Nguyên tắc đăng ký giao dịch bảo đảm

Một phần của tài liệu Đăng ký giao dịch bảo đảm-từ thực tiễn hoạt động của ngân hàng techcombank (Trang 38 - 40)

Hiện nay, đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam phải tuân thủ theo ba nguyên tắc quy định tại Nghị định số 83/2010/NĐ-CP. Theo đó, việc đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm phải tuân theo các nguyên tắc:

Thứ nhất, việc thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thế chấp tàu biển được đăng ký trên cơ sở nội dung kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký, các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký và thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký. Giao dịch bảo đảm bằng tài sản khác được đăng ký trên cơ sở nội dung kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký. Nội dung kê khai trong đơn yêu cầu đăng ký phải phù hợp với thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch bảo đảm. Nguyên tắc này xác định việc tuân theo các yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm căn cứ vào nội dung yêu cầu cùng các tài liệu chứng minh yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm của người yêu cầu. Việc tuân thủ này là rất thiết thực và tối quan trọng bởi việc đăng ký giao dịch bảo đảm cho dù là đăng ký bắt buộc hay đăng ký tự nguyện, đều phải xuất phát từ chính yêu cầu của người đăng ký giao dịch bảo đảm. Như đã phân tích, việc đăng ký giao dịch bảo đảm cho dù là tự nguyện hay bắt buộc đều xuất phát từ chính lợi ích của người yêu cầu và những người có liên quan đến giao dịch bảo đảm. Chính vì vậy, việc yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm của người yêu cầu vừa để bảo vệ quyền lợi của mình, vừa để bảo vệ quyền lợi

cho đối tác cũng như tôn trọng quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác. Mặt khác, nguyên tắc này cũng xác định rõ. Đối với các tài sản bảo đảm đã được liệt kê phải được thực hiện theo nguyên tắc chứng minh. Theo đó, ngoài đơn yêu cầu thì các giấy tờ liên quan đến giao dịch bảo đảm như hợp đồng, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu… phải được nộp kèm thì việc đăng ký mới được hợp lệ và được chấp nhận. Còn đối với các tài sản khác không được liệt kê, việc đăng ký được thực hiện trên cơ sở đơn yêu cầu của người yêu cầu đăng ký.

Thứ hai, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm thực hiện việc đăng ký theo đúng thứ tự nộp hồ sơ yêu cầu đăng ký. Chúng ta đang hướng đến một nền hành chính công bằng, minh bạch và hiệu quả. Đăng ký giao dịch bảo đảm suy cho cùng nó cũng là một thủ tục hành chính, một "dịch vụ công" do nhà nước cung ứng. Chính vì vậy, để đảm bảo tính tuần tự trong quản lý hành chính, nhất là đảm bảo công bằng trong việc thực hiện thủ tục và hưởng thụ dịch vụ công của người dân, việc đăng ký giao dịch bảo đảm phải được thực hiện một cách minh bạch và công bằng.

Thứ ba, thông tin lưu trữ trong sổ đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm và hệ thống dữ liệu quốc gia về giao dịch bảo đảm được công khai cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu tìm hiểu. Đây là nguyên tắc hướng đến sự minh bạch và công khai thuộc bản chất của đăng ký giao dịch bảo đảm. Các thông tin về giao dịch bảo đảm sẽ không khai đến bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có nhu cầu tìm hiểu. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt, thường là thực hiện sai trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin thì người yêu cầu mới không nhận được thông tin cần thiết về giao dịch bảo đảm đã đăng ký.

Như vậy, đây là các nguyên tắc tối cần thiết và là trụ cột cho việc xây dựng pháp luật cũng như thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm.

Một phần của tài liệu Đăng ký giao dịch bảo đảm-từ thực tiễn hoạt động của ngân hàng techcombank (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)