Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình (qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị) (Trang 99)

7. Kết cấu của Luận văn

3.2.1.Giải pháp chung

- Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Mặc dù trong những năm vừa qua, Việt Nam đã ban hành một hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện và đầy đủ làm cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng chống BLGĐ. Tuy nhiên, qua hoạt động rà soát của các cơ quan chức năng và thực tiễn thực hiện pháp luật cho thấy rằng vẫn còn những bất cập, mâu thuẫn và thiếu những quy định cần thiết để hoạt động phòng, chống BLGĐ đạt hiệu quả. Về vấn đề này, Ủy ban các vấn đề xã hội, Quốc hội khóa XII đã nhận định: “Một trong các nguyên nhân dẫn tới khoảng cách giới còn tồn tại trong thực tế là do sự thiếu đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về bình đẳng giới mà chưa được rà soát, bổ sung, sửa đổi kịp thời; một số văn bản pháp luật mới được xây dựng, ban hành chưa tuân thủ quy trình lồng ghép giới, nhất là chưa đánh giá đầy đủ dự báo tác động của văn bản

đến nam và nữ” [51]. Để khắc phục những hạn chế này, theo tôi cần thiết phải

tiến hành đồng bộ các hoạt động sau:

Một là, làm rõ một số khái niệm quan trọng trong Luật Phòng, chống

bạo lực gia đình nhằm thống nhất với các luật khác.

hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”

(Khoản 2, Điều 1) và bổ sung “Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ

chồng” (Khoản 2, Điều 2).

Tuy nhiên, Luật lại không giải thích khái niệm "thành viên gia đình", nên gây khó hiểu trong quá trình áp dụng pháp luật. Hiện nay, đa số mọi người vẫn dựa vào khái niệm gia đình của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và

quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này” (Điều 8); từ đó cho

rằng: thành viên gia đình là những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng. Sự suy luận này tưởng như rất logic nhưng lại không hề có căn cứ gì, bởi Luật Hôn nhân và gia đình và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình là hai luật độc lập, có vị trí ngang bằng nhau trong hệ thống pháp luật, nên không thể tùy tiện áp dụng khái niệm của luật này để giải thích quy định của luật khác. Như vậy, hiện nay đối tượng điều chỉnh của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình chưa được quy định một cách rõ ràng, có thể gây ra nhiều cách hiểu khác nhau, và do đó việc áp dụng các quy định này để bạo vệ nạn nhân trở nên khó khăn hơn. Xuất phát từ thực tiễn là nhận thức của người dân về bạo lực gia đình là chưa cao, để đảm bảo những quy định của pháp luật thực sự đơn giản, dễ hiểu và dễ áp dụng, theo tôi cần quy định cụ thể, rõ ràng về đối tượng điều chỉnh của Luật này.

Các văn bản pháp luật liên quan đến giải quyết bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam chưa định nghĩa rõ một số hình thức bạo lực như quấy rối, cưỡng bức tình dục, hành hạ người khác… hoặc có đề cập trong Luật Phòng chống

BLGĐ nhưng chỉ nêu các biện pháp phạt tiền và “phạt hành chính”. Do đó, để truy tố tội danh này, các cơ quan tiến hành tố tụng phải vận dụng một số điều khoản khác của Bộ luật Hình sự. Ví dụ như Tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 110 Bộ luật hình sự năm 1999: “1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a. Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật; b.Đối với nhiều người”.

Bên cạnh đó, Luật hình sự Việt Nam không có tội danh cụ thể nào gọi là cưỡng bức, quấy rối tình dục mà chỉ điều chỉnh một số hành vi như người đã thành niên có hành vi quấy rối tình dục đối với trẻ em thì có thể bị xử lý về tội "Dâm ô đối với trẻ em" quy định tại Điều 116 BLHS. Hay quấy rối tình dục tại nơi công cộng có thể bị xử lý về tội "Làm nhục người khác" quy định tại Điều 121 BLHS. Trên thực tế, tình trạng cưỡng bức, quấy rối tình dục diễn ra rất nhiều (kể cả giữa vợ và chồng), tuy nhiên do không có định nghĩa rõ ràng khiến việc xác định hành vi vi phạm thuộc loại này mang tính hình sự hay dân sự, cũng như việc áp dụng các tội danh khác ngoài tội bạo hành về thân thể hoặc bạo hành nghiêm trọng về tinh thần trong một vài trường hợp là rất khó khăn…. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định hành vi vi phạm pháp luật và việc áp dụng các tội danh của các cơ quan chức năng, theo tôi cần có quy định về các khái niệm này.

