VẾT THƯƠNG NGỰC KÍN

Một phần của tài liệu Giáo trình ngoại cơ sở (Trang 99)

V. Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu (Aspergic): (hay dùng là Aspirin) Dùng dự phòng trong các bệnh xơ vữa gây tổn thương nội mạc mạch máu

VẾT THƯƠNG NGỰC KÍN

Gãy xương sườn:

- Nắn dọc theo khung sườn để tìm điểm đau chói. - Tiếng lạo xạo của xương sườn.

- Áp lòng bàn tay lên ngực bệnh nhân, khi bệnh nhân ho thấy tiếng lục cục của gãy xương.

Điều trị:

- Toàn thân: giảm đau, thuốc ngủ. - Tại chỗ: phong bế ổ gãy.

Mảng sừơn di động:

- Gãy 3 xương sườn liên tiếp trở lên. - Gãy 2 đầu.

Các loại:

- Mảng sườn trước: gồm xương ức và các sụn sườn còn lại: loại này rất nặng do suy hô hấp và suy tuần hoàn.

- Mảng sườn bên : hay gặp rối loạn hô hấp và tuần hoàn nặng.

- Mảng sườn sau: ít di động, không cần cố định.

- Nửa mảng sườn: xương sườn gãy 1 nơi di động theo kiểu bản lề ( ở trẻ)

Hậu quả chính là hô hấp đảo ngược và lắc lư trung thất.

Đặc điểm của mảng sườn là di động ngược chiều với thành ngực.

Xử trí:

- Sơ cứu:

+ Dùng băng độn để đánh tụt mảng sườn vào trong.Dùng 1 cuộn băng đặt vào vùng mảng sườn rồi lấy 1 cuộn băng khác cuốn vòng quanh ngực.

- Điều trị thực thụ:

+ Cố định ngoài: có thể nẹp Judet. + Xuyên đinh Kirscher.

+ Kéo liên tục bằng chỉ thép. “Tràn máu màng phổi:

Tràn khí màng phổi:

(giống chấn thương ngực hở).”

Xẹp phổi:

Nguyên nhân: Do bít tắt đường hô hấp do dị vật, máu, đờm giải mà bệnh nhân ho kém vì đau.

Triệu chứng: dấu hiệu co kéo, khoảng liên sườn co kéo hẹp lại, trung thất bị kéo về bên phổi bệnh, cơ hoành bị kéo lên cao ( ngược lại với tràn khí là dấu hiệu ĐẨY).

Sử trí:

- Giảm đau.

- Kích thích ho và thở sâu.

- Nếu không được phải soi hút phế quản.

Vỡ phế quản:

- Vỡ gần chỗ chia khí phế quản. - Vỡ 1 phần hoặc đứt hoàn tòan. - Thường gãy xương sườn 1-3.

100

- Khó thở nhiều, ho ra máu và tràn khí dưới da.

- Tràn khí màng phổi dưới áp lực, tràn khí trung thất, phổi khôi nở được dù đã tăng áp lực hút.

Xử trí:

- Nếu vết rách nhỏ, phổi nở lên được, tràn khí giảm xuống thì điều trị bảo tồn và soi phế quản để theo dõi tổn thương.

- Rách lớn thì mổ hoạc khâu nối lại.

Vỡ động mạch chủ ngực do chấn thương:

- Tan nạn với tốc độ nhanh.

- Liệt hoặc giảm cảm giác ở 2 chân.

- Chênh lệch huyết áp động mạch chi trên và chi dưới. - Tiêng thổi tâm thu trước ngực hoặc sau lưng.

- Chụp phim ngực: trung thất mất hình quai động mạch chủ, đẩy lệch khí quản. - Chụp cắt lớp, chụp cản quang động mạch chủ ngực.

Xử trí:

- Mổ cấp cứu khẩn trương.

101

Một phần của tài liệu Giáo trình ngoại cơ sở (Trang 99)