7. Kết cấu của Luận văn
2.3.1. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình
Điều 32, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định về trách nhiệm gia đình và các thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình:
1. Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.
2. Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Thực hiện các biện pháp khác về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này.
Vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình không chỉ thực hiện khi có hành vi bạo lực xảy ra, mà nó phải được thực hiện ngay trong cuộc sống thường nhật của mỗi con người. Luật quy định cá nhân và thành viên gia đình phải có trách nhiệm “Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới,
phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác”, “Hòa giải mâu
thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; can ngăn người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt hành vi bạo lực; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình”.
Thiết nghĩ đây là lẽ đương nhiên trong cuộc sống thường và khi có bạo lực xảy ra trong gia đình. Tuy nhiên, do có nhiều trường hợp khi bạo lực xảy ra trong gia đình, các thành viên không những không tiến hành hòa giải, can ngăn mà còn “thêm dầu vào lửa” làm cho bạo lực gia đình càng trở nên trầm trọng. Chính vì vậy, yêu cầu luật phải quy định rõ vấn đề này nhằm khẳng định rõ trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với việc nâng cao nhận thức pháp luật nói chung và những kiến thức về phòng, chống bạo lực gia đình nói riêng và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình khi có bạo lực xảy ra trong gia đình mình nhằm phát huy hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực
ngay trong mỗi gia đình, không để phát sinh thành vấn đề của xã hội.
Mặc dù luật chỉ quy định đây là trách nhiệm chứ không phải nghĩa vụ của gia đình và các thành viên. Tuy nhiên, luật cũng quy định rõ các hành vi bị cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình và khi có những hành vi này xảy ra thì họ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Cụ thể: một số hành vi bị pháp luật nghiêm cấm, được quy định tại Điều 8, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình:
1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình. 6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
Những hành vi bị cấm này không chỉ áp dụng với thành viên gia đình mà còn áp dụng cả những các nhân không phải là thành viên gia đình. Bên cạnh đó, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình còn quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân là: “1. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác; 2. Kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia
đình và thông báo cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền” (Điều 31).
nhân trong xã hội trong việc tham gia phòng, chống bạo lực gia đình cũng như giúp đỡ nạn nhân. Đây đều là những việc không quá khó khăn, chỉ đòi hỏi trách nhiệm với cộng đồng của mỗi công dân nên việc thực hiện như thế nào là hoàn toàn dựa trên ý chí của từng cá nhân. Những nghĩa vụ cụ thể của công dân được quy định trong những điều luật khác của Luật này.