Hai là, hoàn thiện một số quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

a) Quy định về biện pháp cấm tiếp xúc

Việc quy định về việc cấm tiếp xúc trong một thời gian giữa nạn nhân và người có hành vi bạo lực là cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho nạn nhân, để hai bên có thời gian cân nhắc về hành động của mình và cũng là để giáo dục người có hành vi bạo hành về tội lỗi của họ. Tuy nhiên, việc áp dụng

biện pháp này yêu cầu có sự đồng ý của nạn nhân hoặc người giám hộ (thường là một thành viên khác trong gia đình), điều này có phần chưa khả thi. Bởi vì bản chất của những mối quan hệ trong gia đình là gắn bó thân thiết và bền chặt, nếu một người có ý từ bỏ, sống ra ngoài thì mối liên hệ giữa các thành viên thường bị cho rằng sẽ trở nên lỏng lẻo và khó chấp nhận. Hơn nữa, với những nạn nhân bị bạo lực là phụ nữ và trẻ em, do họ bị phụ thuộc nhiều vào người chồng, người cha, đặc biệt là người phụ nữ lại rất gắn bó với con cái, nên dù bị đối xử tàn nhẫn nhưng họ vẫn có thể nín nhịn, tiếp tục sống chung với người có hành vi bạo lực. Do đó, việc quy định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc phải có sự đồng ý của nạn nhân mặc dù rất thỏa đáng khi để nạn nhân tự cân nhắc, quyết định theo tình cảm và ý thức của họ, nhưng mặt khác cũng là chưa thể bảo vệ họ tránh những hành vi bạo lực nguy hiểm có thể xảy ra sau này.

Ngoài ra, quy định về một trong những điều kiện áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc chưa thật hợp lý: Người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân bạo lực gia đình có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc, nơi ở này bao gồm nhà của người thân, bạn bè, địa chỉ tin cậy hoặc nơi ở khác mà nạn nhân bạo lực gia đình tự nguyện chuyển đến ở. Rõ ràng nạn nhân của bạo lực gia đình tiếp tục phải chịu thiệt thòi: họ bị làm tổn thương, và để tránh những tổn thương này họ bị buộc phải rời khỏi nhà của mình. Như vậy, những người khác nhìn vào có thể cho rằng đó là “hình phạt” cho những người không cam chịu mà lên tiếng đòi công bằng cho mình. Trong khi đó, kẻ có hành vi bạo hành lại đương nhiên được ở nhà của mình, việc nạn nhân không ở đó thậm chí có thể là mong muốn của những người này, nên họ có thể hoàn toàn không quan tâm.

Mặt khác, biện pháp cấm tiếp xúc được quy định trong 4 điều của Luật mới chỉ dừng lại ở mức độ hưởng ứng, chưa có vụ nào thực thi và nhiều cán

bộ tỏ ra xa lạ với biện pháp này vì “hầu hết đã hòa giải” hoặc “nạn nhân không có đơn” hay “ li hôn là hết rồi”.

Do đó, khi áp dụng biện pháp này, theo tôi trong một số trường hợp không cần đến sự yêu cầu hay cho phép của nạn nhân (trường hợp hành vi bạo lực gây tổn hại hết sức nghiêm trọng tới sức khỏe, danh dự của nạn nhân; hành vi lặp lại nhiều lần; người có hành vi đã được giáo dục mà tiếp tục vi phạm…). Đồng thời nếu thực hiện cấm tiếp xúc thì người thực hiện hành vi có thể phải rời khỏi nơi cư trú (nếu nạn nhân không tìm được nơi ở khác thích hợp) và đảm bảo quyền trông nom, chăm sóc gia đình, con cái của nạn nhân. Trong trường hợp nạn nhân bị lệ thuộc hoàn toàn vào kinh tế thì khi cách ly có thể xem xét việc yêu cầu cấp dưỡng cho nạn nhân như quy định của một số nước và không trái với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.

b) Quy định về căn cứ để xử lý hình sự người có hành vi bạo lực gia đình Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định cơ sở pháp lý để xử lý hình sự các hành vi BLGĐ gây thương tích cho người khác là tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên và tỷ lệ này chỉ có thể xác định trên cơ sở kết luận của giám định pháp y. Mặt khác, luật lại quy định chỉ sau khi có quyết định khởi tố vụ án thì các cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền trưng cầu giám định pháp y. Hệ quả là các cơ quan tiến hành tố tụng khi nhận được thông tin về BLGĐ không thuộc trường hợp nghiêm trọng gây thương tích nặng cho nạn nhân (thực tế rất phổ biến) thường không khởi tố vụ án. Phần nạn nhân thì lúng túng với đòi hỏi phải có chứng cứ về tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên khi thực hiện quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Đây là một bất cập ảnh hưởng đến việc thực hiện biện pháp xử lý hình sự người có hành vi BLGĐ ngay cả khi người phụ nữ đã quyết định thực hiện quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự (theo yêu cầu của người bị hại).

Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự Việt Nam đã có nhiều quy định bảo vệ người chưa thành niên, trong đó các quy định về các tội phạm xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm của con người đều quy định phạm tội đối với trẻ em là “tình tiết tăng nặng” định khung và kẻ phạm tội phải chịu mức chế tài nghiêm khắc hơn đã có tác dụng trừng trị và ngăn ngừa đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay chưa có các quy định pháp luật bắt buộc những người phát hiện, nghi ngờ trẻ em bị bạo lực, xâm hại phải khai báo, trừ phi các hành vi đó có yếu tố hình sự, chưa quy định về việc bảo vệ trẻ em là nạn nhân, nhân chứng hay thủ phạm; quy trình, trách nhiệm thẩm quyền đánh giá nguy cơ và quản lý trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, cũng như những tiêu chuẩn cụ thể về đánh giá mức độ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em của các hành vi bạo lực, xâm hại để từ đó có kế hoạch và hạn chế tối đa những tổn hại có thể gây ra cho trẻ em… Vì vậy, cần có quy định bổ sung tình tiết “phạm tội đối với những người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi”, người chưa thành niên không có điều kiện và khả năng bảo vệ mình, “nhiều người giao cấu với một người”… là tình tiết tăng nặng định khung đối với những tội phạm xâm hại tính mạng, sức khỏe, các tội phạm về tình dục đối với trẻ em…

Theo tôi cần sửa đổi các quy định của pháp luật hình sự theo hướng bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình, cần có quy định đơn giản hơn đối với việc xác định cơ sở pháp lý để xử lý hình sự các hành vi BLGĐ tạo điều kiện cho nạn nhân BLGĐ dễ dàng đưa ra các chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình, đồng thời có các quy định hữu hiệu để bảo vệ trẻ em trước các hành vi bạo lực và xâm hại, ngăn chặn tối đa những vụ án bạo lực gia đình đối với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương này.

c) Quy định về hình thức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình

hành vi bạo lực gia đình. Tuy nhiên, quy định về hình thức phạt tiền của Nghị định này còn chưa thực sự hợp lý, tính răn đe chưa cao.

Báo Afamily ngày 10/12/2009 có bài viết “Bi hài chuyện “cải tà” những ông chồng bạo lực phản ánh trường hợp xử lý vi phạm bạo lực gia đình. Bị chính quyền lập biên bản vì tội đánh vợ quá dã man, người chồng được đưa đi cải tạo, nhưng chính vợ là người phải theo "hầu" chồng. Tiền thăm nuôi trong “trại” cũng mất gần chục triệu. Nạn nhân tâm sự: "Đánh mình đến thâm tím mặt mày, ông ấy bị phạt đi cải tạo. Thế nhưng mình lại phải cất công đi thăm nuôi, y hệt như ông ấy đi tù. Đến khi ông ấy bảo biết lỗi, giục mình chạy tiền để bớt tháng, mình cũng phải chạy mấy triệu xin cho chồng về trước hạn 2 tháng". Câu chuyện nghe có vẻ ngược đời như trên không phải là hiếm gặp. Là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình, nhưng nhiều khi chính người vợ lại chịu khổ hơn khi tố cáo chồng, chồng bị phạt nhưng chị em lại là người nộp tiền. Vì vậy, cũng vì sợ phải nộp phạt mà nhiều người vợ không dám đứng lên tố cáo chồng. Bên cạnh đó, mức xử phạt những hành vi vi phạm về bạo lực gia đình vẫn còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

Câu chuyện nêu trên là một điển hình cho sự bất cập của quy định về hình thức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.

Ngoài ra, xét cho cùng đối với việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực bạo lực gia đình thì người vi phạm và người bị vi phạm cùng có chung lợi ích, do đều là thành viên trong gia đình. Khi người vi phạm bị xử lý bằng hình thức phạt tiền thì khoản tiền đóng phạt, nếu có, cũng là của gia đình. Ví dụ: Chồng hoặc vợ có hành vi vi phạm đến lợi ích của nhau thì sẽ phải nộp tiền phạt, nhưng khoản tiền họ nộp cũng là tài sản chung của vợ chồng. Có khi, người thường xuyên có hành vi vi phạm lại chính là người không tạo ra thu nhập cho gia đình. Vì thế, việc đóng phạt đối với họ không hề có tác dụng trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

việc ngăn chặn tái phạm. Họ càng vi phạm, càng phải đóng phạt nhiều, thì kinh tế gia đình theo đó mà giảm sút và những người khác trong gia đình tiếp tục bị thiệt thòi quyền lợi.

Do đó, rất nhiều trường hợp nạn nhân phải đi nộp phạt thay người có hành vi vi phạm, và như vậy thì không thể giáo dục người vi phạm mà chỉ làm nạn nhân không muốn tố cáo lần sau. Tương tự, với trường hợp con chưa thành niên từ 16 tới 18 tuổi bị xử phạt vì hành vi bạo lực với bố mẹ, nếu họ không có tiền nộp phạt thì nạn nhân – bố mẹ họ phải nộp phạt thay.

Xuất phát từ những bất cập nêu trên, tôi cho rằng có thể bỏ chế tài phạt tiền, thay vào đó là chế tài lao động công ích trong xử lý vi phạm hành chính trong phòng, chống bạo lực gia đình và quy định bổ sung người bạo hành phải

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình (qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị) (Trang 99)