Mô hình SCP kết hợp cách tiếp cận chuỗi của ngành hàng kinh doanh ñược sử dụng như là phương pháp phân tích chuỗi giá trị của ñề tài nghiên cứu. Mô hình SCP (Bain, 1951) chỉ ra mối liên hệ giữa 3 yếu tố cấu trúc thị trường (S), sự vận hành (C) và kết quả thực hiện thị trường (P) trong chuỗi giá trị sản phẩm dưa hấu sản xuất ở huyện Nghi Lộc, Nghệ An. ðiểm then chốt của mô hình SCP cho thấy có sự tương tác nhân quả giữa 3 yếu tố này trong phân tích một chuỗi giá trị (Hình 1.5).
Hình 1.5. Sự tương tác qua lại giữa ba yếu tố trong mô hình SCP.
Cấu trúc thị trường và sự vận hành thị trường ảnh hưởng trực tiếp ñến kết quả thực hiện thị trường/kết quả kinh doanh của ngành. Ngược lại, kết quả thị trường sẽ tác ñộng trở lại ñến cấu trúc và sự vận hành thị trường trong dài hạn như trong hình 1.5.
Cấu trúc thị trường (S) Vận hành thị trường (C) Kết quả thực hiện thị trường (P)
Kết quả thị trường phụ thuộc vào sự vận hành thị trường của người bán và người mua thông qua các chính sách ñịnh giá, chủng loại sản phẩm, ñầu tư phương tiện sản xuất. Sự vận hành ảnh hưởng chi phối ngược lại cấu trúc thị trường, bao gồm ảnh hưởng ñến số lượng và quy mô sản xuất kinh doanh của những người bán và người mua, các kênh marketing, mức ñộ khác biệt hóa sản phẩm, sự tồn tại hay không của các rào cản gia nhập. Ứng dụng mô hình SCP cho phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta nhận dạng khả năng cải tiến vị thế cạnh tranh chuỗi giá trị sản phẩm. Các nhân tố trong của mô hình SCP ñược thể hiện trong bảng 1.1:
Bảng 1.1. Các nhân tố của mô hình SCP
Nhân tố cấu trúc (S) Nhân tố vận hành (C) Nhân tố kết quả (P)
-Những trung gian trong hệ thống kênh
marketing
-Những cản trở gia nhập và ra khỏi ngành
-Sự tham gia của người mua và người bán -Phân loại chất lượng -Phân tích thông tin thị trường -Cấu trúc kênh thị trường -Cơ sở hình thành giá -Nguyên tắc ñiều phối thị trường
-Hoạt ñộng mua vào -Hoạt ñộng bán ra -Vận chuyển -Dự trữ -Thương lượng -Tiến hành -Thông tin -Tài chính/ rủi ro -Chiến lược thương mại chung ñể tăng hiệu quả marketing
-Sự thích hợp của sản phẩm liên quan ñến thị hiếu của khách hàng -Hiệu quả của dịch vụ cung ứng: +Tỉ lệ lợi nhuận liên quan ñến chênh lệch biên tế giữa giá và chi phí marketing
+Phân tích thị trường; thương lượng chi phí giao dịch (tìm kiếm và kí hợp ñồng)
+Phân tích khác biệt về giá và giao ñộng về giá theo thời vụ +Tham gia thị trường
-Phân tích sự năng ñộng của thị trường
Nguồn: ðại và ctv (2008)
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu và những hạn chế về số liệu nghiên cứu, ñề tài chỉñề cập ñến các nhân tố chính như trong bảng 1.2:
Bảng 1.2. Các nhân tố của SCP sử dụng trong nghiên cứu chuỗi giá trị dưa hấu Cấu trúc thị trường Tổ chức và vận hành thị trường Kết quả thực hiện thị
trường
-Những tác nhân và số lượng các tác nhân trong chuỗi -Cấu trúc kênh thị trường và tỷ lệ sản lượng luân chuyển trong kênh
-ðặc ñiểm của các tác nhân
-Hoạt ñộng mua vào -Hoạt ñộng bán ra
-Thương lượng, phương thức giao dịch và thanh toán
-Qui trình hình thành giá -Tiếp cận thông tin thị trường -Kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc -Tình hình cạnh tranh trong ngành -Các cơ chế và chính sách liên quan -Doanh thu -Chi phí sản xuất -Chi phí tăng thêm -Lợi nhuận và giá trị tăng thêm -Tỷ suất lợi nhuận biên trên tổng chi phí -Tỷ suất lợi nhuận biên trên chi phí tăng thêm
Trong phân tích kết quả thị trường, ñề tài tập trung vào việc phân tích phân phối giá trị tăng thêm của mỗi tác nhân tham gia trong chuỗi nhằm xác ñịnh giá trị kinh tế tạo ra cho người tiêu dùng của mỗi tác nhân và của toàn chuỗi giá trị. ðối với kênh phân phối dưa hấu, việc phân tích giá trị tăng thêm dựa vào chi phí sản xuất, chi phí marketing hoặc chi phí tăng thêm và lợi nhuận của mỗi tác nhân trong chuỗi. Qua việc phân tích giá trị tăng thêm nhằm làm rõ mức phân chia lợi nhuận cho từng thành viên trong chuỗi. Hai chỉ số ñược sử dụng trong phân tích ñó là: tỷ suất lợi nhuận biên trên tổng chi phí và tỷ suất lợi nhuận biên trên chi phí tăng thêm. Hai chỉ số này ñược sử dụng nhằm so sánh và xác ñịnh mức ñộ hợp lý của việc phân phối lợi nhuận giữa các tác nhân trong chuỗi.
Lợi nhuận biên Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí =
Tổng chi phí Lợi nhuận biên Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí gia tăng =