Chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (Trang 50)

2.2.2.1. Chức năng

- Đào tạo cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ bậc cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành xây dựng phục vụ nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh và quốc phòng.

- Nghiên cứu thực nghiệm khoa học - công nghệ và tư vấn, đầu tư xây dựng, phục vụ đào tạo theo quy định của pháp luật.

2.2.2.2. Nhiệm vụ

- Căn cứ đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhu cầu phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng, tiến hành xây dựng và trình Bộ Xây dựng, phê duyệt mục tiêu chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, nội dung đào tạo các ngành, nghề Bộ Xây dựng giao cho Trường đào tạo.

- Tổ chức thực hiện đào tạo cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ có trình độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật thuộc các nghề xây dựng được Bộ Xây dựng giao, đảm bảo chất lượng đào tạo toàn diện.

- Tổ chức bồi dưỡng và đào tạo lại cho cán bộ trong và ngoài ngành xây dựng, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với ngành, nghề đào tạo của Trường.

- Tổ chức triển khai nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ tiên tiến, các kết quả nghiên cứu đạt chất lượng cao, phục vụ lao động sản xuất kinh doanh của ngành Xây dựng.

- Tổ chức các dịch vụ tư vấn đầu tư, thiết kế, thi công xây dựng, chuyển giao công nghệ chuyên ngành xây dựng, các dịch vụ về sản xuất, dịch vụ phục vụ sinh viên - học sinh theo quy định của pháp luật.

- Phát triển quan hệ hợp tác liên kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đào tạo được Bộ Xây dựng giao.

- Tổ chức các hoạt động thông tin bằng các hình thức: Hội nghị chuyên đề, hội thảo đào tạo, khảo sát, tham quan học tập kinh nghiệm, in ấn, xuất bản các ấn phẩm, tài liệu, giáo trình phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của nhà nước.

Mục tiêu, kế hoạch đào tạo của Trường được xây dựng và tổ chức thực hiện theo qui định được ban hành của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh

và Xã hội. Chương trình dạy nghề qui định mục tiêu, kế hoạch nội dung các hoạt dộng dạy nghề nhằm trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và có sức khoẻ tốt. Nguyên tắc khi xây dựng chương trình là phải tuân thủ theo danh mục nghề đào tạo do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành, chương trình phải đảm bảo tính khoa học, hệ thống, phù hợp và ổn định, có tính liên thông, đảm bảo thống nhất của các nghề trong nhóm nghề và tính đặc thù của từng nghề và đảm bảo thực tế của thị trường lao động.

Về chương trình khung cho từng ngành, nghề, Trường thực hiện theo qui định của nhà nước về mục tiêu đào tạo, khối lượng kiến thức chung (các môn chung, kiến thức văn hoá bổ trợ, kiến thức cơ bản, kỹ thuật cơ sở, chuyên môn) và kỹ năng chung của tất cả các nghề, thời lượng của từng môn, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành bảo đảm mục tiêu của từng nghề đào tạo.

Hiệu trưởng có trách nhiệm tổ chức, biên soạn và duyệt giáo trình để làm tài liệu giảng dạy, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định.

Với chức năng, nhiệm vụ của Trường, từ các văn bản pháp qui, nhà trường đã xây dựng kế hoạch đào tạo toàn khóa, theo từng năm học. Trong đó qui định rõ mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo, kế hoạch sử dụng trang thiết bị, kế hoạch giáo viên và lịch giảng dạy của giáo viên. Trường thực hiện qui chế tuyển sinh, xét lên lớp, xét công nhận tốt nghiệp theo đúng các qui định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Trong quá trình quản lý hoạt động giảng dạy từ việc xác định mục đích của quá trình quản lý đến chỉ đạo quá trình dạy học Trường đảm bảo mọi kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo; Mọi điều lệ và mọi qui định, nội qui được thực hiện một cách nghiêm túc, làm cho mọi hoạt động giảng dạy của nhà trường ngày một đi vào nền nếp. Ðảng uỷ, Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn quán triệt nguyên tắc lý luận dạy học trong suốt quá trình đào tạo.

