Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 50)

2.3.2.1. Tồn tại

Thứ nhất, mức tăng trưởng dư nợ cho vay khách hàng thấp, dừng lại ở mức

7,6% cho cả năm 2012, không đạt kế hoạch đề ra.

Thứ hai, thủ tục cho vay còn phức tạp, chưa linh hoạt, nhất là các thủ tục về

TSĐB, cầm cố, thế chấp.

Thứ ba, nhiều cán bộ tín dụng thụ động, có tâm lý ngồi chờ khách hàng tới,

chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng.

Thứ tư, ý thức đoàn kết, hợp tác của một số cán bộ nhân viên còn kém, ảnh

hưởng xấu tới chất lượng công việc và môi trường làm việc chung.

Thứ năm, công tác triển khai thu hồi nợ tồn đọng chậm, chưa được xử lý triệt

để, nợ có khả năng mất vốn tăng đột biến.

Thứ sáu, trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập.

Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nhiệt tình nhưng tuổi đời còn khá trẻ nên kinh nghiệm làm việc không nhiều, chưa lường hết được rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Ngân hàng còn thiếu cán bộ được đào tạo về các chuyên ngành kỹ thuật do vậy việc thẩm định tính khả thi của dự án đầu tư còn nhiều hạn chế.

Thứ bảy, sản phẩm dịch vụ chưa tương xứng với mạng lưới nhân lực, vật lực

rộng khắp nên dẫn tới lãng phí nhân lực, vật lực.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất: về phía ngân hàng

- Quy trình tín dụng: mặc dù đã được phổ biến đầy đủ về chính sách tín dụng, quy trình tín dụng nhưng một số cán bộ tín dụng vẫn còn chủ quan, không thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định, nguyên tắc mà ngân hàng đề ra.

- Cán bộ tín dụng còn thụ động trong việc thu thập thông tin tín dụng, thường chỉ dựa vào thông tin khách hàng cung cấp, thông tin từ CIC mà ít khảo sát thực tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng dẫn tới chất lượng thông tin tín dụng chưa cao, ảnh hưởng tới việc ra quyết định tín dụng.

- Công tác đánh giá TSĐB kém hiệu quả. TSĐB không được định giá thường xuyên dẫn tới việc giảm giá trị mà ngân hàng không lường tới được, chất lượng nguồn thu nợ thứ hai giảm, rủi roc ho ngân hàng rất lớn nếu nguồn thu nợ thứ nhất

không thực hiện được.

- Công tác kiểm soát sau khi cho vay chưa được thực hiện nghiêm túc, dẫn tới những sai phạm trong quá trình sử dụng vốn mà ngân hàng không phát hiện kịp thời.

Thứ hai: về phía khách hàng

- Trình độ lập dự án cũng như quản lý vốn còn hạn chế, dễ làm thất thoát vốn, kinh doanh thua lỗ dẫn tới mất khả năng trả nợ ngân hàng.

- Khách hàng thường cung cấp thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác về tính khả thi của dự án, năng lực tài chính, nhu cầu vốn,..dẫn tới khó khăn cho ngân hàng trong công tác thẩm định, kiểm tra, kiểm soát.

- Tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh thường rất thấp, trong khi với tín dụng dài hạn thì yêu cầu vốn tự có tham gia vào phương án phải đạt tối thiểu 30% tổng vốn đầu tư.

Thứ ba: các nguyên nhân khác

- Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát trong nước liên tục tăng khiến sức mua giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh thu hẹp, đầu tư giảm, từ đó cũng kéo theo hoạt động tín dụng đi xuống.

- Sự biến động không ngừng của lãi suất, tỷ giá, giá vàng, thị trường chứng khoán liên tục giảm điểm gây tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng tới nguồn vốn huy động.

- Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, còn nhiều lỗ hổng nên chưa tạo ra được môi trường kinh doanh lành mạnh cho các hoạt động kinh tế diễn ra thuận lợi.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Những phân tích trên đây về chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam trong thời gian qua cho thấy những kết quả cũng như những hạn chế mà ngân hàng còn mắc phải. Chính vì thế mà ngân hàng cần sớm có biện pháp khắc phục những tồn tại này để có thể phát triển mạnh mẽ, đứng vững trong tâm trí khách hàng, góp phần làm lành mạnh hoạt động ngân hàng Việt Nam, góp phần vào phát triển kinh tế đất nước.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHTM CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 50)