2.2.3.1. Kết cấu dư nợ
a) Phân tích dư nợ cho vay theo thời hạn
Bảng 2.4: Dư nợ theo thời hạn cho vay
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2011 2011 2012 2012/2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị % %
Ngắn hạn 30.076,441 56,82 35.586,745 56,08 36.446,276 53,39 859,531 2,4 Trung hạn 10.468,073 19,78 10.619,444 16,74 16.425,411 24,06 5.805,967 54,67
Dài hạn 12.383,343 23,4 17.245,276 27,18 15.389,755 22,55 -1.855,521 -10,7 Tổng 52.927,857 100% 63.451,465 100% 68.261,442 100% 4.809,977 7,6
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2011, 2012)
Tổng dư nợ năm 2012 đạt 68.261,442 tỷ đồng, tăng gần 4.810 tỷ đồng so với năm 2011, tương đương tăng 7,6%. Nguyên nhân chính là do sự tăng của nợ trung hạn.
Theo bảng số liệu trên có thể thấy quy mô dư nợ đều tăng qua các năm, trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn đóng góp khoảng 55% tổng dư nợ.
Tính đến ngày 31/12/2012, tổng dư nợ đạt trên 68.261 tỷ đồng, tăng 4.810 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2011, tương đương tăng khoảng 7,6%. Trong đó dư nợ ngắn hạn là 36.446 tỷ đồng, chiếm 53,39% tổng dư nợ, tăng 859,5 tỷ đồng so với năm 2011, tương đương tăng khoảng 2,4%. Trong một số năm trở lại đây, tỷ trọng nợ ngắn hạn có xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể, năm 2011 nợ ngắn hạn chiếm 56,82% đến năm 2012 tỷ trọng giảm xuống còn 53,39%. Nợ trung hạn tăng mạnh từ 10.619 tỷ đồng năm 2011 lên 16.425 tỷ đồng năm 2012, tương đương tăng 54,67%. Xét về tỷ trọng, so với năm 2011, tỷ trọng nợ trung hạn trong tổng dư nợ cũng tăng khá mạnh, từ 16,74% lên 24,06%. Trong khi đó dư nợ dài hạn lại có xu hướng giảm rõ rệt. Cụ thể nợ dài hạn từ 17.245 tỷ đồng năm 2011 giảm còn 15.390 tỷ đồng năm 2012, tương đương giảm 10,7%. Tỷ trọng nợ dài hạn cũng giảm tử 27,18% năm 2011 xuống còn 22,55% năm 2012.
Nguyên nhân của việc tăng mạnh nợ trung hạn và giảm nợ dài hạn về cả giá trị lẫn tỷ trọng có thể là do sự chuyển hướng trong xác định khách hàng mục tiêu của Techcombank. Trước đây Techcombank khá chú trọng phát triển khu vực khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên trước tình hình kinh tế đi xuống trong thời gian dài, đầu tư sụt giảm, Techcombank đã xác định khu vực tài chính cá nhân sẽ là khu vực khách hàng mà ngân hàng ưu tiên phục vụ. Cơ cấu dư nợ này cho thấy, Techcombank đang chú trọng cho vay tiêu dùng cá nhân và cho vay hoạt
động sản xuất và kinh doanh dịch vụ, đặc biệt là ưu tiên phát triển khu vực khách hàng có thu nhập khá và cao. Việc chuyển hướng kinh doanh này không chỉ giúp ngân hàng tìm ra hướng kinh doanh hiệu quả hơn mà còn giảm rủi ro cho ngân hàng so với khi duy trì tỷ trọng nợ dài hạn lớn, nhất là trong thời điểm mà nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt.
