7. Kết cấu của Luận văn
1.3.2. nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình
Với những hậu quả nêu trên, việc phòng, chống bạo lực gia đình có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa và hạn chế việc phát sinh và phát triển của những tiêu cực đối với những hậu quả đã và đang xảy ra trên.
- Ý nghĩa chính trị: Bình đẳng, không phân biệt đối xử là một trong những quyền cơ bản của con người và được ghi nhận như một nguyên tắc chủ đạo, xuyên suốt trong các văn kiện quốc tế về quyền con người mà trong đó Việt Nam là một trong những thành viên dã tham gia ký kết. Vì vậy, phòng, chống bạo lực gia đình trước hết là bảo vệ quyền con người (quyền công dân) một cách tốt nhất, trong đó bao gồm cả quyền lợi hợp pháp của phụ nữ, trẻ em được pháp luật quốc tế bảo hộ, đồng thời nâng cao nghĩa vụ, trách nhiệm của một nước thành viên trong việc triển khai, thực hiện các quy định chung đã cam kết về bảo vệ các quyền năng cơ bản của con người.
- Ý nghĩa xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội, việc bảo vệ một “tế bào” được ổn định, phát triển có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển xã hội. Vì vậy, việc phòng, chống bạo lực gia đình sẽ nâng cao ý thức bảo vệ gia đình cho các thành viên, góp phần đảm bảo cho một gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc, bền vững. Đảm bảo cho hạnh phúc, bình yên trong mỗi gia đình sẽ đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển.
- Ý nghĩa kinh tế: Bạo lực gia đình gây ra những tổn thất lớn về mặt kinh tế như: làm giảm năng suất lao động, tốn kém chi phí để chữa bệnh, phục hồi sức khỏe cho nạn nhân, chi phí để điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc…chính vì vậy, phòng, chống bạo lực gia đình không chỉ hạn chế được những tổn thất về kinh tế cho việc khắc phục những thiệt hại có liên quan mà còn có khả năng góp phần đưa tình hình kinh tế phát triển nếu không có bạo lực gia đình xảy ra.