7. Kết cấu của Luận văn
1.5.3. Giai đoạn từ năm 1954-1975
Sau năm 1954, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam vẫn tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong giai đoạn này, bản Hiến pháp thứ hai của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hiến pháp năm 1959, đã được Quốc hội khóa I kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 31/12/1959 và được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 01/01/1960. Điều 24 Hiến pháp năm 1959 đã quy định và ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình: “Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Công việc làm như nhau, phụ nữ được hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn được hưởng nguyên lương. Nhà nước bảo hộ quyền lợi của người mẹ và của trẻ em, bảo đảm phát triển của các nhà đỡ đẻ, nhà giữ trẻ, nhà nuôi trẻ. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình”.
Hôn nhân và gia đình năm 1959. Các nguyên tắc chung về bình đẳng nam nữ, bình đẳng vợ chồng được quy định tại Điều 1, Điều 2 và Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. Những Điều từ Điều 12 đến Điều 16 quy định bình đẳng giữa vợ và chồng về nghĩa vụ và quyền trong quan hệ hôn nhân.
Cùng với các quy định của pháp luật, Nghị quyết số 153/NQ-TƯ ngày 01/01/1967 của Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng khẳng định:“sự nghiệp giải phóng phụ nữ là trách nhiệm của toàn Đảng của Nhà nước, của xã hội. Lực lượng phụ nữ, trong đó đội ngũ xung kích là lực lượng cán bộ phụ nữ ở
tất cả các lĩnh vực, phải phát huy vai trò chủ động của mình”[2].
Nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ đã được thể hiện nhất quán, liên tục trong các bản Hiến pháp của nhà nước Việt Nam. Trong mỗi bản Hiến pháp đều có một điều khoản qui định nguyên tắc chung: mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật (Điều 7 Hiến pháp 1946, Điều 22 Hiến pháp 1959) và ít nhất một điều khoản ghi nhận riêng về bình đẳng giữa nam và nữ, về quyền của phụ nữ được Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện thuận lợi, dành những chế độ chính sách đặc biệt giúp đỡ họ vừa thực hiện tốt thiên chức riêng của phụ nữ là làm mẹ, vừa phát triển tiến bộ bình đẳng với nam giới (Điều 9 Hiến pháp 1946, Điều 22 Hiến pháp 1959).
Việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trước vấn đề bạo lực gia đình được khẳng định và phát triển qua từng thời kỳ cách mạng, vị thế của người phụ nữ ngày càng được nâng lên, được hưởng các quyền bình đẳng và được coi trọng như nam giới. Các chế độ, chính sách đối với phụ nữ ngày càng được thể hiện rõ nét, dần dần xóa bỏ tư tưởng phong kiến, áp đặt đối với người phụ nữ, vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình được pháp luật ghi nhận thông qua việc mở rộng các quy định về vấn đề bình đẳng giới.