b) Phân tích dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh
Bảng 2.5: Dư nợ theo ngành nghề kinh doanh
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị % % %
Nông nghiệp và
lâm nghiệp 5.389,548 10,18 8.783,216 13,84 6.390,45 9,36 3.393,668 62,97 -2392.76 -27,2 Thương mại, sản
xuất và chế biến 19.706,317 37,23 22.992,71 36,24 24.140,768 35,37 3.286,393 16,67 1.148,06 5 Xây dựng 4.664,748 8,81 5.096,607 8,03 5.173,547 7,58 431,859 9,25 76,94 1,5 Kho bãi, vận tải
và thông tin liên lạc
2.060,369 3,89 2.114,334 3,33 874,1 1,28 53,965 2,62 -1.240,23 -58,6 Cá nhân và các
ngành nghề khác 21.106,875 39,88 24.464,598 38,56 31.682,577 46,41 3.357,723 15,9 7.217,98 29,5 Tổng 52.927,857 100% 63.451,465 100% 68.261,442 100%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2011, 2012)
Với hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp 44 tỉnh, thành phố trên cả nước, hoạt động cho vay của Techcombank tiếp cận đến hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Do tiếp tục chú trọng vào phân khúc bán lẻ, tăng trưởng dư nợ trong năm 2012 chủ yếu tập trung cho ngành tiêu dùng và các khách hàng cá nhân.
Qua bảng số liệu có thể thấy, nổi bật lên là sự tăng trưởng mạnh về dư nợ đối với khu vực cho vay cá nhân và các ngành nghề khác; ổn định đối với ngành xây dựng và thương mại, sản xuất và chế biến; giảm mạnh ởcả ngành nông lâm nghiệp và ngành kho bãi, vận tải và thông tin liên lạc. Điều này một lần nữa khẳng định rõ hơn sự chuyển hướng kinh doanh của Techcombank, chứng tỏ rằng ngân hàng đang chú trọng phát triển mảng dịch vụ tài chính cá nhân và coi đây là phân khúc khách hàng tiềm năng nhất mà ngân hàng ưu tiên phục vụ.
chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ lần lượt khoảng trên 9%, 8% và 2%. Dư nợ tập trung chủ yếu đối với ngành thương mại, sản xuất, chế biến và nhiều nhất đối với cá nhân và ngành nghề khác.
Năm 2011 chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong dư nợ nông – lâm nghiệp. Cụ thể dư nợ tăng từ 5.389,548 tỷ đồng lên 8.783,216 tỷ đồng, tương đương tăng 62,97%. Ngược lại, trong năm 2012 dư nợ ngành này lại giảm khá mạnh từ 8.783,216 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 6.390,45 tỷ đồng, tương đương giảm 27,2 % và chỉ chiếm 9,36% tổng dư nợ.
Dư nợ ngành thương mại, sản xuất và chế biến tương đối ổn định, tăng nhẹ về qui mô và giảm nhẹ về tỷ trọng. Tính đến cuối 2012 dư nợ ngành này đạt
24.140,768 tỷ đồng tăng khoảng 5% so với 2011, tỷ trọng đạt 35,37% tổng dư nợ,
giảm 0,84% so với tỷ trọng năm 2011.
Dư nợ ngành xây dựng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010 dư nợ đạt
4.664,748 tỷ đồng, năm 2011 đạt 5.096,607tỷ đồng và đến năm 2012 đạt 5.173,547
tỷ đồng, tăng 76,94 tỷ đồng so với 2011, tương đương tăng khoảng 1,5%. Tỷ trọng ngành này có xu hướng ổn định và chỉ chiếm khoảng 8% trong tổng dư nợ.
Ngành kho bãi, vận tải và thông tin liên lạc là ngành có mức dư nợ giảm mạnh nhất trong năm 2012. Cụ thể dư nợ giảm từ 2.114,334 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 874,1 tỷ đồng năm 2012, tương đương giảm 58,6%. Dư nợ ngành này chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ. Cụ thể tỷ trọng giảm từ 3,89% năm 2010 xuống còn 1,28% năm 2012.
