0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình của In-đô-nê-xi-a

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ) (Trang 37 -37 )

7. Kết cấu của Luận văn

1.4.4. Pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình của In-đô-nê-xi-a

Luật về xoá bỏ nạn bạo hành gia đình năm 2004 của In-đô-nê-xi-a quy định nguyên tắc và mục đích của Luật tại chương II. Luật đã đưa ra bốn nguyên tắc về xoá bỏ bạo lực gia đình: nguyên tắc tôn trọng quyền con người; nguyên tắc công bằng và bình đẳng giới; nguyên tắc không phân biệt đối xử; nguyên tắc bảo vệ nạn nhân. Trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản đó, Luật về xoá bỏ bạo lực gia đình chỉ ra mục đích của Luật là: Ngăn chặn các hình thức bạo hành trong gia đình; bảo vệ nạn nhân bị bạo hành trong gia đình; tiến hành các biện pháp chống lại kẻ gây ra bạo hành trong gia đình; duy trì sự toàn vẹn của sự hoà thuận và thịnh vượng gia đình.

Rất nhiều quyền của nạn nhân bị bạo hành được quy định trong Luật này như: quyền được bảo vệ từ gia đình, luật sư, các tổ chức chính trị xã hội, cơ quan cảnh sát, tư pháp, toà án; quyền được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ theo nhu cầu về y tế; quyền được đối xử đặc biệt về giữ bí mật đối với nạn nhân; quyền được giúp đỡ, chia sẻ của những người làm việc trong các tổ chức dịch vụ xã hội; quyền được hưởng các dịch vụ tư vấn về mặt tinh thần... Cũng như Luật của một số nước trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, Luật về xoá bỏ bạo lực gia đình của In-đô-nê-xi-a quy định trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong xoá bỏ nạn bạo lực gia đình. Điều 13 của Luật này quy định: Chính quyền địa phương cần tăng cường sự lãnh đạo của các cơ quan hành chính liên quan, tổ chức, điều phối và kêu gọi các cơ quan này hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình

Nhận thức được tác hại của bạo lực gia đình, hành vi bạo lực gia đình được hình sự hoá. Cụ thể, Luật dành chương 8 để quy định chi tiết về tội phạm với các hành vi vi cấu thành tội phạm trong lĩnh vực này. Tuỳ theo tính chất và mức độ nguy hiểm của từng hành vi mà chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng. Chẳng hạn đối với người có hành vi bạo lực gia đình về

mặt thể xác thì bị phạt tù không quá 5 năm hoặc phạt tiền không quá 15 triệu rupi; người có hành vi bạo hành về tâm lý sẽ bị phạt tù không quá 3 năm hoặc phạt tiền không quá 9 triệu rupi; người có hành vi bạo lực tình dục thì bị phạt tù không quá 12 năm hoặc bị phạt tiền không quá 36 triệu rupi... Đây là điểm mới và khác biệt so với Luật phòng, chống bạo lực gia đình của nhiều nước trên thế giới. Việc quy định cụ thể, chi tiết hành vi phạm tội và khung hình phạt đối với từng tội phạm một mặt khẳng định tính chất nguy hiểm của hành vi bạo lực gia đình, mặt khác có tác dụng răn đe cho những người hay có hành vi bạo lực gia đình, giáo dục các chủ thể khác không có hành vi vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. Hơn nữa, việc quy định như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thi hành công vụ trong phòng, chống bạo lực gia đình áp dụng chính xác Luật và đạt được hiệu quả cao nhất.

Như vậy, qua pháp luật về bạo lực gia đình của một số nước trên thế giới, ta thấy, mặc dù với những tên gọi khác nhau, những chế định khác nhau… nhưng tất cả các quốc gia đều hướng tới mục đích: nhằm xoá bỏ bạo lực trong mỗi gia đình, bảo vệ những nạn nhân của bạo lực gia đình, thúc đẩy sự bình đẳng giới, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ) (Trang 37 -37 )

×