7. Kết cấu của Luận văn
3.2.2. Giải pháp cụ thể áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
cụ hữu hiệu bậc nhất của nhà nước. Đó là những quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế. Pháp luật đã được các nhà làm luật dày công nghiên cứu, xây dựng và ban hành, tuy nhiên, để nhân dân hiểu, tôn trọng thực hiện pháp luật lại là một con đường dài, nhất là ở những nước mà trình độ dân trí chưa cao như chúng ta. Đặc biệt, ở tỉnh Quảng Trị, mặt bằng dân trí thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, những tư tưởng phong kiến lạc hậu vẫn đang cắm rễ vào tâm thức của nhiều người dân: quan niệm gia trưởng, trọng nam khinh nữ … đang là những thách thức trong quá trình thực thi Luật phòng chống bạo lực gia đình.
Do đó, để Luật phòng chống bạo lực gia đình thực sự đi vào cuộc sống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, tôi đề xuất một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính
quyền địa phương, đơn vị đối với vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình
Kinh nghiệm cho thấy, ở đâu có sự quan tâm, lãnh đạo kịp thời của các cấp ủy Đảng, chính quyền thì ở đó mọi vấn đề sẽ được giải quyết thấu đáo, triệt để. Công tác phòng chống bạo lực gia đình cũng nằm trong quy luật chung đó. Có thể nói, từ trước đến nay, bạo lực gia đình vẫn được coi như là chuyện riêng của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Mặc dù pháp luật Hình sự, Luật hôn nhân và gia đình, Bộ Luật dân sự… cũng có những quy định liên quan, tuy nhiên rất khó thực thi và còn dừng ở ngưỡng cửa mà chưa vào được bên trong gia đình. Hiện này chúng ta đã có Luật phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, chính quyền, đoàn thể, là cơ sở pháp lý để các cấp ủy đảng chính quyền phát huy và thực hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của mình.
Bên cạnh đó, các ngành hữu quan như Hội liên hiệp phụ nữ, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Đoàn TNCSHCM, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch… cần xây dựng quy chế phối hợp, đào tạo bồi dưỡng những cán bộ có đủ năng lực để đảm trách công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
Việc phòng chống bạo lực gia đình là trách nhiệm chung của mọi gia đình và toàn xã hội, do đó cần phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể nhân dân. Phải đưa nội dung Phòng chống bạo lực gia đình vào chương trình, kế hoạch công tác. Hàng năm, các cấp uỷ, chính quyền cơ sở thực hiện tốt việc nắm tình hình các vụ bạo lực gia đình để ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra các vụ án nghiêm trọng. Chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của công tác hoà giải từ cơ sở, để góp phần ngăn chặn giải quyết tốt các mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.
Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Phổ biến, giáo dục pháp luật là cầu nối giữa pháp luật và nhân dân. Đây là khâu đầu tiên của quá trình thực hiện pháp luật. Pháp luật có được thực thi trên thực tế hay không phụ thuộc phần lớn vào sự nhận thức của người dân có được đầy đủ, toàn diện. Từ sự nhận thức đầy đủ, ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân sẽ được nâng cao. Một số nghiên cứu cho biết, BLGĐ chủ yếu là bạo lực trên cơ sở giới tức là bạo lực liên quan tới phụ nữ trong đó nam giới thường là thủ phạm và phụ nữ là nạn nhân của bạo lực. Như vậy, có thể nói bạo lực gia đình là hình thức nghiêm trọng của bất bình đẳng giới trong gia đình. Do vậy, việc tăng cường tuyên truyền về bình đẳng giới trong gia đình có thể làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử đối với phụ nữ và trẻ em gái theo nguyên tắc bình đẳng giới. Bằng cách đó, bạo lực gia đình được phòng, chống một cách căn bản và triệt để.
Pháp luật quy định để có căn cứ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thì bản thân những người bị xâm phạm phải đứng lên tố cáo những chủ thể thực hiện hành vi vi phạm đó. Để có thể xử lý các hành vi bạo lực đối với phụ nữ thì cũng cần có các chứng cứ cụ thể về những hành vi bạo lực đó. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có rất ít phụ nữ bị ngược đãi, xâm hại trong gia đình dám đứng ra tố cáo hành vi đó trước pháp luật và nhờ pháp luật can thiệp và bạo
lực trong gia đình với những hành vi ngược đãi, hành hạ về tinh thần, tình dục không dễ dàng gì để chỉ ra các chứng cứ. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền phải làm sao đạt được mục đích là tạo nên sức mạnh cho nạn nhân bị bạo lực gia đình tự mình đứng lên tố cáo những hành vi bạo lực gia đình.
