Xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro vững mạnh dựa trên các nguyên tắc và hướng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 58)

tắc và hướng dẫn của ủy ban basel

Quản trị rủi ro đóng vai trò thiết yếu đối với hoạt động của mỗi ngân hàng thương mại. Mặt khác cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã tạo ra một nhận thức mới về công tác quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng. Bên cạnh những rủi ro truyền thống thì những rủi ro thị trường và rủi ro hoạt đông nếu không được đánh giá đúng mức có thể gây ra sự sụp đổ cho bất kỳ một định chế tài chính nào dù định chế ấy có lớn tới đâu đi chăng nữa. Đó là nhận thức chung, tuy nhiên trên thực tế làm thế nào để kiểm soát được rủi ro lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng quản trị và mức độ quan tâm của Ban lãnh đạo từng ngân hàng.

- Xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với yêu cầu phát triển kinh doanh với các hướng dẫn vận hành chặt chẽ. Chiến lược này cần được triển khai

tương thích với mức độ rủi ro mà ngân hàng gặp phải. Trong chiến lược này, phải có những cơ cấu hỗ trợ song song để đảm bảo việc phòng ngừa, giảm thiểu và kiểm soát rủi ro phù hợp cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chiến lược quản trị rủi ro phải được kết nối trực tiếp với các hoạt động kinh doanh chủ chốt của ngân hàng và đủ độ linhhoạt để thích ứng nhanh chóng với những thaym đổi trong môi trường rủi ro bên ngoài.

- Để xây dựng được hệ thống quản trị rủi ro như vậy, ngân hàng cần liên tục củng cổ nền tảng của Khung quản trị rủi ro bằng việc phát huy những thông lệ đã có và phát triển những cán bộ chuyên môn thông qua việc thường xuyên cung cấp cho họ những kiến thức quản trị rủi ro cập nhật và hiện đại.

- Ngân hàng cần cập nhật sử dụng những công cụ mới nhất và những chương trình, ứng dụng CNTT tiên tiến nhất, các thông lệ quản trị rủi ro tốt nhất. Đồng thời phải kiên quyết thực hiện và áp dụng trong mọi khía cạnh hoạt động ngân hàng.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, quá trình sử dụng vốn của khách hàng để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích.

- Phát triển hệ thống phân loại nợ và xếp hạng tín dụng đối với tất cả các khách hàng có quan hệ tín dụng với khách hàng kể từ khi xét duyệt khoản cho vay đầu tiên, phải được lập thành báo cáo và được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền và được đánh giá, xếp hạng trên cơ sở định kỳ. Việc này sẽ giúp đảm bảo rằng các cuộc đánh giá rủi ro tín dụng phản ánh được chính xác hơn khả năng mất khả năng trả nợ của đối tác.

- Sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, một bài học quan trọng được rút ra trong công tác quản trị rủi ro là không chỉ quản lý rủi ro tốt ở tổ chức mình mà còn phải thấu hiểu khả năng quản trị rủi ro của đối tác. Vì vậy, ngân hàng cần xây dựng khung quản lý rủi ro tín dụng đối với các định chế tài chính để xác định nguy cơ rủi ro, đánh giá và đo lường rủi ro, đồng thời hoàn thiện xác định khẩu vị rủi ro, hệ thống tính điểm tín dụng nội bộ, các chính sách tín dụng và hướng dẫn cho khách hàng là định chế tài chính.

- Phát triển nguồn nhân lực: cần đầu tư vào các cán bộ nhân viên Quản trị rủi ro, tìm kiếm những cơ hội để nâng cao năng lực cho các nhân tài khi có cơ hội hay nảy sinh nhu cầu. Ngân hàng cần tổ chức chương trình đào tạo về quản trị rủi ro, và đầu tư vào việc phát triển sự nghiệp cho các cán bộ chuyên môn về quản trị rủi ro của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w