2.2.3. Tổ chức bộ máy nhà trƣờng

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy nhà trƣờng

Các đơn vị trực thuộc: 1. Phòng đào tạo 2. Phòng NCKH và hợp tác quốc tế 3. Phòng Tổ chức – Hành chính 4. Phòng Kế toán tài chính 5. Phòng Công tác HS-SV 6. Phòng Quản trị đời sống

7. Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng 8. Khoa Xây dựng

9. Khoa Kỹ thuật hạ tẩng đô thị 10. Khoa Kinh tế

11. Khoa Cơ bản

12. Khoa Cấp thoát nước và Môi trường 13. Khoa Đào tạo nghề

14. Khoa Lý luận chính trị

15. Trung tâm Ngoại ngữ Tin học 16. Trung tâm Tư vấn Xây dựng 17. Trung tâm Giáo dục thường xuyên

2.2.4. Các ngành nghề đào tạo

Thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo, Nhà trường hiện nay đang đào tạo đa cấp: Cao đẳng chính quy, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, sơ cấp nghề, liên thông, đại học tại chức, ứng với mỗi hệ đào tạo có chương trình đào tạo theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

Hệ Cao đẳng chính quy, thời gian đào tạo ba năm, bao gồm tám chuyên ngành: Công nghệ kỹ thuật Xây dựng (Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp); Công nghệ kỹ thuật công trình Xây dựng (Chuyên ngành Hạ tầng kỹ thuật đô thị); Công nghệ kỹ thuật tài nguyên nước (Chuyên ngành Cấp thoát nước và môi trường); Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng; Quản

lý xây dựng (Chuyên ngành kinh tế xây dựng); Kế toán; Quản trị kinh doanh; Tài chính - Ngân hàng.

Hệ Trung cấp chuyên nghiệp, thời gian đào tạo hai năm, bao gồm bốn chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Cấp thoát nước; Kế toán doanh nghiệp và Kế toán xây dựng.

Hệ Trung cấp, sơ cấp nghề, thời gian đào tạo dưới hai năm, bao gồm sáu chuyên ngành: Xây dựng; Hàn; Điện dân dụng; Cốp pha, giàn giáo; Mộc; Cốt thép.

Hệ liên thông Trung cấp lên Cao đẳng, thời gian đào tạo 1,5 năm,bao gồm ba chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Cấp thoát nước và môi trường; Kế toán doanh nghiệp.

Hệ liên thông Cao đẳng lên Đại học, thời gian đào tạo 2,5 năm,bao gồm năm chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp; Vật liệu xây dựng; Cấp thoát nước; Kinh tế xây dựng; Kế toán.

Hệ Đại học tại chức, liên kết đào tạo 5 năm,bao gồm hai chuyên ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp (Liên kết với Đại học Xây dựng); Kế toán (Liên kết với Học viện Tài chính – Kế toán).

2.2.5. Kết quả đào tạo và liên kết đào tạo

Trong hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã đào tạo được hơn 55.000 cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật, phối hợp với trường Đại học Xây dựng, Học viện Tài chính Kế toán đào tạo hàng ngàn kỹ sư xây dựng, cử nhân kế toán. Tính đến tháng 8/2011 đã có gần 1000 kỹ sư ra trường. Hầu hết, học sinh sinh viên tốt nghiệp tìm được công việc ổn định, có thu nhập tốt.