Để làm tốt công tác này, trong công tác phổ biến, giáo dục cần chú trọng các nội dung sau:
-Bám sát nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu của Luật phòng, chống bạo lực
gia đình trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Về nguyên tắc phòng chống bạo lực gia đình: kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã dành chương II “Phòng ngừa bạo lực gia đình” nhằm mục đích tránh những hậu quả, thiệt hại có thể xảy ra khi có hành vi bạo lực gia đình. Mục 1, chương II đã nêu lên mục đích, yêu cầu, nội dung về thông tin tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể:
Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm mục đích thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền phải đảm bảo chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực; phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hoá, bản sắc dân tộc, tôn giáo; không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình.
Nội dung thông tin, tuyên truyền tập trung vào: chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình; truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt nam; tác hại của bạo lực gia đình; biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình; kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hoá và các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình. Việc thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình được thực hiện thông qua các hình thức: thực hiện trực tiếp; thông qua phương tiện thông tin đại chúng; lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hoá quần chúng khác.
Đối mới các nội dung và hình thức tuyên truyền cho phù hợp với từng đối tượng: cần sử dụng các phương tiện nghe, nhìn, pa nô, áp phích, tờ rơi, bộ tranh, báo, đài, truyền hình, giúp mọi người hiểu rõ các hình thức, đặc điểm, tính chất của BLGĐ, các nguyên nhân, điều kiện và cơ chế BLGĐ, các hậu quả của BLGĐ và các biện pháp phòng chống BLGĐ. Riêng các tờ rơi tuyên truyền cần đảm bảo phát đến tận tay người dân . Tuyên truyền bằng cách lồng ghép nội dung vào các cuộc họp, sinh hoa ̣t ở đi ̣a phương.
Tổ chức các cuộc nói chuyện, tọa đàm, tạo ra diễn đàn trao đổi có sự tham gia của phụ nữ, trẻ em và nam giới nhằm tuyên truyền về tình hình và các biện pháp phòng chống BLGĐ. Huy động sự tham gia tích cực của nam giới trong phòng chống bạo lực gia đình. Nam giới không thể đứng ngoài cuộc vì đây chính là đối tượng có thể làm thay đổi vấn đề bạo lực gia đình bằng cách thông qua các buổi họp cộng đồng, thông qua tuyên truyền trong dòng họ vì chính trong các sinh hoạt của dòng họ thu hút rất đông sự tham gia của các nam giới. Trong các buổi họp dòng họ này cần xác định và tuyên
truyền cho người có tầm ảnh hưởng trong dòng họ trước, sau đó từ những người này mới tiến hành tuyên truyền thay đổi suy nghĩ của những người đàn ông khác trong dòng họ.
Chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác động và hậu quả của BLGĐ lên cuộc sống và phát triển của trẻ em trong gia đình có bạo lực. Chứng kiến những cảnh BLGĐ diễn ra trong gia đình sẽ tác động lớn đến tâm sinh lý và phát triển của trẻ em. Cần có chương trình đặc biệt về nâng cao nhận thức về vấn đề bạo hành trong gia đình cho phụ nữ và trẻ em gái để giúp cho phụ nữ và các em gái có kiến thức cần thiết khi đối mặt với bạo hành gia đình (tìm đến ai và ở đâu để trình báo khi bị bạo hành). Cần tập trung cho việc giáo dục trẻ em ngay từ đầu vì đây mới chính là phương án mang tính lâu dài. Những chương trình nâng cao nhận thức này phải được thiết kế phù hợp với trình độ, ngôn ngữ và cả truyền thống, tập quán của nhóm dân cư.
- Lấy gia đình làm hạt nhân, nâng cao ý thức tự giác của mỗi thành viên trong gia đình
Như chúng ta đã biết, nếp sống, cách giáo dục của gia đình ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách, tâm hồn mỗi con người. Nếu sống trong gia đình có bạo hành thì những thành viên sẽ dần ý thức một cách sai lầm rằng: bạo lực là cách giải quyết các vấn đề trong gia đình (và cả ngoài xã hội). Do đó, trong phổ biến giáo dục Luật phòng, chống bạo lực gia đình, phải lấy gia đình là hạt nhân tuyên truyền, làm cho mọi thành viên phải ý thức rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong mối quan hệ gia đình, trách nhiệm của bản thân để xây dựng, gìn giữ tổ ấm gia đình, tránh tình trạng bạo lực xảy ra.
