Xử lý theo pháp luật dân sự

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình (qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị) (Trang 78)

7. Kết cấu của Luận văn

2.5.3. Xử lý theo pháp luật dân sự

Điều 4, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình là “Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo

lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật”(Khoản 4). Điều

42 của Luật này cũng ghi nhận: “Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình... nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo

quy định của pháp luật” (Khoản 1). Những quy định này là hoàn toàn phù

hợp với quy định của Điều 604, Bộ luật Dân sự:

danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”

Các nguyên tắc bồi thường, xác định thiệt hại… được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, người gây ra thiệt hại phải bồi thường và người được bồi thường lại là những thành viên trong cùng một gia đình với những mối liên hệ chặt chẽ về tình cảm cũng như về kinh tế, nên vấn đề bồi thường trở nên rất nhạy cảm và tế nhị, có thể đe dọa phá vỡ hạnh phúc gia đình bất cứ lúc nào. Việc thực hiện quy định này khó có thể đạt được mục đích răn đe. Bởi lẽ thường thì vấn đề tài chính của người bị phạt và nạn nhân bạo lực gia đình là một và cũng có lúc người đứng ra nộp phạt giúp lại là nạn nhân. Từ đó tạo ra lối tư duy tiêu cực của những người tố giác hành vi bạo lực dẫn đến hệ quả là khó cải thiện được tình hình bạo lực đang diễn ra, cụ thể:

Trường hợp bồi thường thiệt hại phát sinh giữa cha mẹ và con: Điều 606, Bộ luật Dân sự quy định:

Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Điều 40, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định: “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra”

Như vậy, thiệt hại do người chưa thành niên gây ra thì cha mẹ phải có trách nhiệm bồi thường. Trong trường hợp nếu người con này có hành vi bạo lực, gây thiệt hại cho chính cha mẹ mình thì xử lý như thế nào? Theo quy định của pháp luật thì người con nếu không có tài sản riêng thì cha mẹ phải dùng tài sản để bồi thường thay cho con. Như vậy, người trực tiếp phải bồi thường và người được bồi thường là một, người có hành vi vi phạm không phải chịu thiệt hại gì.

Ngược lại, nếu quan hệ bồi thường phát sinh giữa cha mẹ đối với con: khi cha mẹ có hành vi bạo lực với con, dù họ chỉ là thực hiện việc giáo dục con mà gây ra những tổn thất về thể chất, tinh thần cho trẻ thì cha mẹ cũng phải bồi thường. Nhưng đứa trẻ sống dưới sự chăm lo, nuôi dưỡng của cha mẹ thì việc cha mẹ bồi thường cho con thực hiện như thế nào? Với những người con chưa thành niên, chưa có khả năng quản lý tài sản thì số tiền này do người giám hộ của con là cha mẹ quản lý và được phép chi tiêu vào những hoạt động vì lợi ích của con. Điều này rất dễ dẫn tới những sự không rõ ràng khi mà cha mẹ vẫn là người nuôi dưỡng con, họ hoàn toàn có thể dùng tiền phạt của mình để thực hiện nuôi dưỡng và kết quả là họ hầu như không bị ảnh hưởng gì. Ngoài ra còn có những trường hợp những bậc cha mẹ già sống trong sự phụng dưỡng của các con nhưng lại có hành vi bạo lực với con cái, phải bồi thường theo quy định của pháp luật; nhưng họ không có gì để bồi thường ngoài số tiền được con cái cho, nên việc bồi thường về căn bản không được thực hiện trên thực tế.

Một trường hợp bồi thường trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình cũng khá phổ biến là bồi thường thiệt hại giữa vợ và chồng. Có những trường hợp người vợ hoặc người chồng không có thu nhập, không có tài sản riêng mà lại có hành vi bạo lực gia đình và phải bồi thường cho chồng hoặc vợ mình. Về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là

tài sản chung hợp nhất. Nên khi phát sinh nghĩa vụ bồi thường thì phải chia khối tài sản chung của vợ chồng, xác định phần tài sản tiền của mỗi người để thực hiện nghĩa vụ. Điều này có thể làm xáo trộn gia đình, ảnh hưởng tới kinh tế cũng như khả năng sản xuất kinh doanh của gia đình. Người được bồi thường lại phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ việc bồi thường gây ra, nên trong nhiều trường hợp họ cũng không muốn nhận, thậm chí còn phải thực hiện nghĩa vụ thay cho vợ, chồng mình để bảo toàn tài sản gia đình. Việc thi hành án trong những trường hợp này cũng rất lòng vòng và lãng phí. Đây là vấn đề vướng mắc cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết.

Ngoài ra, một quy định khác của pháp luật hôn nhân có thể áp dụng trong phòng, chống bạo lực gia đình là hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

Khi cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi truỵ, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì tuỳ từng trường hợp cụ thể Toà án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 42 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ một năm đến năm năm. Toà án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này

(Điều 41, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).

Với quy định này, khi người cha, mẹ có hành vi bạo lực gia đình với con thì có thể bị hạn chế quyền của cha mẹ đối với con. Khi bị áp dụng chế tài này có thể đảm bảo quyền lợi của đứa trẻ: hạn chế ảnh hưởng của người đã có hành vi bạo lực với chúng, ngăn chặn những hành vi tương tự xảy ra, bảo đảm sự an toàn, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của chúng. Tuy nhiên, việc tách đứa trẻ ra

khỏi bố mẹ có thể làm phát sinh những hậu quả nhất định, tác động xấu tới sự trưởng thành của chúng, do đó cần được xem xét và cân nhắc cẩn thận. Do pháp luật chưa có quy định cụ thể về “hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; phá tán tài sản của con; có lối sống đồi truỵ, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức

xã hội” người áp dụng pháp luật cần xem xét từng trường hợp cụ thể, hành vi

bạo lực đã rơi vào quy định này hay chưa để đưa ra quyết định đúng đắn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình (qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị) (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)