Để đảm bảo khoản tín dụng được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế thì khách hàng có vai trò hết sức quan trọng. Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có phương án kinh doanh khả thi, tài chính lành mạnh, có thu nhập sẽ sẵn sang hoàn trả đầy đủ vốn và lãi cho ngân hàng khi đến hạn, qua đó đảm bảo an toàn vốn, khả năng sinh lời của vốn và nâng cao chất lượng tín dụng. Những nhân tố từ phía khách hàng bao gồm:
- Trình độ năng lực của đội ngũ quản trị doanh nghiệp
Đội ngũ quản trị có chuyên môn, nhạy bén sẽ có khả năng đưa ra chiến lược kinh doanh, cạnh tranh hiệu quả, giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Doanh nghiệp làm ăn tốt, tạo ra nhiều lợi nhuận thì sẽ có khả năng chi trả tiền vay ngân hàng đầy đủ, đúng hạn, qua đó giảm rủi ro cho ngân hàng và nâng cao chất lượng tín dụng. Trình độ quản trị của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp là yếu tố quan trọng và được ngân hàng xem xét kỹ trước khi ra quyết định tín dụng.
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Trên cơ sở nhận định một cách khách quan, chính xác khả năng phát triển sản xuất của doanh nghiệp, sức mua và thị hiếu người tiêu dung với sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra cùng với những tác động của môi trường kinh doanh, doanh nghiệp sẽ quyết định mở rộng, thu hẹp hay ổn định sản xuất, từ đó xây dựng các chiến lược cụ thể về sản xuất, giá, tiêu thụ, phân phối. Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh đúng đắn quyết định đến sự thành công hay thất bại của mọi doanh nghiệp.
- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác tiêu thị sản phẩm của doanh nghiệp
Hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ kinh doanh bó hẹp trong một phạm vi nhỏ, số lượng hàng hóa ít mà thường kinh doanh đa dạng các mặt hàng, mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra nhiều khu vực lãnh thổ, không chỉ trong nước mà còn vươn ra thế giới. Sự hính thành mạng lưới hoạt động phức tạp như thế đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hợp lý. Tổ chức tốt việc sản xuất và tiêu thị sản phẩm là yếu tố giúp quá trình tái sản xuất diễn ra thông suốt, nhanh chóng, tăng khả năng quay vòng vốn, tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là sự đảm bảo cho ngân hàng nâng cao chất
lượng tín dụng.
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Có nhiều nhóm chỉ tiêu khác nhau biểu hiện tình hình tài chính, khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp như nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu cơ cấu vốn, nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Ngoài ra khi xem xét về tình hình tài chính của doanh nghiệp ngân hàng luôn quan tâm đến luồng tiền vào, luồng tiền ra, dự trữ ngân quỹ,.. Khả năng tài chính lành mạnh là điều kiện để doanh nghiệp trả nợ cho ngân hàng.
- Tư cách, đạo đức của người vay
Tư cách đạo đức ảnh hưởng tới thiện chí trả nợ. Trong nhiều trường hợp người đi vay nảy sinh ý muốn chiếm đoạt vốn, cố tình không hoàn trả nợ vay mặc dù có đủ khả năng trả nợ. Điều này gây ra không ít rủi ro cho ngân hàng và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trên đây là một số nhân tố chính ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của các NHTM. Tùy theo môi trườngkinh tế - xã hội, môi trường pháp lý tại mỗi quốc gia mà mỗi nhân tố này có ảnh hưởng khác nhau tới chất lượng tín dụng. Vấn đề là phải nắm vững những nhân tố ảnh hưởng và biết cách vận dụng sáng tạo tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể thì sẽ giúp nâng cao được chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Nếu biết vận dụng ảnh hưởng của các nhân tố này đúng cách, phù hợp với tình hình kinh tế bất ổn và nhiều thách thức như hiện nay, dự đoán được xu hướng phát triển của nền kinh tế trong tương lai thì các NHTM có thể đem lại thành công cho cả hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 2.1.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Techcombank
a) Lịch sử hình thành Techcombank
Được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua 18 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 180.874 tỷ đồng (tính đến hết năm 2011).
Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần. Với mạng lưới hơn 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên 44 tỉnh và thành phố trong cả nước, dự kiến đến cuối năm 2012, Techcombank sẽ tiếp tục mở rộng, nâng tổng số Chi nhánh và Phòng giao dịch lên trên 360 điểm trên toàn quốc. Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ. Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới trên 7.800 người, Techcombank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng. Techcombank hiện phục vụ trên 2,3 triệu khách hàng cá nhân, trên 66 .000 khách hàng doanh nghiệp.
Tầm nhìn
Trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Sứ mệnh
• Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng làm trọng tâm.
• Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt.
• Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.
5 Giá trị cốt lõi
• Khách hàng là trên hết nhấn mạnh rằng chúng ta trân trọng từng khách hàng và luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
vậy chúng ta sẽ không ngừng học hỏi và cải thiện.
• Tinh thần phối hợp có nghĩa là chúng ta tin tưởng vào đồng nghiệp của mình và hợp tác để cùng mang lại điều tốt nhất cho ngân hàng.
• Phát triển nhân lực có nghĩa là chúng ta tạo điều kiện cán bộ nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân và khen thưởng xứng đáng cho những người đạt thành tích.
• Cam kết hành động có nghĩa là chúng ta luôn đảm bảo rằng công việc đã được cam kết sẽ phải được hoàn thành .
b) Cơ cấu quản trị ngân hàng
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu quản trị Techcombank
Tổng giám đốc Ban điều hành Khách hàng doanh nghiệp lớn Khách hàng doanh nghiệp quy mô vừa Ngân hàng giao dịch Định chế tài chính Các bộ phận hỗ trợ tập trung K.Tài chính và chiến lược Nhóm công tác quản trị rủi ro Văn phòng đại diện miền Trung Ủy ban kiểm toán và rủi ro Ủy ban thường trực HĐQT Ủy ban nhân sự và lương thưởng Văn phòng đại diện miền Nam K.Dịch vụ nội bộ K.Phê duyệt tín dụng K.Vận hành và Công nghệ K.Quản trị nguồn nhân lực K.Tiếp thị và xây dựng thương hiệu K.Dịch vụ tài chính cá nhân K.Khách hàng doanh nghiệp K.Ngân hàng bán buôn K.Bán hàng và kênh phân phối K.Nguồn vốn và thị trường tài chính K.Tuân thủ, QTRR hoạt động và pháp chế K.Quản trị rủi ro Ban điều hành miền Nam EXC O ALCO HĐT D cao cấp HĐT D miền Bắc/ Nam HĐ xử lý nợ và RRT D HĐ đầu tư tài chính HĐ đầu tư tài sản HĐ đầu tư CNTT HĐ sản phẩ m
Ban kiểm soát
Văn phòng HĐQT Kiểm toán nội bộ Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị
2.1.2. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank
a) Vốn chủ sở hữu và dự trữ
Trong năm 2012, vốn chủ sở hữu và dự trữ của Techcombank tăng 778 tỷ đồng, đạt mức 13.290 tỷ đồng, tăng 6,22% so với năm trước. Lợi nhuận phát sinh trong năm đã được tái đầu tư vào kinh doanh, thể hiện cam kết hỗ trợ mạnh mẽ của các cổ đông đối với chiến lược tăng trưởng dài hạn của Ngân hàng. Thêm vào đó, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu tăng lên mức 12,6%, vượt 1,2% so với năm ngoái, cao hơn đáng kể so với mức tối thiểu 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
b) Hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1 : Nguồn vốn huy động của Techcombank từ 2010 – 2012
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 % % Tổng nguồn vốn huy động 108.374 136.781 150.632 28.407 26,212 13.851 10,1264 Tổ chức kinh tế 18.785 31.012 34.406 12.227 65,0892 3.394 10,9442 Cá nhân 61.806 57.636 77.056 -4.170 -6,747 19.420 33,6942 Tiền gửi các TCTD khác 27.783 48.133 39.170 20.350 73,2462 -8.963 -18,621
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2011, 2012)
Nhờ hệ thống mạng lưới chi nhánh mạnh, tổng huy động tiếp tục tăng tạo nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng tài sản trong những năm tới. Tính đến 31/12/2012 tổng vốn huy động đạt 150.632 tỷ đồng, tăng 13.851tỷ đồng, tương đương tăng 26% so với năm 2011.
