Các nghiên cứu về chuỗi giá trị ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 38)

Trong những năm gần ñây có nhiều nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm ở Việt Nam. Tổ chức hỗ trợ phát triển kỹ thuật Cộng hòa Liên bang ðức (GTZ) ñã phối với các tổ chức và các nhà nghiên cứu Việt Nam thực hiện một số nghiên cứu về chuỗi giá

trịở một số tỉnh thành chọn lọc. Vì vậy, một số nghiên cứu thực nghiệm ñược công bố như “Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị ñể phát triển tiểu ngành dâu tằm tơ tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình” (Thanh, 2006a); “Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm cao su ở Quảng Bình” (Thanh, 2006b), “Phân tích chuỗi giá trị bơ ðắc Lắc” (GTZ, 2006a), “Phân tích chuỗi giá trị rau cải ngọt Hưng Yên” (GTZ, 2006b), “Phân tích chuỗi giá trị cá tra và ba sa ởðồng bằng Sông Cửu Long” (GTZ, 2009) và một số nghiên cứu khác của GTZ có thể tìm thấy tại trang web Chương trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt ðức (http://sme-gtz.org.vn). Phương pháp nghiên cứu phần lớn dựa vào cuốn “Cẩm nang Liên kết Giá trị: Phương pháp luận thúc ñẩy chuỗi giá trị” của GTZ phát hành (GTZ, 2007). Nền tảng phương pháp luận của GTZ chủ yếu dựa vào nghiên cứu của Kaplinsky và Morris (2001). Hầu hết các nghiên cứu ñã cung cấp những kết quả và khuyến nghị có giá trị cho các bên có liên quan trong chuỗi giá trị. Ví dụ kết quả phân tích chuỗi giá trị rau cải ngọt Hưng Yên kết luận rằng phần lớn rau cải ngọt ở Hưng Yên ñược nông dân bán trực tiếp cho người bán sỉ tại Hưng Yên, những người bán sỉ này lại bán trực tiếp tại các chợ ñầu mối ở Hà Nội cho người bán lẻ và cho những người bán sỉ ñến từ các tỉnh khác (GTZ, 2006b). Việc sản xuất còn phân tán và còn thiếu sự gắn kết giữa người sản xuất với thị trường. Giá bán rau cải ngọt không ổn ñịnh, khi ñiều kiện sản xuất thuận lợi thì giá bán thấp. Rau cải ngọt Hưng Yên chưa tạo ñược thương hiệu ñối với người bán lẻ và người tiêu dùng Hà Nội mặc dù chiếm thị phần lớn tại thị trường này. Nghiên cứu cũng cho thấy tổng thu nhập/năm từ việc sản xuất rau là tương ñối cao. Tuy nhiên, các tác nhân trong chuỗi gặp rủi ro cao do chưa nắm ñược thông tin thị trường và phải chịu cạnh tranh gay gắt (GTZ, 2006b). Nghiên cứu về chuỗi giá trị của ngành dâu tằm tơ tại Quảng Bình cho thấy nhu cầu thị trường nội ñịa và quốc tế cao nhưng chưa ñược ñáp ứng (Thanh, 2006a). Khối lượng kén tằm sản xuất ra chỉ ñáp ứng 30% cho công nghiệp ươm tơ trong nước và áp lực cạnh tranh gay gắt trong việc thu mua sản phẩm cho xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu chỉ rằng nhờ có sự hỗ trợ của chính quyền ñịa phương và các tổ chức hoạt ñộng trên ñịa bàn nên ngành này có tiềm năng phát triển. Trong chuỗi giá trị sản phẩm tơ tằm, những người tham gia vào nghề trồng dâu nuôi tằm có thu nhập ổn ñịnh, ngày càng tăng và ñóng góp giá trị tăng thêm nhiều nhất trong chuỗi (Thanh, 2006a).

GTZ (2009) tổng kết các kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam khuyến nghị rằng cần có sự hợp tác tích cực giữa các tác nhân, ñặc biệt giữa nông dân với các doanh nghiệp tư nhân nhằm tăng cường khả năng thiết lập kênh

phân phối trực tiếp các sản phẩm nông sản. Sự hỗ trợ và tích cực tham gia của các ban ngành ñịa phương ñóng vai quan trọng làm nên thành công và sự bền vững của phát triển chuỗi giá trị. Chính phủ Việt Nam quan tâm và ñóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và cần có chính sách hỗ trợ can thiệp tạo lập chuỗi giá trị bền vững.

