- NHNN cần phát triển hệ thống thông tin tín dụng CIC vì thông tin tín dụng là nhân tố có quyết định rất lớn tới sự chính xác, hợp lý của khoản vay cũng như mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. Nhất là trong tình hình kinh tế suy giảm như hiện nay việc doanh nghiệp cung cấp thông tin sai lệch nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng một cách bất hợp pháp đang có xu hướng tăng. Trong khi đó, do được thành lập chưa lâu nên CIC vẫn gặp nhiều khó khăn trong thu thập và xử lý thông tin. Số liệu của CIC chưa được cập nhật kịp thời và còn thiếu chính xác vì vậy NHNN cần tiếp tục có các biện pháp để hoạt động của CIC phát huy hiệu quả hơn nữa.
- Cần xây dựng các cơ chế hoạt động thị trường liên ngân hàng theo hướng mở, hạn chế tối đa tình trạng xin – cho và điều hành các công cụ gián tiếp theo mệnh lệnh như hiện nay.
- NHNN có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành. Với vai trò quản lý đối với toàn ngành, NHNN cần:
+ Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực trung và dài hạn trên cơ sở chiến lược phát triển của cả hệ thống ngân hàng tới năm 2020 và tầm nhìn tới 2030.
+ Xây dựng cơ chế trách nhiệm và quyền lợi rõ rang trong việc huy động chuyên gia, cán bộ giỏi ở các ngân hàng, các trường đào tạo trong hệ thống tham gia công tác đào tạo chính khóa, ngoại khóa với các Đại hoc, Học viện.
+ Coi việc tiếp nhận sinh viên thực tập tại các ngân hàng là nhiệm vụ của mỗi ngân hàng. Khuyến khích các ngân hàng căn cứ vào nhu cầu tuyển dụng đặt hàng tuyển dụng cho các Đại học, Học viện với yêu cầu về chuyên môn cụ thể. NHNN coi việc đảm bảo chất lượng đầu ra theo “đơn đặt hàng” của ngân hàng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo của các trường, học viện trong hệ thống.
+ NHNN cần nhanh chóng chuẩn hóa tiêu chuẩn cán bộ ở các vị trí trọng yếu trong hoạt động ngân hàng, trong đó phải chú ý đến tiêu thức cấp độ kiến thức phải
đạt được.
- Nên duy trì biến động lãi suất liên ngân hàng trong phạm vi hành lang giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tiền gửi thanh toán của NHNN. NHNN cần tăng cường động lực để các ngân hàng giao dịch trên thị trường LNH thay vì giao dịch với NHNN. Biện pháp cho vay tái cấp vốn chỉ coi là biện pháp cuối cùng. Nếu không tạo được những động cơ như vậy thì khó có thể tạo được một thị trường sôi động.
- Chính sách tỷ giá cần linh hoạt hơn nữa nhằm tránh chênh lệch quá lớn giữa thị trường tự do và thị trường chính thức, ổn định tâm lý của cá nhân và doanh nghiệp. Trong điều hành thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái cần chủ động, linh hoạt và phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ, cung cầu ngoại tệ để khuyến khích xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối. Kiểm soát thị trường tiền tệ, ngăn ngừa hoạt động đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, giảm tình trạng đô la hóa nền kinh tế. Cần lựa chọn cơ chế tỷ giá sao cho giảm tối đa sự can thiệp mà thị trường vẫn hoạt động ổn định, trôi chảy.
- NHNN nên tích cực khuyến khích thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khu vực sản xuất, bảo đảm khu vực này có thể nhận được tín dụng cần thiết để mở rộng sản xuất, hướng vào các ngành định hướng xuất khẩu hơn là cho vay vào các thị trường có tính chất đầu cơ như chứng khoán, bất động sản. NHNN nên thành lập ngân hàng xuất khẩu tài trợ những ngành nghề then chốt hướng tới xuất khẩu và đổi mới công nghệ.
- Tăng cường khả năng dự báo thanh khoản của NHNN và các thành viên. Khả năng dự báo tốt sẽ giúp cho NHNN chủ động trong việc điều hành CSTT. Dự báo thanh khoản giúp NHNN quyết định cung cấp hoặc rút bớt lượng tiền là bao nhiêu từ thị trường. Từ đó tránh hoặc giảm bớt những biến động quá mức trên thị trường.
- Hiện nay điều kiện thị trường và công nghệ đã cho phép các thành viên thị trường tài chính và NHNN kết nối trực tuyến nên cần tăng cường và mở rộng giao dịch giấy tờ có giá với nhiều kỳ hạn trong cùng một phiên giao dịch mua bán tùy thuộc vào nhu cầu tiền mặt của mỗi thành viên.
- Cần tăng cường sự quản lý của NHNN và lựa chọn thể chế tiền tệ phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế. Việc điều hành CSTT cần linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trong từng giai đoạn.
thanh toán trong nước gần đây đã có những tiến bộ vượt bậc, thời gian thanh toán được rút ngắn đáng kể. Tuy nhiên những NHTM qui mô nhỏ chưa có đủ điều kiện đầu tư nâng cấp hệ thống thanh toán. Điều này dẫn tới khó khăn cho chính bản thân ngân hàng trong việc theo dõi trạng thái vốn của mình tại NHNN, thúc đẩy họ duy trì ngân quỹ lớn quá mức từ đó làm giảm giao dịch giữa các NHTM. Hệ thống thanh toán phát triển sẽ giúp NHNN nắm được tình hình thanh khoản của các TCTD, việc nắm được thông tin thu – chi của Chính phủ thường xuyên và kịp thời có thể giúp công tác dự báo thanh khoản tốt hơn.