Mức tăng trưởngnày trước hết là từ huy động dân cư. Trước những khó khăn, bất ổn của nền kinh tế trong năm 2012, Techcombank tiếp tục chú trọng các đối tượng khách hàng thu nhập khá và cao cấp. Techcombank duy trì lượng huy động tương đối ổn định và bền vững trong phân khúc khách hàng cá nhân. Trong năm 2012, tổng huy động khách hàng bán lẻ tăng mạnh 34% lên 77.056 tỷ đồng, một con số ấn tượng trong bối cảnh thị trường tài chính bất ổn năm qua. Mức tăng trưởng này xếp thứ hai trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần.
Tiếp đến là từ huy động doanh nghiệp tăng 3.394 tỷ đồng, tương đương tăng 11% so với năm 2011, đạt mức 34.406 tỷ đồng.
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay khách hàng giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 % % Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước 52.471,3 63.179,5 67.959,3 10.708,2 20,4 4.779,8 7,56
Chiết khấu hối phiếu 219,6 139,1 297,3 -80,5 -36,66 158,2 113,7 Cho vay bằng vốn tài
trợ, ủy thác đầu tư 237 133 4,6 -104 -43,9 -128,4 -96,5 Tổng dư nợ 52.927,9 63.451,6 68.261,2 10.523,7 19,88 4.809,6 7,58
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2011, 2012)
Tính đến cuối năm 2012, dư nợ cho vay khách hàng đạt 68.261 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2011. Tổng mức tăng trưởng danh mục cho vay thấp hơn năm 2011 (20%) do những nỗ lực nâng cao chất lượng tín dụng và chính sách cho vay thận trọng hơn.
Do tiếp tục chú trọng vào phân khúc bán lẻ, tăng trưởng dư nợ trong năm 2012 chủ yếu tập trung cho ngành tiêu dùng và các khách hàng cá nhân (tăng 23,8%).
d) Hoạt động Tài trợ thương mại
Với mục tiêu có được thị phần lớn hơn về mảng hoạt động này, Techcombank đã mở rộng dự án được thiết lập năm 2011, nhằm trang bị và đào tạo các chuyên gia Tài trợ thương mại được tuyển chọn từ những chi nhánh lớn của Ngân hàng trên khắp cả nước. Với sự thành công của chương trình, số lượng chi nhánh tham gia đã tăng từ 6 chi nhánh vào cuối năm 2011 lên 16 chi nhánh năm 2012. Mức tăng trung bình về khối lượng giao dịch trong năm 2012 tại 6 chi nhánh đầu tiên là 15% so với cùng kỳ năm trước, kết quả này cho thấy sự hiệu quả của chương trình.
Biểu đồ 2.1: Khối lượng giao dịch thanh toán quốc tế
Đơn vị: giao dịch
Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2012
Biểu đồ 2.2: Giá trị giao dịch thanh toán quốc tế
Đơn vị : triệu USD
Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2012
Mặc dù số lượng chi nhánh có thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế của Techcombank đã tăng từ 6 chi nhánh năm 2011 lên 12 chi nhánh năm 2012 nhưng do các điều kiện kinh tế và kinh doanh khó khăn trong năm 2012, cụ thể là tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế của Việt Nam suy giảm so với các năm trước, với tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam tăng lần lượt 18% và 7% năm 2012 (so với 34% và 25% của năm 2011). Do vậy giá trị giao dịch tài trợ thương mại quốc tế nói chung của Techcombank đã giảm 13,5% xuống mức 4,995 tỷ USD trong khi tổng số các giao dịch tài trợ thương mại quốc tế giảm nhẹ 1,6% xuống 55.457 giao dịch.