Cho vay cá nhân và các ngành nghề khác tăng trưởng mạnh trong năm 2012 và luôn đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ. Cụ thể dư nợ đối với khu vực này tăng từ 21.106,875 tỷ đồng năm 2010 lên 24.464,598 tỷ đồng năm 2011, và đạt 31.682,577 tỷ đồng trongnăm 2012, tương đương tăng 29,5% so với cùng kỳ năm 2011.
Nguyên nhân của những sự thay đổi này ngoài việc do Techcombank chuyển hướng kinh doanh còn do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu khiến cho đầu tư của hầu hết tất cả các ngành đều sụt giảm hoặc chững lại.
c) Phân tích dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay theo khách hàng và loại hình doanh nghiệp
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2012/2011
Doanh nghiệp nhà nước 2.930,267 5,54 2.939,365 4,63 3.362,776 4,93 423,411 14,4 Công ty trách nhiệm hữu hạn 15.823,427 29,9 18.838,64 29,69 19.536,824 28,62 698,184 3,7 Công ty cổ phần 12.921,669 24,4 16.789,83 26,46 16.401,844 24,03 -387,986 -2,3 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 545,069 1,03 719,78 1,13 591,643 0,87 -128,137 -17,8 Doanh nghiệp tư nhân 1.530,244 2,89 1.499,47 2,36 619,971 0,9 -879,499 -58,6 Cá nhân và các khách hàng khác 19.177,181 36,23 22.664,38 35,73 27.748,384 40,65 5.084,004 22,4 Tổng 52.927,857 100 63.451,46 100 68.261,442 100 4.809,982 7,6
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2011, 2012)
Dư nợ tập trung chủ yếu vào khu vực công ty cổ phần, công ty TNHH và khách hàng cá nhân.
Từ bảng số liệu ta thấy sự tăng trưởng của dư nợ cá nhân chính là nguyên nhân chính của mức tăng trưởng tổng dư nợ. Cụ thể dư nợ cá nhân năm 2012 đạt 27.748,384 tỷ đồng, tăng 5.084,004 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2011, tương đương tăng 22,4%. Dư nợ cá nhân cũng đóng góp nhiều nhất vào tổng dư nợ, chiếm 40,65% tổng dư nợ.
Mức dư nợ bán lẻ tăng một phần lớn là nhờ vào cấu trúc cho vay theo sản phẩm của Techcombank.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ cho vay theo sản phẩm
Có thể thấy tỉ lệ cho vay mua nhà trên tổng cho vay bán lẻ giảm xuống còn 57% từ mức 77,7% năm ngoái. Điều này phản ánh sự chuyển biến trong nhu cầu vay của khách hàng từ bất động sản sang các hoạt động sản xuất và dịch vụ.
Dư nợ công ty cổ phần đạt 16.401,884 tỷ đồng, giảm 2,3% so với năm 2011 và chiếm 24,03% tổng dư nợ. Dư nợ công ty TNHH đạt 19.536,824 tỷ đồng, tăng 3,7% và chiếm 28,62% tổng dư nợ
Dư nợ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Doanh nghiệp tư nhân tuy giảm mạnh nhưng do chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên không ảnh hưởng rõ rệt tới tổng dư nợ. Dư nợ đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 591,643 tỷ đồng, giảm 128,137 tỷ đồng so với năm 2011, tương đương giảm%. Nhóm dư nợ này chỉ chiếm 0,87% tổng dư nợ. Dư nợ đối với Doanh nghiệp tư nhân giảm mạnh từ
1.499,47 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 619,971 tỷ đồng năm 2012, tương đương giảm 58,6%. Tuy nhiên nhóm dư nợ này chỉ chiếm 0,9% tổng dư nợ.
