Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình (qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị) (Trang 65)

7. Kết cấu của Luận văn

2.3.2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã nêu lên trách nhiệm của rất nhiều cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực này, trong đó có thể kể tới Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, bao gồm:

1. Tuyên truyền, giáo dục, khuyến khích, động viên hội viên và nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

2. Kiến nghị những biện pháp cần thiết với cơ quan nhà nước có liên quan để thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác; tham gia phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực

gia đình. (Điều 33)

Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam – một thành viên của Mặt trận cũng được giao một số trách nhiệm cụ thể:

1. Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 33 của Luật này.

2. Tổ chức cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Tổ chức các hoạt động dạy nghề, tín dụng, tiết kiệm để hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

nhân bạo lực gia đình. (Điều 34)

Ngoài ra, Luật cũng quy định: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương. Trách nhiệm của một số Bộ, ngành cũng được cụ thể hóa tại các quy định của Luật này (từ Điều 36 tới Điều 41).

Bạo lực gia đình là một vấn đề xã hội, do đó vấn đề này cần phải được giải quyết một cách đồng bộ, phối hợp nhiều hình thức với sự tham gia của nhiều người, nhiều ngành, nhiều tổ chức và các thiết chế xã hội. Tuy nhiên, bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình mà người gây ra bạo lực lại chính là thành viên trong gia đình đó, nên khi có cơ quan chức năng đến tìm hiểu về vấn đề này thường gặp khó khăn khi các thành viên trong gia đình, thậm chí, cả người bị bạo hành cố tình che giấu. Chính hành vi che giấu này đã vô tình góp phần làm cho BLGĐ duy trì âm thầm lặng lẽ. Muốn phát hiện được BLGĐ trong các trường hợp như thế phải có sự tham gia vào cuộc của chính quyền địa phương, của các tổ chức chính trị, chính trị- xã hội, xã hội nghề nghiệp, nhất là Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh…

Có thể thấy, Luật quy định rõ mỗi cá nhân trong xã hội phải thực hiện đúng quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới… đồng thời kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức và người có thể quyền để có biện pháp xử lý. Mỗi gia đình phải có trách nhiệm giáo dục, nhắc nhở

thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Các cơ quan, tổ chức căn cứ và vai trò, chức năng của mình, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, nâng cao ý thức của nhân dân về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời kết hợp công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và tạo điều kiện, phối hợp với cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Một phần của tài liệu Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình (qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị) (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)