e) Khả năng sinh lời
Bảng 2.3: Cơ cấu lợi nhuận
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2012/2011
%
Thu nhập lãi thuần 5.298 5.116 -182 -3,4
Thu nhập phí thuần 1.150 565 -585 -50,87
Lãi/lỗ thuần từ kinh doanh ngoại hối, vàng
và chứng khoán kinh doanh -754 -136 618 82
Thu nhập từ đầu tư chứng khoán 424 -145 -569 -134,2
Thu nhập khác 543 362 -181 -33,33
Tổng thu nhập 6.661 5.762 -899 -13,5
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2011, 2012)
Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh đạt 5.762 tỷ đồng, giảm 13,5% so với năm 2011. Mức giảm này cho thấy nỗ lực của Ngân hàng trong việc giảm thiểu thua lỗ trong bối cảnh kinh tế suy thoái. Do tỉ lệ chênh lệch lãi ròng (NIM) giảm từ 3,8% xuống còn 3,4%, thu nhập lãi thuần giảm nhẹ 3,5% xuống còn 5.116 tỷ đồng. Đồng thời thu nhập phí thuần cũng giảm 51%, tương đương 565 tỉ đồng.
Thị trường bất động sản đóng băng và các hoạt động kinh tế suy thoái khiến thu nhập từ hoạt động thương mại giảm 289 tỷ đồng. Ngoài ra, thị trường vốn bị động trong năm 2012 cũng khiến các khoản phí bảo lãnh phát hành trái phiếu giảm 207 tỷ đồng.
Do sự bất ổn của thị trường, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ, vàng và chứng khoán của ngân hàng lỗ 136 tỷ đồng. Tuy nhiên đây lại là mức cải thiện đáng kể 618 tỷ đồng so với khoản lỗ trong năm 2011.
Chi phí hoạt động tăng 1.195 tỷ đồng, tương đương 57%, so với năm trước. Con số này chủ yếu xuất phát từ mức tăng 17% (207 tỷ đồng) chi phí nhân sự, 155% (357 tỷ đồng) chi phí thuê văn phòng và quản lý tài sản, và 50% (268 tỷ đồng) chi phí khác.Chi phí họat động tăng cao thể hiện cam kết đầu tư của ngân hàng cho nguồn nhân lực qua việc tuyển dụng thêm đội ngũ nhân sự chất lượng cao từ thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt cho lĩnh vực quản lý rủi ro, thẩm định tín dụng, tuân thủ và phát triển kinh doanh tại thị trường phía Nam. Ngoài ra, Ngân hàng tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ và các văn phòng chi nhánh. Trong năm 2012, Ngân hàng đã dời Hội sở đến địa điểm mới tại Hà Nội: Techcombank Tower.
Cùng với việc gia tăng đầu tư có chọn lọc nhằm củng cố cơ sở nền tảng, Ngân hàng cũng đã triển khai một số sáng kiến nhằm tăng hiệu quả chi phí, một trong số
đó là sáng kiến tối ưu hóa mạng lưới nhân viên và chi nhánh.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 324% lên mức 1.450 tỷ đồng, do suy thoái kinh tế Ban điều hành Ngân hàng đã cẩn trọng trong việc thẩm định các khoản nợ xấu, cũng như thực hiện các sáng kiến khác nhằm củng cố bảng cân đối kế toán. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.018 tỷ đồng, giảm 76% so với năm 2011. Chính vì vậy, thu nhập trên mỗi cổ phiếu giảm 76% từ 2.902 đồng xuống còn 700 đồng một cổ