2.2.3.2. Phân loại nợ và tỷ lệ nợ xấu
Bảng 2.7: Phân loại nợ và tỷ lệ nợ xấu
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Giá trị % Giá trị % Giá trị % % %
Nhóm 1 50.097 94,65 57.104,4 90 64.415,3 94,3 7 7007,4 13,98 7310,9 12,8 Nhóm 2 1.619,8 3,06 4.553,4 7,18 2.005,7 2,94 2933,6 181,1 - 2547,7 -55,95 Nhóm 3 718,8 1,36 927,5 1,46 108,33 0,16 208,7 29,03 - 819,17 -88,32 Nhóm 4 320,3 0,61 623,7 0,98 848,62 1,24 303,4 94,72 224,92 36,06 Nhóm 5 171,97 0,32 242,45 0,38 883,52 1,29 70,48 40,98 641,07 264,4 Nợ xấu 1211,07 2,29 1793,65 2,82 1840,47 2,69 582,58 48,1 46,82 2,6
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2011, 2012)
Nợ nhóm 5 liên tục tăng trong 3 năm trở lại đây. Năm 2012 nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh từ 242,45 tỷ đồng lên 883,52 tỷ đồng, tương đương tăng 264,4%. Đây là dấu hiệu rất xấu vì nợ nhóm 5 hầu như không có khả năng thu hồi, vì vậy nguy cơ mất vốn của ngân hàng là rất cao.
Một dấu hiệu tốt là nợ nhóm 2 và nhóm 3 có xu hướng giảm. Nợ nhóm 3 giảm từ 937,5 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 108,33 tỷ đồng năm 2012, tương đương giảm 88,32%. Nợ nhóm 2 giảm từ 4.553,4 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 2.005,7 tỷ đồng năm 2012, tương đương giảm 55,95%.
Nợ xấu có xu hướng liên tục tăng trong 3 năm trở lại đây. Năm 2012 tổng xấu là 1.840,47 tỷ đồng, tăng 2,6% so với năm 2011. Tuy nhiên có thể coi đây là dấu hiệu tốt so với mức tăng 48,1% trong năm 2011. Tuy tăng về khối lượng nhưng tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ lại giảm từ 2,82% năm 2011 xuống còn 2,69% năm 2012. Nguyên nhân tỷ lệ nợ xấu giảm là do mức giảm của nợ nhóm 2 và nhóm 3 lớn hơn mức tăng của nợ nhóm 5. Điều này cho thấy trước những biến động kinh tế, Ban điều hành Ngân hàng đã áp dụng các chính sách quản lý rủi ro thận trọng hơn khi thẩm định các khoản nợ xấu.
2.2.3.3. Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
Bảng 2.8: Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Dự phòng chung 384,86 461,399 470,951 76,539 19,88 9,522 2,07 Dự phòng cụ thể 226,135 427,66 654,184 201,525 89,11 226,524 52,97 Tổng dự phòng 610,995 889,059 1.125,135 278,064 45,51 236,076 26,55 Sử dụng dự phòng để xử lý các khoản nợ khó đòi 293,978 27,43 1.154,206 -266,548 -9,06 1.126,776 410,78
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2011, 2012)
Cuối năm 2011 dự phòng rủi ro cho vay khách hàng là 889,059 tỷ đồng. Trong đó dự phòng chung là 461,399 tỷ đồng và dự phòng cụ thể là 427,66 tỷ đồng. Sử dụng dự phòng cụ thể trong năm để xử lý các khoản nợ khó đòi là 27,43 tỷ đồng, chiếm 2,37% tổng dự phòng.
Đến cuối năm 2012 tổng dự phòng rủi ro cho vay khách hàng đã trích lập là
1.154,206 tỷ đồng, tăng 1.126,776 tỷ đồng so với năm 2011, tương đương với mức tăng 410,78%. Đây là mức tăng mạnh và đột biến cho thấy. Ta thấy tuy nợ xấu năm 2012 chỉ tăng 2,6% nhưng dự phòng lại tăng đột biến. Điều này cho thấy sự thận trọng của Ban lãnh đạo ngân hàng trong vấn đề bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng khi mà nỗi lo nợ xấu đang bao phủ toàn ngành ngân hàng. Đồng thời đây cũng là một minh chứng cho thấy trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động và khó khăn Techcombank đã chuyển trọng tâm từ tăng trưởng tài sản sang tập trung củng cố quản trị rủi ro, quản lý bảng cân đối kế toán, nâng cao chất lượng tín dụng và quản trị doanh nghiệp.
