Giai đoạn trước năm 1945

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình (qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị) (Trang 40)

7. Kết cấu của Luận văn

1.5.1. Giai đoạn trước năm 1945

Xã hội Việt Nam thời trước Cách mạng tháng 8/1945 là một xã hội nghèo đói, chậm phát triển. Trong gia đoạn này, phụ nữ nằm ở nhóm xã hội

tôi”,”con”,”vợ” là nhóm phải chịu sự giáo dục, sự thống trị tuyệt đối của

nam giới. Phụ nữ còn phải tuân theo các quy tắc của “Tam tòng, Tứ đức” và bị coi rẻ “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, thân phận của người phụ nữ bị gắn với buồng the, bếp núc, hầu hạ các đấng mày râu; phải tuân thủ các bất bình đẳng kéo dài, trói buộc đôi khi khiến họ lãng quên quyền làm người của mình. Trong gia đình, mặc dù là lực lượng lao động chủ lực nhưng người phụ nữ không được định đoạt số phận của mình, họ bị trói buộc bởi lễ giáo phong kiến, bị dồn vào khuôn khổ chật hẹp của công việc nội trợ, nuôi dạy con cái phải nghe theo sự điều khiển của người chồng trong gia đình và thậm chí cả con trai của mình. Tư tưởng này vốn ăn sâu vào tiềm thức, người đàn ông là người làm chủ gia đình, có thể làm bất cứ việc gì họ muốn và mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt là phụ nữ phải nhất nhất chấp hành. Có thể thấy, trong giai đoạn này, vấn đề bạo lực trên thực tế đã diễn ra một cách gay gắt, người phụ nữ là nạn nhân chủ yếu của bạo lực gia đình, họ phải luôn phục tùng theo mệnh lệnh của người đàn ông trong gia đình, người phụ nữ trong gia đoạn này phải chịu sự giáo dục, sự thống trị tuyệt đối của nam giới là việc đương nhiên. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến “trọng nam, khinh nữ” nên trong giai đoạn này ý thức về bạo hành gia đình chưa được đề cập đến, các quy định do Nho giáo và tục lệ đặt ra đều nhằm mục đích bảo vệ tuyệt đối chế độ gia tộc phụ quyền: thiên về quyền lợi pháp lý của người chồng, bảo vệ quyền lợi của người chồng với tư cách là gia trưởng.

Với sự ra đời của "Quốc triều hình luật" hay còn gọi là bộ Luật Hồng Đức với các quy định tiến bộ đã đem lại cho con người cái nhìn khác về xã

hội lúc bấy giờ. Luật Hồng Đức nói riêng và pháp luật thời Lê nói chung mang đặc thù của pháp luật Đại Việt, phản ánh chân thực và sâu sắc tình trạng xã hội nước ta thế kỷ XV và sau này. Tính đặc thù của Bộ luật Hồng Đức thể hiện rõ trong hai chương "Hộ hôn" và "Điền sản". Những điều luật này ít nhiều đã đề cập đến một số quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội và trong gia đình – đây là một trong những quy định đầu tiên bảo vệ quyền lợi phụ nữ nhằm phòng, chống bạo lực gia đình. Bên cạnh các quy định khắt khe về nghĩa vụ của người vợ, bảo vệ gia đình phụ quyền gia trưởng với nhiều đặc quyền của người đàn ông thì Bộ luật Hồng Đức đã có những quy định hé mở cho vấn đề bình đẳng nam nữ, cha mẹ và con cái với một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em,…

Người vợ, theo phong tục và quy định phải lệ thuộc vào chồng nhưng trong Bộ luật Hồng Đức địa vị của người vợ có những độc lập nhất định như họ có quyền có tài sản riêng, có quyền xin ly hôn trong một số trường hợp, ví dụ tại Điều 308 quy định: “Chồng xa cách vợ không lui tới suốt 5 tháng thì vợ được phép trình quan sở tại, quan xã làm chứng thì chồng đó mất vợ. Nếu đã có con thì gia hạn 1 năm. Những người công sai đi xa không áp dụng luật này. Nếu đã thôi vợ mà cản trở người khác cưới vợ cũ thì xử biếm”. Trong trường hợp cưỡng ép phụ nữ kết hôn cũng bị tội, Điều 320 quy định như sau: “Mãn tang chồng nhưng người vợ thủ tiết, nếu ngoài ông bà, cha mẹ, kẻ nào khác gả ép người phụ nữ đó thì bị biếm ba tư và buộc phải ly dị. Trả người đàn bà về chồng cũ…” hoặc “những nhà quyền thế mà ức hiếp để cưới con gái lương dân thì xử phạt, biếm hay đồ” (Điều 338).

Bộ luật Hồng Đức xử rất nặng đối với những trường hợp xâm phạm thân thể, tiết hạnh của người phụ nữ, kẻ nào “hiếp dâm thì xử lưu hay chết. Phải nộp tiền tạ tội hơn một bậc đối với tiền tạ tội gian dâm thường. Nếu gây thương tích cho người đàn bà thì xử nặng hơn một bậc đánh người bị

thương. Nếu làm chết người đàn bà thì điền sản kẻ phạm tội phải giao cho nhà người bị chết” (Điều 403); “gian dâm với con gái nhỏ 12 tuổi trở xuống, dù nó thuận tình thì vẫn xử như tội hiếp dâm” (Điều 404). Nếu “chồng đánh vợ bị thương thì xử như tội đánh người bị thương nhưng nhẹ hơn 3 bậc. Nếu đánh chết thì xử như tội đánh chết người nhưng nhẹ hơn 3 bậc, tiền đền mạng bớt 3 phần. Cố ý giết vợ thì giảm một bậc tội; nếu có tội bị chồng đánh, không may chết thì xử riêng. Đánh vợ bé bị thương, sứt gãy trở lên thì nhẹ tội hơn đánh vợ 2 bậc…” (Điều 482).

Bên cạnh bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, bộ luật Hồng Đức còn chú ý đến đối tượng trẻ em, tại Điều 313 có quy định: “Trẻ nhỏ mồ côi và phụ nữ tự bán mình không người bảo lãnh thì kẻ mua và kẻ viết văn khế, kẻ làm chứng đều bị xử roi, trượng theo luật (nữ bị đánh 50 roi, nam bị đánh 80 trượng) đòi lại tiền trả cho kẻ mua, hủy bỏ văn khế. Kẻ cô độc, khốn cùng từ 15 tuổi trở lên tự nguyện bán mình thì cho phép. Trường hợp kẻ nào “làm chuyện ngược ngạo (lượm trẻ lạc về, không nuôi còn hành hạ) để đến nỗi con người ta chết thì đánh 80 trượng, đền 5 quan tiền nhân mạng cho cha mẹ đứa trẻ chết” (điều 605).

Như vậy, ngay từ thời phong kiến, con người đã có ý thức đối với việc bảo vệ các quyền lợi của mình, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em, pháp luật bước đầu đã ghi nhận các quyền lợi đó, bình đẳng giới cơ bản được hình thành nhằm phòng, chống các hành vi bạo lực xảy ra trong gia đình và xã hội. Xét về góc độ pháp luật, những quy định này là tiền đề cho những quy định cụ thể về các hành vi bạo lực sau này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình (qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)