Như đã đề cập, trong Nghị định số 08/2000/NĐ-CP đã quy định chung một loại hồ sơ cho tất cả các giao dịch bảo đảm. Điều này đã làm nảy sinh những hạn chế nhất định. Nghị định số 83/2010/NĐ-CP cũng đã kế thừa và phát huy ưu điểm là trình tự, thủ tục đăng ký đối với các loại tài sản bảo đảm trong một văn bản đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tạo điều kiện cho tổ chức, cơ quan, cá nhân thực hiện pháp luật đăng ký giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu phải đảm bảo tính đặc thù của mỗi loại đăng ký
giao dịch bảo đảm, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP cũng đã có những quy định riêng đối với những giao dịch bảo đảm theo nhóm tài sản đặc thù. Cụ thể:
Các thủ tục liên quan đến tài sản bảo đảm là tàu bay:
Hiện nay, giao dịch bảo đảm bằng tàu bay được đăng ký bao gồm bốn thủ tục:
- Thủ tục đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
- Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã đăng ký;
- Thủ tục đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
- Thủ tục xóa đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
Đối với mỗi loại thủ tục có những loại hồ sơ, giấy tờ kèm theo khác nhau. Theo đó:
• Hồ sơ đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay bao gồm: + Đơn yêu cầu đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; + Hợp đồng cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
+ Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền.
•Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã đăng ký gồm có:
+ Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay đã đăng ký;
+ Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền;
+ Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay hoặc văn bản chứng minh nội dung thay đổi.
• Hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay gồm có:
+ Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
+ Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay; + Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền;
+ Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay đã cấp. • Hồ sơ xóa đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay gồm có: + Đơn yêu cầu xóa đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
+ Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay đã cấp; + Văn bản đồng ý xóa đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay của bên nhận cầm cố tàu bay, bên nhận thế chấp tàu bay, trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên cầm cố, bên thế chấp;
+ Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản ủy quyền.
Như vậy, thủ tục liên quan đến đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tài sản là tàu bay được thiết kế theo nguyên tắc đăng ký xác minh. Ngoài đơn yêu cầu đăng ký thì người đăng ký phải nộp kèm các giấy tờ chứng minh cho giao dịch bảo đảm tồn tại và tính pháp lý của tài sản bảo đảm.
Các thủ tục đối với tài sản bảo đảm là tàu biển:
Đối với tài sản bảo đảm là tàu biển, việc đăng ký giao dịch bảo đảm cũng được thực hiện theo nguyên tắc đăng ký xác minh. Theo đó, có các thủ tục và hồ sơ đăng ký bao gồm:
• Hồ sơ đăng ký thế chấp tàu biển gồm có: + Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp tàu biển; + Hợp đồng thế chấp tàu biển;
+ Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền.
• Hồ sơ đ ă ng ký thay đ ổ i nộ i dung thế chấ p tàu
biể n đ ã đ ă ng ký gồ m có:
+ Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung thế chấp tàu biển đã đăng ký; + Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp tàu biển hoặc văn bản chứng minh nội dung thay đổi;
+ Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam đã cấp;
+ Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền.
• Hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng tàu biển gồm có:
+ Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng tàu biển;
+ Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp bằng tàu biển; + Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền;
+ Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam đã cấp. • Hồ sơ xóa đăng ký thế chấp tàu biển gồm có:
+ Đơn đề nghị xóa đăng ký thế chấp tàu biển;
+ Giấy chứng nhận đăng ký thế chấp tàu biển Việt Nam đã cấp;
+ Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp tàu biển của bên nhận thế chấp tàu biển, trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên thế chấp.
+ Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền.
Các thủ tục đối với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản
gắn liền với đất
Tương tự như các tài sản bảo đảm trên, đối với tài sản bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm cũng được thiết kế trên nền tảng nguyên tắc đăng ký xác minh. Theo đó:
• Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất gồm có:
+ Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng bảo đảm có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc các Giấy chứng nhận đã cấp qua các thời kỳ;
+ Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản ủy quyền.
• Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã đăng ký gồm có:
+ Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký; + Hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm đã ký hoặc văn bản khác chứng minh nội dung thay đổi;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận đã cấp qua các thời kỳ trong trường hợp đăng ký thay đổi nội dung đã được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đó;
+ Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có Văn bản ủy quyền.
• Hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất gồm có:
+ Đơn yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm; + Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm;
+ Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền.
• Hồ sơ xóa đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất gồm có:
+ Đơn đề nghị xóa đăng ký giao dịch bảo đảm;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận được cấp qua các thời kỳ;
+ Văn bản đồng ý xóa đăng ký giao dịch bảo đảm của người nhận bảo đảm, trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm;
+ Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký; trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền thì phải có văn bản ủy quyền.
Như vậy, qua hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm các tài sản này có thể thấy có hai điểm chung cơ bản:
Thứ nhất, các loại tài sản này được cấp giấy chứng nhận quyền đối với tài sản, do đó, việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thiết kế theo nguyên tắc xác minh và người yêu cầu đăng ký phải nộp kèm bản chính giấy chứng nhận này và giấy tờ chứng minh giao dịch thì mới đầy đủ thông tin đăng ký giao dịch bảo đảm.
Thứ hai, phương thức đăng ký giao dịch bảo đảm trong ba trường hợp vừa nêu chỉ có thể được thực hiện bằng một trong hai phương thức: người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Các phương thức nộp hồ sơ khác hoàn toàn không thể thực hiện được trong các trường hợp này.
Đối với giao dịch bảo đảm bằng các tài sản khác được đăng ký:
Việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các tài sản khác ngoài các loại tài sản đã nêu ở trên chủ yếu được thiết kế dựa trên nền tảng nguyên tắc
thông báo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì vẫn phải cung cấp các giấy tờ cần thiết để chứng minh giao dịch hoặc tính pháp lý của tài sản bảo đảm. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này khi liệt kê các hồ sơ đối với các thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm này. Cụ thể:
• Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển gồm có:
+ Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm;
+ Hợp đồng bảo đảm trong trường hợp đơn yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia giao dịch bảo đảm;
+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền, trừ các trường hợp sau đây:
Pháp nhân ủy quyền cho chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng điều hành của pháp nhân đó yêu cầu đăng ký;
Bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm bao gồm nhiều cá nhân, tổ chức ủy quyền cho một cá nhân hoặc một tổ chức trong số đó yêu cầu đăng ký;
Người yêu cầu đăng ký là khách hàng thường xuyên của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
• Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm bằng động sản, trừ tàu bay, tàu biển đã đăng ký gồm có:
+ Đơn yêu cầu đăng ký thay đổi;
+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thay đổi là người được ủy quyền, trừ các trường hợp (i) pháp nhân ủy quyền cho chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng điều hành của pháp nhân đó yêu cầu đăng ký; (ii) Bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm bao gồm nhiều cá nhân, tổ chức ủy quyền cho một cá nhân hoặc một tổ chức trong đó yêu cầu đăng ký;
(iii) Người yêu cầu đăng ký là khách hàng thường xuyên của Cục Đăng ký