Hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm và các quy định pháp luật khác có liên quan

Một phần của tài liệu Đăng ký giao dịch bảo đảm-từ thực tiễn hoạt động của ngân hàng techcombank (Trang 88)

quy định pháp luật khác có liên quan

Một trong những hạn chế lớn hiện nay đối với đăng ký giao dịch bảo đảm đó là tính pháp lý chưa cao, mới chỉ đến tầm Nghị định. Điều này gây ra một trở ngại rất lớn, đó là, một phần phạm vi của pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm hiện nay trùng với phạm vi của pháp luật chuyên ngành đối với tài sản. Và điều tất yếu xảy ra đó là sự mâu thuẫn, chồng chéo trong các quy định. Để giải quyết vấn đề này, theo chúng tôi cần phải thực hiện đồng thời hai giải pháp: Nâng tầm điều chỉnh đăng ký giao dịch bảo đảm lên Luật và phân biệt giữa pháp luật nội dung và pháp luật hình thức [16]. Nên có Luật về giao dịch bảo đảm riêng và Luật về đăng ký giao dịch bảo đảm riêng. Trong đó, Luật về giao dịch bảo đảm chủ yếu điều chỉnh về nội dung, hình thức, các trường hợp bắt buộc và tự nguyện giao kết hợp đồng về giao dịch bảo đảm… Trong trường hợp mà chúng ta chưa có thể xây dựng được luật này thì các nội

dung này nên đưa vào các luật chuyên ngành Luật về đăng ký giao dịch bảo đảm chủ yếu điều chỉnh về cách thức, thủ tục, thẩm quyền, nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm. Đối với phạm vi giao dịch bảo đảm đăng ký thì cũng cần mở rộng theo hướng tiếp cận của giao dịch bảo đảm hiện đại, theo đó, ngoài phạm vi của giao dịch bảo đảm truyền thống thì cần đưa đối tượng là các lợi ích được bảo đảm vào phạm vi đăng ký bắt buộc giao dịch bảo đảm. Và đối với cơ chế đăng ký giao dịch bảo đảm, cũng cần được thiết kế theo phương thức đăng ký trực tuyến và thực hiện theo thủ tục thông báo, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người đăng ký đối với các thông tin được kê khai.

Tập trung sửa đổi các quy định về giao dịch bảo đảm trong Bộ luật Dân sự năm 2005, cụ thể cần mở rộng đối tượng các quyền liên quan đến tài sản cần được đăng ký, công khai hóa về tình trạng pháp lý đối với người thứ ba [28]. Hiện tại, theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2005 thì các biện pháp bảo đảm thuộc đối tượng đăng ký gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ. Bảo lãnh và tín chấp là biện pháp bảo đảm đối nhân nên không thuộc đối tượng đăng ký. Trong khi đó, tham khảo một số Bộ luật Dân sự của một số nước cho thấy, ngoài việc đăng ký giao dịch bảo đảm (vật quyền bảo đảm) thì trong Bộ luật Dân sự cũng quy định những quyền ưu tiên không phải đăng ký và những quyền ưu tiên phải đăng ký. Do đó, cần nghiên cứu mở rộng phạm vi đối tượng đăng ký nhằm giúp cho tình trạng pháp lý của tài sản được minh bạch, công khai với người thứ ba, từ đó tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân xác lập, thực hiện giao dịch về tài sản được an toàn. Mặt khác, cần quy định cụ thể hơn về loại tài sản bảo đảm là quyền từ hợp đồng. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể về nội hàm của khái niệm "quyền từ hợp đồng", "quyền tài sản hình thành trong tương lai", về căn cứ chứng minh quyền thuộc sở hữu, sử dụng của bên bảo đảm và về cơ chế bảo vệ bên nhận bảo đảm bằng các quyền… Do đó, trong thời gian tới các quyền từ hợp đồng (bao gồm cả quyền tài sản) sẽ giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong giao

dịch dân sự, thương mại. Do đó, Bộ luật Dân sự cần sửa đổi quy định rõ ràng, đầy đủ hơn về loại tài sản bảo đảm đặc thù này. Bộ luật Dân sự quy định tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Quy định này đã hạn chế khả năng huy động vốn của Techcombank nói riêng và các tổ chức tín dụng nói chung. Trong thực tế, mặc dù tài sản bảo đảm không thuộc sở hữu của bên bảo đảm nhưng bên bảo đảm vẫn có quyền quản lý, sử dụng và các thỏa thuận nhận chính tài sản đó. Do đó, Bộ luật Dân sự cần sửa đổi theo hướng: Tài sản bảo đảm thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm hoặc thuộc quyền quản lý, sử dụng của bên bảo đảm.

Mặt khác, cần sửa đổi Bộ luật Dân sự và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP theo hướng: (i) quy định rõ việc xác nhận cầm cố thẻ tiết kiệm là một thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm và nghĩa vụ của người phát hành thẻ tiết kiệm trong trường hợp đã xác nhận việc cầm cố; (ii) quy định rõ một người được ký hợp đồng cầm cố, thế chấp với hai tư cách, vừa là đại diện của bên vay vốn, vừa là đại diện của bên bảo đảm; (iii) quy định rõ phải công khai thông tin về giao dịch bảo đảm, không thuộc loại thông tin phải giữ bí mật theo quy định tại Điều 14 "Bảo mật thông tin" của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 và các văn bản quy phạm pháp luật; (iv) quy định rõ việc giải quyết hậu quả pháp lý (quyền, nghĩa vụ của bên thế chấp, bên nhận thế chấp và bên thứ ba) đối với việc bên thế chấp bán tài sản thế chấp trái với thỏa thuận với bên nhận thế chấp trong hai trường hợp có và không có đăng ký giao dịch thế chấp.

Ngoài ra, cần sửa đổi Điều 114 Luật Nhà về điều kiện thế chấp nhà ở theo hướng không hạn chế và thống nhất giải thích rõ cách hiểu nhà ở chỉ được thế chấp tại một tổ chức tín dụng và quy định rõ các xác định thành viên hộ gia đình, làm rõ khái niệm bảo lãnh theo hướng bảo lãnh là biện pháp bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba, nhưng không đưa tài sản vào cầm cố, thế chấp trong Bộ luật Dân sự.

Cùng với đó, công tác rà soát các quy định của pháp luật về giao dịch

Một phần của tài liệu Đăng ký giao dịch bảo đảm-từ thực tiễn hoạt động của ngân hàng techcombank (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)