Bên cạnh đó, cần tác động trực tiếp vào nhận thức của từng cá nhân về phòng, chống bạo lực gia đình. Điều đó có nghĩ là phải đánh bật những tư tưởng phong kiến cổ hủ, lạc hậu và những nhận thức sai lầm trong nhân dân (tư tưởng trọng nam khinh nữ, phụ nữ phải biết "vâng lời" chồng, giữ gìn gia
phong bằng cách im lặng với những hành vi bạo lực vì sợ mất thể diện, sợ con cái lên án...). Đồng thời cần làm rõ cho người dân hiểu như thế nào là "hành vi bạo lực gia đình", tác hại của nó ra sao, sẽ bị xử lý như thế nào và cần làm gì để phòng chống bạo lực gia đình. Mục tiêu cuối cùng là để nâng cao nhận thức, từ đó thay đổi thái độ và hành vi của từng cá nhân và cả cộng đồng: những nạn nhân của bạo lực gia đình có ý thức tự giác, tự mình tố cáo, có thái độ phản kháng và tìm đến sự bảo vệ quyền lợi cho bản thân (Mặc dù đã có Luật nhưng trong một số trường hợp, các cơ quan chức năng chỉ có thể hỗ trợ nạn nhân khi nạn nhân yêu cầu hoặc phải có sự đồng ý của nạn nhân); người có hành vi bạo lực gia đình phải biết dừng lại và thực hiện nghĩa vụ với nạn nhân, ngoài ra còn phải chấp hành sự xử lý nghiêm minh của pháp luật; cộng đồng không thờ ơ và không coi bạo lực gia đình là chuyện riêng bên trong ngưỡng cửa của mỗi gia đình theo tư tưởng "đèn nhà ai nhà nấy rạng".
- Phổ biến Luật phòng, chống bạo lực gia đình phải được thực hiện một cách đồng bộ, lồng ghép với những nội dung khác có liên quan.
Bạo lực gia đình được thế giới xem là vấn đề có tính toàn cầu. Ở Việt Nam, đây cũng là vấn đề phức tạp, cần có sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức và không thể giải quyết trong một sớm một chiều.
Cần lồng ghép tuyên truyền Luật phòng, chống bạo lực gia đình cùng với các văn bản luật liên quan, đặc biệt như: Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Pháp lệnh người cao tuổi. Như vậy mới cung cấp cho nhân dân một tổng quan đầy đủ về vấn đề phòng chống bạo lực gia đình, đồng thời cũng tận dụng những nguồn lực sẵn có để phục vụ công tác tuyên truyền
Đây là một giải pháp quan trọng nhằm cụ thể hoá các chỉ tiêu, mục tiêu về phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập
vào gia đình, tránh việc tuyên truyền chung chung không gắn với chỉ đạo cụ thể, trách nhiệm quản lý của Lãnh đạo các ngành, các cấp. Việc thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, ổn định đời sống gia đình, sẽ góp phần hạn chế bạo lực gia đình do nguyên nhân từ kinh tế khó khăn. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở”, trọng tâm là phong trào xây dựng gia đình văn hoá, được bổ sung tiêu chí “Không có bạo lực trong gia đình” vào tiêu chuẩn xét duyệt công nhận danh hiệu gia đình văn hoá hàng năm.
- Việc tuyên truyền không được khoét sâu vào nỗi đau của nạn nhân hoặc làm cho mâu thuẫn gia đình trở nên sâu sắc.
Trên thực tế, đôi khi người tuyên truyền do thiếu kỹ năng và vốn sống nên vô tình đã biến công tác tuyên truyền thành "phản tuyên truyền". (Ví dụ thời gian qua chúng ta tuyên truyền về HIV/AIDS đã làm cho người dân hiểu lầm, đánh đồng vấn đề này với ma tuý, mại dâm và dẫn đến tình trạng coi HIV là tệ nạn). Đối với tuyên truyền về Luật phòng, chống bạo lực gia đình thì yêu cầu này phải được coi trọng. Nạn nhân của bạo lực gia đình phần lớn có tâm lý mặc cảm, e ngại (thậm chí lo sợ) người khác biết tình trạng của mình. Do đó, tránh trường hợp tuyên truyền làm họ càng mang nặng mặc cảm này, hoặc thiếu tế nhị gây đổ vỡ cho các gia đình.
Thứ ba, tích cực thực hiện các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân
bạo lực gia đình; Nghiên cứu xây dựng những mô hình điểm phòng, chống bạo lực gia đình tại cơ sở.
Qua thực tế đã chứng minh, việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình ở địa bàn tỉnh Quảng Trị đang còn những hạn chế nhất định và chưa phát huy được giá trị đích thực của nó. Vì vậy, để ngăn chặn một cách có hiệu quả bạo lực gia đình đang diễn ra, cần tích cực thực hiện các biện pháp này. Gia đình, cộng đồng và các cơ quan chức năng
cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện các biện pháp này, phải xóa bỏ quan niệm quan niệm sai lầm “chuyện chồng đánh vợ chỉ là một chuyện bình thường trong lúc nóng giận” mà phải xem đó là một vấn nạn chung của toàn xã hội. Trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và các cơ quan chức năng là phải tích cực và khiêm khắc trong việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn và bảo vệ nạn nhân như: phát hiện, báo tin về bạo