0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Giai đoạn từ năm 1975 đến nay

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ) (Trang 46 -46 )

7. Kết cấu của Luận văn

1.5.4. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay

nước thống nhất cùng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản Hiến pháp thứ ba năm 1980 đã được Quốc hội khóa VI kỳ họp thứ 7 chính thức thông qua, tiếp tục là nền tảng cho việc xây dựng các quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Hiến pháp năm 1980 còn bổ sung thêm một số nội dung mới nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ. Điều 63 của Hiến pháp năm 1980 khẳng định: “phụ nữ và nam giới có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nhà nước và xã hội chăm lo nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học, kỹ thuật và nghề nghiệp của phụ nữ, không ngừng phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội. Nhà nước có chính sách lao động phù hợp với điều kiện của phụ nữ. Phụ nữ và nam giới việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau”.

Điều 64 của Hiến pháp năm 1980 qui định: “Nhà nước bảo hộ chế độ hôn nhân và gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng...”

Những nội dung thể hiện quyền bình đẳng nam nữ - mấu chốt của công cuộc phòng, chống bạo lực gia đình trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959 và 1980 tiếp tục được kế thừa trong Hiến pháp năm 1992.

Điều 63 Hiến pháp năm 1992 qui định: “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữ và nam làm việc như nhau thì tiền lương ngang nhau”... Trong Hiến pháp 1992, các quy định liên quan đến vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ tập trung nhất ở Điều 50, Điều 52, Điều 63, Điều 71, khẳng định những nguyên tắc cơ bản: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình. Đặc biệt là Điều 71 quy định rõ: "Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng,

sức khỏe, danh dự và nhân phẩm".

Việc ghi nhận quyền bình đẳng giới và bảo vệ các quyền phụ nữ trong Hiến pháp năm 1992 tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc xây dựng và ban hành các văn bản luật nhằm cụ thể hóa các nội dung liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình trong Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Dân sự, Luật Hình sự....

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã đưa ra các quy định về vấn đề hôn nhân và gia đình, trách nhiệm của công dân, xã hội và Nhà nước trong việc xây dựng, củng cố hôn nhân và gia đình của Việt Nam. Điều 2 (các mục 1,2,5), Điều 4, Điều 19, 20, 21, 22, 23, 34, 35 và 38 của Luật này bao gồm các điều khoản trực tiếp liên quan đến PCBLGĐ khẳng định sự bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ, chồng và vợ, nghiêm cấm phân biệt đối xử, ngược đãi, xúc phạm lẫn nhau, khẳng định quyền của người vợ tự do lựa chọn nơi cư trú, khẳng định các nghĩa vụ tôn trọng và bảo toàn danh dự, nhân phẩm và uy tín của vợ chồng.

Bộ luật Dân sự 1995 đã cụ thể hoá các nguyên tắc của Hiến pháp quy định các quyền nhân thân của con người. Trong đó vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ được quy định ở Điều 32, Điều 33, Điều 36, Điều 37 và Điều 38. Bộ luật dân sự một lần nữa khẳng định: ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ; Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình cũng như trong giao lưu dân sự; Quyền ly hôn như một biện pháp bảo đảm để không có bạo lực gia đình đối với phụ nữ.

Bộ luật Hình sự 1999 đã dànhtoàn bộ Chương XII quy định tội danh và hình phạt đối với các hành vi bạo lực đối với công dân nói chung trong đó có

phụ nữ. Chương này gồm 30 điều, trong đó có 14 điều liên quan đến các hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Đó là các Điều 93 tội giết người; Điều 100 tội bức tử; Điều 103 tội đe doạ giết người; Điều 104 tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Điều 110 tội hành hạ người khác; Điều 111 tội hiếp dâm; Điều 112 tội hiếp dâm trẻ em; Điều 113 tội cưỡng dâm; Điều 114 tội cưỡng dâm trẻ em; Điều 115 tội giao cấu với trẻ em; Điều 116 tội dâm ô với trẻ em; Điều 117 tội lây truyền HIV cho người khác; Điều 119 tội mua bán phụ nữ và Điều 121 tội làm nhục người khác. Đồng thời, Chương XIII các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân có Điều 130 tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ; Chương XV các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình có Điều 146 tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; Điều 147 tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng; Điều 151 tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình và Điều 152 tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng.

