Hƣớng hoàn thiện các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm

Một phần của tài liệu Đăng ký giao dịch bảo đảm-từ thực tiễn hoạt động của ngân hàng techcombank (Trang 84 - 87)

có sự chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ của mình, kịp thời giải đáp các thắc mắc và các vướng mắc phát sinh trong đăng ký giao dịch bảo đảm.

Mặt khác, công tác ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin trong đăng ký giao dịch bảo đảm và xây dựng hệ thống quản lý về thông tin giao dịch bảo đảm phải được mở rộng và đảm bảo việc tra cứu thông tin nhanh và xác thực. Đặc biệt tránh trường hợp nhận thế chấp chồng lẫn hàng hóa luân chuyển giữa các ngân hàng trong thời gian vừa qua.

3.2.4.3. Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện

Khung pháp lý chung cho hoạt động của đăng ký giao dịch bảo đảm mới dừng lại ở tầm Nghị định. Tuy nhiên, nội dung của Nghị định và các văn bản liên quan vẫn còn nhiều bất cập, chưa thống nhất với các văn bản Luật chuyên ngành, khiến các ngân hàng lúng túng trong quá trình thực hiện.

3.3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM NHÌN TỪ THỰC TIỄN ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM TECHCOMBANK NHÌN TỪ THỰC TIỄN ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM TECHCOMBANK

3.3.1. Hƣớng hoàn thiện các quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm giao dịch bảo đảm

Thứ nhất, pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm phải phù hợp với lý luận khoa học về đăng ký giao dịch bảo đảm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông" [24, tr. 496]. Như vậy, bất kỳ hoạt động nào trên thực tiễn phải có một nền tảng lý luận vững chắc thì mới mong đạt được hiệu quả.

Hiện nay, chúng ta chưa quan tâm nghiên cứu lý luận về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm. Hệ thống các công trình nghiên cứu về đăng ký giao dịch bảo đảm còn nghèo nàn về số lượng, chưa phong phú về

chủng loại. Các nhà khoa học chưa quan tâm nghiên cứu về lĩnh vực này mà chủ yếu là các bài viết trong các buổi tọa đàm, hội thảo…

Việc xây dựng pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm phải xuất phát từ chính lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm. Những vấn đề nào mà pháp luật điều chỉnh đã có cơ sở lý luận vững chắc thì cần phải xây dựng một cách đầy đủ. Những vấn đề nào chưa có cơ sở lý luận hoặc đã có nhưng chưa đầy đủ thì cần phải quy định một cách thận trọng, song song với đó cần phải đẩy mạnh nghiên cứu để hoàn thiện lý luận đăng ký giao dịch bảo đảm.

Thứ hai, pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Quan điểm thực tiễn cũng là một quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây là quan điểm có tính chất phương pháp luận để định hướng cho các hoạt động thực tiễn.

Theo nguyên tắc chung của pháp luật, cũng giống như quá trình nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lênin, pháp luật phải được xây dựng trên nền tảng kinh tế - xã hội của đất nước và quay lại điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nền kinh tế - xã hội đó. Chính vì vậy, đối với pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm cần phải hoàn thiện theo các yêu cầu:

Một là, các quy định của pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm phải trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn và những nhu cầu của thực tiễn.

Hai là, các quy định của pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm phải theo sát sự biến đổi và phát triển của thực tiễn, tăng cường tổng kết thực tiễn để sửa đổi, bổ sung, phát triển các quy định này.

Ba là, công tác xây dựng các quy định của pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm phải tôn trọng thực tiễn, căn cứ vào thực tiễn để kiểm tra tính hợp lý của các quy định đã được đặt ra. Nếu quy định nào không phù hợp thì cần phải loại bỏ hoặc bổ sung, thay thế cho phù hợp.

Thứ ba, pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm gắn liền với mục tiêu cải cách hành chính, cải cách tư pháp.

Cải cách hành chính, cải cách tư pháp hiện nay là một xu hướng tất yếu và là một cuộc cách mạng ở Việt Nam. Là một bộ phận của pháp luật, pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm có mối quan hệ chặt chẽ với quản lý hành chính và quản lý tư pháp của Nhà nước. Muốn phát huy hiệu lực và hiệu quả của pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm phải đặt nó trong mối quan hệ tổng thể với toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung. Do đó, cùng với việc hoàn thiện pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm phải hoàn thiện các bộ phận khác của hệ thống pháp luật có liên quan như pháp luật về giao dịch bảo đảm, pháp luật về thi hành án dân sự, pháp luật về bán đấu giá tài sản [19].

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với công cuộc đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính thì pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm cũng phải đáp ứng các yêu cầu của quá trình này. Theo đó, pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm phải được hoàn thiện theo phương châm phục vụ nhân dân, đơn giản hóa các thủ tục, công khai hóa các hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm, đảm bảo sự tiếp cận và công bằng trong tiếp cận thông tin về đăng ký giao dịch bảo đảm…

Thứ tư, pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm phải phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế

Chúng ta đang trong một trật tự thế giới đa cực và với một xu hướng tất yếu xích lại gần nhau của các hệ thống pháp luật. Chính vì vậy, học tập kinh nghiệm của nước ngoài trong hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm nói riêng là một điều tất yếu.

Học tập kinh nghiệm và kỹ thuật lập pháp từ các nước trong khu vực và trên thế giới có hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm hiện đại và vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay. Làm được như vậy mới nâng cao được sự tương thích của pháp luật Việt Nam với

pháp luật các quốc gia khác, mới đáp ứng và đẩy mạnh quá trình hợp tác, phát triển kinh tế quốc tế hiện nay.

Một phần của tài liệu Đăng ký giao dịch bảo đảm-từ thực tiễn hoạt động của ngân hàng techcombank (Trang 84 - 87)