2.2.3.4. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng
Bảng 2.9: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2010/2011 2011/2012
% %
Tổng dư nợ 52.927,857 63.451,46 68.261,442 10.523,603 19,88 4.809,982 7,58 Thu nhập lãi thuần 3.184,349 5.298,375 5.115,573 2.114,026 66,38 -182.802 -3,45
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng/Tổng
dư nợ
6,016% 8,35% 7,49%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2011, 2012)
Từ bảng số liệu ta thấy lợi nhuận từ hoạt động tín dụng tăng trong năm 2011 nhưng lại giảm trong năm 2012. Năm 2011 tổng thu nhập lãi thuần đạt 5.298,375 tỷ đồng, tăng 66,38% so với năm 2011. Nhưng đến năm 2011, tổng thu nhập lãi thuần chỉ đạt 5.115,573 tỷ đồng, giảm 3,45% so với năm 2011.
Do đó mà tỷ lệ sinh lời từ hoạt động tín dụng cũng giảm xuống và chỉ đạt 7,49%. Tức là cứ 1 đồng vốn cho vay đem về 0,0749 đồng thu nhập lãi, giảm 0,0085 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do tổng dư nợ tăng trong khi thu
nhập lãi thuần lại giảm.
Thu nhập lãi thuần giảm chủ yếu là do tốc độ tăng của chi phí lãi lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập lãi. Năm 2012 chi phí lãi là 14.650,198 tỷ đồng, tăng 17,13% so với năm 2011; trong khi đó thu nhập lãi dừng lại ở con số 19.948,573 tỷ đồng, chỉ tăng 13,19% so với năm 2011.
2.2.3.5. Vòng quay vốn tín dụng Bảng 2.10: Vòng quay vốn tín dụng Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Doanh số thu nợ 98.822 123.944,7 136.848,27 Dư nợ bình quân 47.501,5 58.190 64.857 Vòng quay vốn tín dụng 2,08 2,13 2,11
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2011, 2012)
Qua bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Techcombank trong năm 2012 giảm so với năm 2011 nhưng về cơ bản chỉ tiêu này khá ổn định và khá cao trong nhóm các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Số vòng quay vốn tín dụng năm 2012 đạt 2,11 vòng trong khi năm 2011 là 2,13 vòng. Điều này cho thấy mặc dù kinh tế khó khăn nhưng vốn vay vẫn được luân chuyển khá nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, chứng tỏ Techcombank thực hiện khá tốt việc giám sát sau khi vay và đảm bảo nguồn vốn vay được khách hàng hoàn trả đúng hợp đồng tín dụng, khả năng quản lý vốn tín dụng của ngân hàng tốt.
2.2.3.6. Hiệu suất sử dụng vốn Bảng 2.11: Hiệu suất sử dụng vốn Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng dư nợ 52.927,857 63.451,46 68.261,442 Tổng vốn huy động 108.374 136.781 150.632 Hiệu suất sử dụng vốn 0,49 0,46 0,45
(Nguồn: Báo cáo thường niên Techcombank 2011, 2012)
Hiệu suất sử dụng vốn có xu hướng giảm dần trong 3 năm gần đây. Cụ thể trong năm 2012 hiệu suất sử dụng vốn giảm còn 0,45. Tức là cứ trong 1 đồng vốn huy động thì có 0,45 đồng được sử dụng để cho vay, giảm 0,1 đồng so với năm 2011. Tuy tỷ lệ này giảm nhưng so với mặt bằng chung của ngành ngân hàng thì vẫn nằm ở mức cao. Điều này chứng tỏ ngân hàng vẫn sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động; đồng thời có dấu hiệu thận trọng hơn trong việc xét duyệt cho vay, chứng minh những nỗ lực của