Bộ luật tố tụng hình sự 1999, trong Điều 6, một lần nữa khẳng định: "Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, và nhân phẩm. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân đều bị xử lý theo pháp luật”. Như vậy, mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người phụ nữ đều phải bị xử lý theo pháp luật, bất kể hành vi đó xẩy ra trong đời sống cộng đồng hay trong phạm vi gia đình, bất kể chủ thể vi phạm có quan hệ gia đình với nạn nhân hay không.

Sau năm 1975 đến nay, Luật hôn nhân và gia đình đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần nhằm phù hợp với trào lưu tiến bộ chung của xã hội. Trong đó, Luật hôn nhân và gia đình 2000 dành rất nhiều điều quy định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa vợ và chồng, giữa các thành viên trong gia đình và nhiều

điều cấm các hành vi bạo lực trong gia đình như Điều 2, Điều 4, Điều 9, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 34, Điều 35, Điều 38, Điều 47, Điều 48, Điều 49, Điều 67, Điều 85 và Điều 107. Nội dung chủ yếu của các quy định là: Vợ chồng có quyền đồng thời là nghĩa vụ chung thủy, thương yêu, chăm sóc nhau, tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. Vợ, chồng có quyền ly hôn. Dưới góc độ phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, có thể coi ly hôn là biện pháp cuối cùng để đảm bảo không xảy ra bạo lực đối với phụ nữ trong các gia đình.

Bên cạnh đó, với sự ra đời và phát triển của một số văn bản pháp luật như: Bộ luật Dân sự 2005, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004, Pháp lệnh người cao tuổi năm 2000, Luật Bình đẳng giới năm 2006, Luật Trợ giúp pháp lý 2006 … và các Nghị định của Chính phủ về xử phạt hành chính liên quan đến bạo lực gia đình đã góp phần hoàn thiện về cơ bản hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Cùng với việc ban hành các văn bản luật và dưới luật liên quan trực tiếp và gián tiếp đến quyền bình đẳng của phụ nữ, Chính phủ Việt Nam đã sớm thành lập Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ nhằm đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản luật và dưới luật. Đồng thời Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đầu tiên ký Công ước CEDAW vào năm 1979 và phê chuẩn 1981. Điều đó, càng thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ - một trong những nạn nhân chính của vấn nạn bạo lực gia đình.

Xuất phát từ quan điểm mang tính định hướng: Nhiều gia đình cộng lại thành một xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình, Đảng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo đối với việc phòng chống BLGĐ, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ. Chỉ thị số 49/2005/CT-TƯ ban hành ngày

21/02/2005 của Ban bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong mục 1.2 đã nêu rõ: “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác gia đình, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên; chủ động rà soát, đánh giá tình hình gia đình tại địa phương, xây dựng và triển khai các kế hoạch, đề án cụ thể giải quyết những khó khăn, thách thức về gia đình và công tác gia đình. Cần đặc biệt quan tâm xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; kiên quyết đấu tranh chống lối sống thực dụng, vị kỷ, đồi trụy; tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; có kế hoạch và biện pháp cụ thể phòng,

chống tệ nạn xã hội và bạo hành trong gia đình”[1]. Tiếp tục quan điểm trên,

để lãnh đạo Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng gia đình Việt Nam tiên tiến, trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI Đảng ta tiếp tục khẳng định: “ Chú trọng bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em gia đình nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn, ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em. Nhân rộng các mô hình làm tốt việc bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng. Xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ, tập trung ở những vùng và khu vực có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng cao, ngăn chặn, đẩy lùi

tình trạng buôn bán phụ nữ và BLGĐ”[10].

Không dừng lại ở ở việc ban hành văn bản trực tiếp định hướng cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đối với hoạt động phòng, chống BLGĐ, Đảng cộng sản Việt Nam còn trực tiếp chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện của Nhà nước trong việc triển khai các hoạt động phòng, chống BLGĐ.

