giá trị tài sản, chi phí quản lý, bảo vệ tài sản khi mà nợ chưa thu hồi được nhưng ngân hàng vẫn phải chi trả chi phí huy động vốn, nhất là trong giai đoạn nợ xấu liên tục gia tăng đang là áp lực lớn nhất của các ngân hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Dựa trên sự phân tích đánh giá thực trạng hoạt động ngân hàng nói chung và chất lượng hoạt động tín dụng nói riêng của Techcombank, chương 3 đã đưa ra những định hướng, mục tiêu và tập trung đề xuất một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Techcombank, một số kiến nghị với Chính phủ, với NHNN

và với Techcombank nhằm hoàn thiện môi trường hoạt động ngân hàng và tạo điều kiện cho các mục tiêu và giải pháp đưa ra được triển khai thực hiện.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế thị trường và yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước đòi hỏi các ngân hàng thực hiện hoạt động kinh doanh một cách tốt nhất, bao gồm cả hoạt động tín dụng. Vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng luôn là vấn đề nóng hổi của mọi NHTM. Nó không chỉ có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của bản thân mỗi ngân hàng mà còn có tác động trực tiếp tới nền kinh tế. Đây chính là đòn bẩy mạnh mẽ của nền kinh tế, góp phần ổn định và phát triển đất nước vững mạnh.

Chuyên đề này đã hoàn thành những nội dung cơ bản sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng của các NHTM.

- Phân tích thực trạng tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam. - Chỉ ra những kết quả đạt được cũng như nhũng tồn tại cần khắc phục của Techcombank và nguyên nhân của hạn chế đó.

- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện chuyên đề do còn nhiều hạn chế về kiến thức nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình tín dụng Ngân hàng – Học viện Ngân hàng, chủ biên Hồ Diệu, NXB Thống kê năm 2011

2. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp – Học viện Ngân hàng, đồng chủ biên TS. Lê Thị Xuân, Ths. Nguyễn Xuân Quang, NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội năm 2010.

3. Báo cáo thường niên của Techcombank trong 3 năm 2010, 2011, 2012. 4. Khóa luận tốt nghiệp các khóa trước

5. Các trang web:

http://www.sbv.gov.vn

https://www.techcombank.com.vn http://ub.com.vn/

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w