Cung cấp thông tin và giá trị pháp lý của thông tin đƣợc cung cấp

Một phần của tài liệu Đăng ký giao dịch bảo đảm-từ thực tiễn hoạt động của ngân hàng techcombank (Trang 65 - 69)

cung cấp

Cung cấp thông tin là một trong những vấn đề cốt lõi của đăng ký giao dịch bảo đảm. Quyền của mọi tổ chức, cá nhân được biết thông tin về đăng ký giao dịch bảo đảm được thừa nhận rộng rãi, không chỉ trên bình diện quốc tế mà ngay cả trong pháp luật dân sự và hành chính của quốc gia. Tương ứng với đó, đây cũng là trách nhiệm của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm trong việc thực hiện nghĩa vụ làm minh bạch hóa và lành mạnh hóa thị trường.

Nghị định 08/2000/NĐ-CP trước đây cũng như Nghị định số 83/2010/NĐ-CP hiện nay điều chỉnh về đăng ký giao dịch bảo đảm cũng đều quy định cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có thẩm quyền thực hiện việc lưu giữ, cung cấp công khai các thông tin liên quan đến đăng ký giao dịch bảo đảm cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu. Theo Nghị định số 83/2010/NĐ-CP như sau: "Mọi tổ chức, cá nhân có quyền tìm hiểu thông tin về Giao dịch bảo đảm được lưu giữ trong Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm và hệ thống quốc gia về giao dịch bảo đảm" [12, Điều 41]. Nghị

định số 83/2010/NĐ-CP hiện nay đã quy định đầy đủ về các nội dung liên quan đến việc cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm tại Chương III, bao gồm các vấn đề: quyền tìm hiểu thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; các phương thức tra cứu, tìm hiểu thông tin về giao dịch bảo đảm; thời hạn giải quyết đơn yêu cầu cung cấp thông tin và các trường hợp cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm được quyền từ chối cung cấp thông tin.

Việc cung cấp thông tin và trách nhiệm cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm đều phải thực hiện bằng văn bản. Theo đó, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm phải làm đơn yêu cầu cung cấp thông tin giao dịch bảo đảm và gửi đến cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc nộp đơn có thể được thực hiện bằng một trong bốn hình thức sau:

a) Trực tiếp nộp đơn hoặc ủy quyền cho người khác nộp đơn yêu cầu cơ quan đăng ký cung cấp thông tin;

b) Gửi đơn yêu cầu cung cấp thông tin qua đường bưu điện; c) Gửi đơn yêu cầu cung cấp thông tin qua hệ thống trực tuyến; d) Gửi đơn yêu cầu cung cấp thông tin qua fax hoặc gửi qua thư điện tử [12, Điều 42].

Như vậy, cũng như hình thức đăng ký giao dịch bảo đảm, hình thức nộp đơn yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm cũng đã tăng cường các hình thức theo hướng trực tuyến - ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ trong đăng ký giao dịch bảo đảm.

Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có trách nhiệm tiếp nhận đơn hợp lệ, tra cứu dữ liệu và trích yếu thông tin về giao dịch bảo đảm theo đúng yêu cầu của đơn yêu cầu. Đương nhiên, việc cung cấp thông tin này được tính phí. Tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin phải nộp lệ phí để được cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm mà mình muốn biết thông tin.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, không phải bất kỳ trường hợp nào có yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm thì cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm đều phải cung cấp. Trong một số trường hợp, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có quyền từ chối cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm. Vấn đề này chưa được Nghị định 08/2000/NĐ-CP quy định rõ. Tuy nhiên, đến Nghị định số 83/2010/NĐ-CP đã có quy định rất cụ thể. Theo đó, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm có quyền từ chối cung cấp thông tin giao dịch bảo đảm trong 03 trường hợp cụ thể như sau: "yêu cầu cung cấp thông tin tại cơ quan không có thẩm quyền cung cấp thông tin; đơn yêu cầu cung cấp thông tin không hợp lệ; người yêu cầu cung cấp thông tin không nộp phí cung cấp thông tin" [12, Điều 43]. Như vậy, đây là các trường hợp người yêu cầu cung cấp thực hiện sai trình tự, thủ tục cung cấp thông tin đăng ký giao dịch bảo đảm. Điều này không làm hạn chế bản chất của cung cấp thông tin trong đăng ký giao dịch bảo đảm là công khai, không hạn chế đối với bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.

Đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin một cách chính xác, kịp thời của tổ chức, cá nhân có yêu cầu cung cấp thông tin, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP quy định về thời hạn giải quyết đơn yêu cầu cung cấp thông tin là trong ngày nộp hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp cần thiết mà phải kéo dài thời hạn giải quyết, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm được kéo dài thời hạn nhưng không quá 03 ngày làm việc [12, Điều 44].

Cùng với đó, việc xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về đăng ký giao dịch bảo đảm cũng được thực hiện. Và để đảm bảo khai thác có hiệu quả, giảm chi phí quản lý và chi phí cho người dân khi tiếp cận thông tin các giao dịch bảo đảm đã đăng ký, người dân có thể trực tiếp tra cứu thông tin trong hệ thống đăng ký trực tuyến của cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm các thông tin mà mình cần biết [12, Điều 42]. Đây là quy định hết sức cần thiết, vừa giảm tải công việc cho cơ quan đăng ký bảo đảm, vừa giảm tải chi phí quản lý

đăng ký giao dịch bảo đảm nhưng lại đảm bảo được quyền tiếp cận thông tin về giao dịch bảo đảm đã đăng ký một cách nhanh chóng, thuận tiện của các tổ chức, cá nhân.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đăng ký giao dịch bảo đảm-từ thực tiễn hoạt động của ngân hàng techcombank (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)