KHÁI QUÁT VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu Đăng ký giao dịch bảo đảm-từ thực tiễn hoạt động của ngân hàng techcombank (Trang 31)

Hiện nay, trên thế giới có ba hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc lựa chọn hệ thống đăng ký nào thường mang tính lịch sử, phụ thuộc vào chính sách lập pháp của mỗi quốc gia cũng như phụ thuộc vào loại giao dịch bảo đảm.

Hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm theo cơ chế thông báo sử dụng Đơn yêu cầu đăng ký của các chủ thể liên quan đến giao dịch bảo đảm. Theo khuyến nghị của UNCITRAL, tuyệt đại đa số các nước trên thế giới áp dụng hình thức đăng ký thông báo trong đăng ký giao dịch bảo đảm mà không áp dụng hình thức đăng ký xác minh; đây là hình thức đăng ký tối ưu với động sản. Chủ thể nộp đơn có nghĩa vụ kê khai đầy đủ các nội dung trong đơn này, tuy nhiên, họ không phải nộp kèm theo giấy tờ chứng minh quyền lợi bảo đảm cũng như các tài liệu chứng minh cho các nội dung được kê khai trong đơn. Cơ quan đăng ký tiếp nhận đơn đăng ký, xác nhận các nội dung đăng ký đã đầy đủ và hợp lệ, từ đó, cơ quan này nhập vào hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm. Hệ thống này có những lợi thế căn bản như đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ đăng ký; việc đăng ký tiết kiệm thời gian, chi phí; bộ máy cơ quan đăng ký và hệ thống lưu trữ thông tin, tài liệu gọn nhẹ. Đây là hình thức rất tiện cho việc tra cứu, tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm. Đối với những nước có hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm trực tuyến thì đăng ký thông báo là hình thức đăng ký lý tưởng, phát huy được hết tính ưu việt của nó. Về nguyên tắc thì đăng ký giao dịch bảo đảm theo hình thức thông báo thường được thực hiện rất đơn giản. Tuy nhiên, một số nước vẫn đang rằng buộc một số điều kiện như: Phần Lan, Giocdani, Macau, Senegal yêu cầu đăng ký cá nhân người đăng ký phải có mặt, không được ủy quyền; ở Singapo, Hồng Công, Trung Quốc, Giamaica chỉ các bên giao dịch mới được đăng ký; ở Slôvác chỉ có công chứng viên mới được thay mặt cho bên cho vay đi đăng ký giao dịch

bảo đảm. Đồng thời chi phí đăng ký thường rất thấp hoặc miễn phí. Đa số các nước áp dụng mức phí dưới 5 USD. Ở một số nước như Rumani, Slôvác miễn phí đối với việc tìm hiểu, tra cứu thông tin về giao dịch bảo đảm [23].

Tuy nhiên, một nhược điểm cơ bản là tính xác thực và độ tin cậy không cao bởi không có tài liệu chứng minh nghĩa vụ được bảo đảm và quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm kèm theo đơn. Mặt khác, việc thiết lập hệ thống này cần một trình độ cao, thị trường phát triển, trình độ dân trí được phổ biến pháp luật, có tính tuân thủ cao và một hệ thống công nghệ thông tin được ứng dụng đồng bộ và có trình độ cao. Điển hình cho hệ thống này là Hoa Kỳ và Canada.

Hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm theo cơ chế xác minh ngoài việc sử dụng Đơn yêu cầu của các chủ thể liên quan đến giao dịch bảo đảm thì họ còn phải nộp kèm các tài liệu khác để chứng minh sự tồn tại và hợp pháp của các giao dịch được bảo đảm, tài sản bảo đảm như giấy tờ sở hữu, hợp đồng, hồ sơ kỹ thuật… Trong quy trình đăng ký này, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm phải đối chiếu, kiểm tra, xác minh tính xác thực và hợp pháp của các giao dịch. Như vậy, ưu điểm của hệ thống này là các thông tin có tính xác thực cao, đáng tin cậy. Tuy nhiên, hệ thống đăng ký này rất tốn kém về mặt thời gian, chi phí, bộ máy cồng kềnh… Hầu hết các nước trên thế giới đều áp dụng hệ thống này đối với các giao dịch bảo đảm bằng bất động sản và các tài sản khác có giá trị lớn như tàu bay, tàu biển… Ở Việt Nam việc đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, công trình xây dựng, tàu bay, tàu biển, ô tô được thực hiện theo hệ thống đăng ký này.

Hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm theo cơ chế hỗn hợp được một số quốc gia sử dụng trong việc thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm. Theo đó, đối với một số loại giao dịch bảo đảm nhất định được đăng ký theo cơ chế xác minh, còn lại, các giao dịch bảo đảm khác được đăng ký theo cơ chế thông báo. Thường thì cơ chế xác minh được áp dụng đối với các giao

dịch bảo đảm bắt buộc phải đăng ký, đối với các giao dịch bảo đảm đăng ký tự nguyện thường thiết lập theo cơ chế thông báo.

Hiện nay, việc thiết lập mô hình đăng ký thông báo đối với động sản là một xu hướng chung trên thế giới. Một phần là do các lợi thế mà hệ thống này mang lại, đặc biệt là tính kinh tế của việc thiết lập hệ thống này cũng như là các động sản thường không phải đăng ký quyền sở hữu, đồng thời cũng tăng cường trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch bảo đảm. Và các quốc gia, để đảm bảo tính cẩn trọng đối với các giao dịch về bất động sản và tài sản có giá trị lớn vẫn giữ việc thiết lập hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm xác minh để đảm bảo cho sự ổn định của thị trường và xã hội. Do đó, hiện nay trên thế giới, phần lớn hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm hỗn hợp được sử dụng và ngày càng trở nên phổ biến.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đăng ký giao dịch bảo đảm-từ thực tiễn hoạt động của ngân hàng techcombank (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)