Công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam (Axis Research) cũng có nhiều nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị ở các tỉnh thành tập trung vào các sản phẩm nông sản như rau củ quả và trái cây. Các phân tích tiến hành xác ñịnh cấu trúc chuỗi giá trị sản phẩm và phân tích các ñặc ñiểm hoạt ñộng sản xuất và mua bán của các tác nhân, sau ñó tính toán lợi ích và chi phí nhằm xác ñịnh sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi. Axis Research (2005) báo cáo phân tích chuỗi giá trị nho Ninh Thuận cho thấy kênh phân phối trong chuỗi giá trị này chủ yếu ñược cung ứng theo con ñường truyền thống ñó là: Nông dân → Thương lái → Người bán sỉ → Người bán lẻ → Người tiêu dùng. Báo cáo kết luận người nông dân khá thụñộng trong khâu thu hoạch và tiêu thụ. Hầu như nông dân bán sản phẩm cho thương lái, một số lượng rất ít hộ tự thu hoạch và bán cho các siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong tỉnh ña số là các thương lái nhỏ, thu mua bán lại cho thương lái lớn hoặc bán cho người bán sỉ tại các thành phố khác trên cơ sở quen biết và hợp ñồng miệng. Chỉ có một vài thương lái lớn mua ñể xuât khẩu hoặc bán cho các siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh. Nông dân trồng nho thu lợi nhuận khá cao nhưng không ổn ñịnh và gặp nhiều rủi ro lớn về thời tiết, sâu bệnh và không nắm ñược thông tin thị trường. Người bán sỉ có quyền lực ñịnh giá trong chuỗi giá trị sản phẩm này (Axis Research, 2005).

Axis Research (2006) ñã phân tích các tác nhân trong chuỗi giá trị bưởi Vĩnh Long nhằm xác ñịnh cấu trúc thị trường tiêu thụ, phân tích ñặc ñiểm và mối quan hệ của các tác nhân trong chuỗi ñể từ ñó có sự thay ñổi và hướng hỗ trợ phù hợp giúp phát triển chuỗi một cách bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy thương lái là khách hàng quan trọng của nông dân trồng bưởi. Tuy nhiên, so với chuỗi giá trị nho Ninh Thuận thì người trồng bưởi Vĩnh Long có ưu thế hơn trong việc quyết ñịnh thời ñiểm bán và giá bán vì bưởi không dễ hư hỏng như nho và người nông dân trồng bưởi có thể neo trái lại trên cây hoặc thu hoạch và bảo quản dễ dàng. ðặc biệt, lượng cung bưởi nhỏ hơn nhu cầu nên thương lái phải cạnh tranh cao trong thu mua hàng. ðối với những người bán sỉ, họ có thu nhập ổn ñịnh và không gặp nhiều rủi ro. Các doanh nghiệp chế biến bưởi gặp nhiều khó khăn do ñầu ra không ổn ñịnh và chất lượng bưởi Việt Nam không cao.

Thuận và Hải (2008) ñã vận dụng mô hình SCP kết hợp với cách tiếp cận kênh marketing ñể nghiên cứu các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm heo ở ðồng bằng Sông Cửu Long. Nghiên cứu này tập trung vào cấu trúc thị trường nội ñịa, mối quan hệ giữa các tác nhân trung gian trên thị trường và ñánh giá về tính hiệu quả của thị trường dịch vụ. Kết quả nghiên cứu chỉ rằng người nuôi và thương lái chiếm tỷ trọng lớn trong việc tạo giá trị và ñạt lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên, người nuôi phải ñối mặt với nhiều rủi ro nhất. Ngược lại, lò mổ và người bán lẻ chỉ ñóng góp một phần nhỏ trong việc tạo ra giá trị, họ thường cạnh tranh nhau về giá nên khả năng ñạt lợi nhuận thấp. Trong chuỗi giá trị này, thương lái là tác nhân thu ñược lợi nhuận cao nhất, kế ñến là người nuôi, bán lẻ và lò mổ.

Sử dụng phương pháp tương tự như Thuận và Hải (2008), Nam và ctv (2008) ñã phân tích cấu trúc của kênh phân phối sản phẩm cam và sự hợp tác giữa các tác nhân trong kênh, ñồng thời ñánh giá kết quả thực hiện thị trường của các kênh phân phối sản phẩm cam, qua ñó ñề xuất các nghiên cứu tiếp theo và các chương trình hỗ trợ cho việc tăng tính hiệu quả của cả dây chuyền cung ứng cam ở vùng ðồng bằng sông Cửu Long. Nam và ctv (2008) kết luận lợi nhuận biên của người bán sỉ ñịa phương và tại chợ ñầu mối là thấp nhất, nhưng tác nhân này buôn bán với số lượng lớn và thời gian quay vòng vốn nhanh nên tổng lợi nhuận thu ñược lớn nhất trong kênh. Người bán lẻ tuy có lợi nhuận biên cao nhất trong nhóm nhưng vì lượng cam bán ra mỗi ngày rất thấp nên tổng lợi nhuận thấp hơn người bán sỉ. Qua nghiên cứu cũng thấy trong dây chuyền cung cấp cam ñang tồn tại nhiều trung gian phân phối với sự bất cân xứng về lợi nhuận và chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong chuỗi giá trị. ...

CHƯƠNG 2

ðẶC ðIM ðỊA BÀN NGHIÊN CU, PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CU VÀ X LÝ S LIU

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)