0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Những vướng mắc trong phòng, chống bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ) (Trang 96 -96 )

7. Kết cấu của Luận văn

3.1.3. Những vướng mắc trong phòng, chống bạo lực gia đình

- Một là, công tác phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền trong

phòng, chống bạo lực gia đình còn hạn chế. Thực tiễn cho thấy các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền chưa hình thành được một mạng lưới hay một hệ thống trong việc phòng, chống bạo lực gia đình và chưa có một cơ chế thống nhất cho việc phối hợp của các cơ quan chức năng nên trong quá trình thực hiện còn lúng túng và chủ quan, không chủ động thực hiện.

- Hai là, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình chưa hoàn thiện,

một số quy định chưa thực sự đầy đủ, cụ thể như chưa có quy định thế nào là thành viên của gia đình dẫn đến những hạn chế trong quá trình áp dụng, xử lý hành vi bạo lực gia đình. Ví dụ trường hợp anh A cưới chị B năm 1995 nhưng không đăng ký kết hôn, hiện có hai con. Đến năm 2008, anh A đánh chị B bị thương nghiêm trọng. Như vậy, để áp dụng các hành vi vi phạm do bạo lực gia đình gây ra phải xác định trường hợp này là hành vi bạo lực gia đình giữa các thành viên trong gia đình (có chị B có phải là vợ của anh A không) hay là trường hợp “nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng” ?. Căn cứ Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 thì chị B không phải là vợ của anh A. Căn cứ Khoản 2, Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 “2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam,

nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng” thì như

thế nào?. Trong khi đó trường hợp “chung sống với nhau như vợ chồng” lại không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể, nếu căn cứ vào Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/6/2000 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình thì bao gồm những trường hợp:

- Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 không đăng ký kết hôn (công nhận vợ chồng).

- Trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2003 (không đăng ký kết hôn), sau đó đăng ký kết hôn trong hai năm (công nhận vợ chồng).

- Trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 nhưng không đăng ký kết hôn hoặc trong trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 01/01/2000 trở đi thì có phải là thành viên trong gia đình không?

Việc quy định không thống nhất giữa Luật hôn nhân và gia đình và Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã gây nên những tranh cãi trong quá trình triển khai và áp dụng.

Ba là, thẩm quyền xử lý hành vi bạo lực gia đình chưa thống nhất,

quy định rãi rác ở các văn bản pháp luật khác nhau. Có trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình thì được áp dụng theo Luật cán bộ, công chức với thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan, đơn vị…, trường hợp khác lại do Chủ tịch UBND các cấp, Công an, Tòa án, …theo Nghị định gây khó khăn trong quá trình áp dụng. Cần có một quy định thống nhất về thẩm quyền xử lý hành vi bạo lực gia đình trong một văn bản pháp lý để thuận tiện cho người dân cũng như các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình áp dụng.

Bốn là, chủ thể bị bạo lực gia đình không phối hợp với các tổ chức, cơ

quan có thẩm quyền trong trường hợp bị bạo lực gia đình gây ra, một số trường hợp điển hình như sau:

Vụ thứ nhất: Trưa ngày 16.3.2012, một vụ bạo hành gia đình đã xảy ra

tại thôn An Lộng, xã Triệu Hòa, huyê ̣n Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị khiến chị Lê Thị Tưởng (SN 1981) phải nhập viện trong tình trạng đa chấn thương rất nghiêm trọng với nhiều vết bầm tím , tụ máu , phù nề trên cơ thể . Điều đáng nói là, sau khi uống rượu say về , ông Bùi Xuân Toàn (SN 1974) - chồng chị

Tưởng lôi chị vào phòng khóa chặt phòng lại rồi dùng ghế , ống nước đánh đâ ̣p đến khi chị gục xuống đất mới chịu thôi.

Vụ thứ hai: Vào lúc 6 giờ 30 ngày 21.3.2012, tại thôn Ba công , xã

Hướng Linh, huyện Hướng Hóa đã xảy ra mô ̣t vụ án mạng làm người phụ nữ đang thai tháng thứ 6 tử vong ngay tại chỗ. Nguyên nhân do vợ chồng có mâu thuẫn nên anh Diệp Minh Hải (SN 1980) đã cầm que tre rượt đuổi theo vợ là chị Nguyễn Thị Minh (SN 1982) rồi đánh nhiều phát vào đầu và chân làm chị Minh chết ngay tại chỗ.

Vụ thứ ba: Đây là vụ bạo lực gia đình được xem là điển hình, vụ việc

diễn ra suốt gần 15 năm liền, nạn nhân là bà Võ Thị Thủy 50 tuổi (trú tại thôn Phương Lang, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị). Theo lời kể của bà Thủy thì gần 15 năm nay bà bị đánh đập dã man. “Ông ấy luôn kiếm cớ ghen tuông, đòi hỏi những điều vô lý mà tôi không chịu đáp ứng… rồi đánh”. Đứa con trai lớn của bà Thủy phải nghỉ học khi đang học lớp 6 để ở nhà trông mẹ, giúp mẹ vì mẹ bị đánh quá thường xuyên. Đến khi tức nước vỡ bờ, không chịu đựng nổi nữa thì bà Thủy mới chịu gửi đơn lên Công an tỉnh Quảng Trị nhờ can thiệp. Cuối tháng 2.2012, Công an tỉnh Quảng Trị cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng này về hành vi bạo lực gia đình.

Không ít phụ nữ ở tỉnh Quảng Trị đang ngày ngày âm thầm sống chung với bạo lực gia đình và không dám lên tiếng. Không chỉ bị chửi rủa, đánh đập, một số chị em còn đối mặt với bạo lực tình dục. Nhiều người bị buộc phải quan hệ hoặc mang thai trong khi tình trạng sức khỏe không đảm bảo. Tại xã Húc (huyện Hướng Hóa), trước đây từng xảy ra một vụ án kinh thiên, động địa. Người chồng sau khi uống rượu say về, ép vợ quan hệ tình dục nhưng không được, đã dùng rựa chém chết vợ. Kết cục đau lòng là người vợ qua đời, ông chồng vào tù để lại một đàn con nheo nhóc, không nơi nương tựa.

đình đã góp phần làm tăng thêm những con số đáng báo động về vấn nạn bạo lực gia đình. Nếu các chủ thể này lên tiếng từ lúc các hành vi bạo lực mới phát sinh thì có lẽ không có kết cục đau lòng xảy ra. Biết bao gia đình vẫn biết là vậy, nhưng rồi vẫn im lặng, vẫn nhẫn nhục, chịu đựng và trong quá trình xử lý các tổ chức xã hội, cơ quan có thẩm quyền cũng biết rõ tình hình nhưng không thể giải quyết được gì khi nạn nhân không lên tiếng, không yêu cầu được bảo vệ. Chính vì vậy đã gây nên những hạn chế, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc bạo lực gia đình.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (QUA THỰC TIỄN TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ) (Trang 96 -96 )

×