Như vậy có thể thấy rằng, Đảng ta luôn nhất quán với việc phòng, chống lại tệ nạn BLGĐ trong suốt các giai đoạn phát triển của đất nước. Luôn gắn hoạt động phòng, chống BLGĐ với sự phát triển bền vững xã hội, hướng tới việc xây

dựng một xã hội lành mạnh, tiến bộ, tất cả vì sự phát triển của con người.

Chính phủ Việt Nam cũng nhận định: “Bất bình đẳng giới và BLGĐ là những trở ngại đối với sự phát triển và làm sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói

trên tất cả các mặt”[7]. Trên cơ sở đó Chính phủ xác định một trong những

chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội và xóa đòi giảm nghèo là: “Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ; nâng cao trình độ chuyên môn của phụ nữ. Đảm bảo mọi điều kiện để phụ nữ tham gia và hưởng lợi một cách đầy đủ và bình đẳng trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội...Khuyến khích xây dựng gia đình văn hóa trên cơ sở nâng cao vai trò làm chủ của phụ nữ trong gia đình, có biện pháp giúp phụ nữ giảm gánh nặng trong gia đình (nội trợ, ăn uống, đi lại, chăm sóc con cái,..). Giảm nạn bạo hành đối với phụ nữ và trẻ em gái trong gia

đình và xã hội”[7]. Trên cơ sở thúc đẩy các hoạt động rà soát, đánh giá thực

trạng bạo hành đối với phụ nữ, nhận diện những thách thức đối với công tác gia đình hiện nay, vấn đề BLGĐ ở Việt Nam được nhận định: “ ... Bạo hành trong gia đình, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em lang thang kiếm

sống, trẻ em làm trái pháp luật có chiều hướng phát triển”[25].

Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình gắn liền với quá trình phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước đều có những quy định pháp luật khác nhau về vấn đề bạo lực gia đình, tuy nhiên các quy định đó đều nhằm mục đích phòng ngừa và hạn chế bạo lực gia đình xảy ra trong gia đình, bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân mà trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.

Nghiên cứu pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình từ trước năm 1945 đến 01 tháng 07 năm 2008 có thể thấy rằng: sau năm 1975, Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình. Mặc dù các quy định này nằm rãi rác ở các văn bản pháp

luật khác nhau, nhưng về cơ bản các quy định có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình đều được quy định trong các văn bản có giá trị pháp lý cao và đã hình thành được một hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Hệ thống các văn bản này cũng đều được được hình thành từ những năm đầu xây dựng đất nước, thể hiện quan điểm của Nhà nước ta trong vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, hệ thống văn bản pháp luật về PCBLGĐ còn một số hạn chế nhất định như: Chưa có văn bản pháp luật nào có một định nghĩa pháp lý về BLGĐ; Chưa xác định được cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về PCBLGĐ; Thiếu quy định pháp lý về biện pháp ngăn ngừa BLGĐ; biện pháp hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân BLGĐ và Thiếu các quy định mang tính đặc thù về giáo dục có hiệu quả đối với người gây BLGĐ. Ngoài ra, ý thức của người dân trong giai đoạn này vẫn còn mang nặng tư tưởng phong kiến, nhiều người vẫn còn có những thành kiến, tiêu chuẩn và định kiến giới. Nhiều nạn nhân bạo lực gia đình không được trao quyền cũng như lệ thuộc vào kinh tế, không nhận thức rõ các quyền của họ. Vì vậy, các quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong giai đoạn này chưa thực sự phát huy được tính pháp lý của mình.

Trong quá trình hội nhập và phát triển, Việt Nam đã ký kết, phê chuẩn luật và công ước quốc tế liên quan đến bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình. Vì vậy, Việt Nam trở thành thành viên của các công ước với nghĩa vụ pháp lý đầy đủ. Các yêu cầu trong việc giới thiệu các nguyên tắc được quốc tế chấp nhận và nội dung của các công ước, điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với hệ thống luật pháp và chính sách quốc gia đòi hỏi việc ban hành và triển khai pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

thị số 49-CT/TW Ngày 21/2/2005 về xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong đó nêu rõ “tình hình bạo lực gia đình gia tăng

làm ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta”[1].

Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ) (Trang 46 -46 )

×