2.2.6. Tình hình phát triển đội ngũ từ năm 2005 đến nay

Trong những năm qua đội ngũ giáo viên của Trường thường xuyên được bổ sung. Ðến nay, tổng số cán bộ, giáo viên toàn trường có 247 người, trong đó trình độ tiến sỹ là 01, trình độ nghiên cứu sinh là 05, trình độ thạc sỹ là 90, trình độ đại học là 82.100% cán bộ, giáo viên có trình độ sư phạm bậc

II, 80% cán bộ, giáo viên có trình độ ngoại ngữ chương trình B. Nhiều đồng chí đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường và cấp ngành. Hệ thống điều hành là 01 Ðảng bộ với tổng số gần 100 đảng viên, một công đoàn cơ sở gồm 247 đoàn viên công đoàn và hơn 2.000 đoàn viên thanh niên.

- Ðội ngũ giáo viên ở các phòng, khoa từ năm 2005 dến năm 2011 được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Đội ngũ giáo viên các Phòng, Khoa từ năm 2005-2011

TT Năm học Phòng, khoa 2005-2007 2007-2009 2009-2011 1 Hiệu trưởng 1 1 1 2 Phó Hiệu trưởng 2 2 2 3 Phòng Đào tạo 10 11 11 4 Phòng Tổ chức Hành chính 6 8 8 5 Phòng NCKH và hợp tác quốc tế 5 7 7 6 Phòng Kế toán Tài chính 6 7 7 7 Phòng Công tác HS-SV 12 13 14 8 Phòng Quản trị đời sống 14 15 17 9 Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng 5 5 5 10 Khoa Xây dựng 62 62 64

11 Khoa Kỹ thuật hạ tầng đô thị 7 8 8

12 Khoa Kinh tế 28 30 30

13 Khoa Cơ bản 12 14 14

14 Khoa Cấp thoát nước và Môi

trường 8 9 9

15 Khoa Đào tạo nghề 13 13 13

16 Khoa Lý luận chính trị 8 9 9

17 Trung tâm Ngoại ngữ Tin học 14 15 15

18 Trung tâm Tư vấn Xây dựng 10 11 11

19 Trung tâm Giáo dục thường

xuyên 4 5 5

Nhận xét: Bảng 2.1 cho ta thấy, trong những năm gần đây, số lượng giáo viên không tăng nên hầu hết giáo viên đều vượt giờ định mức giảng dạy. - Trình độ đội ngũ giáo viên thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Thống kê trình độ chuyên môn giáo viên

TT Năm học Tổng số Tiến sỹ Nghiên

cứu sinh Thạc sỹ Đại học

1 2005-2007 157 0 3 80 74

2 2007-2009 170 1 3 89 77

3 2009-2011 178 1 5 90 82

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1)

Nhận xét: Bảng 2.2 cho thấy, trình độ đội ngũ giáo viên, công nhân viên có trình độ sau đại học khá cao (53,9%), tuy nhiên chưa đảm bảo tiêu chuẩn 01 giáo viên/15học sinh.

Bảng 2.3. Thống kê số lƣợng giáo viên và cán bộ quản lý năm 2011

TT Loại hình Tổng số Nam Nữ Ghi chú

1 Giáo viên 178 80 98

2 Cán bộ quản lý 69 20 49

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1)

- Độ tuổi giáo viên và cán bộ quản lý, số liệu được thể hiện trong bảng 2.4:

Bảng 2.4. Thống kê về độ tuổi giáo viên và cán bộ quản lý năm 2011 TT Loại hình Tổng số <=30 31 40 41 50 51 60 Ghi chú

1 Giáo viên 178 105 30 33 10

2 Cán bộ quản lý 69 15 25 16 13

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1)

Nhận xét: Qua bảng 2.4 trên ta thấy giáo viên của Trường đa số còn trẻ, mới giảng dạy từ 1 đến 5 năm chiếm 58,9%. Đội ngũ cán bộ quản lý trẻ chiếm 21,7%. Như vậy, sức bật của đội ngũ trẻ rất tốt, ham hiểu biết. Đó chính là cơ sở để Trường phát triển đội ngũ trẻ có trình độ trong những năm gần đây.

- Chất lượng của đội ngũ giáo viên được thể hiện trong bảng 2.5.

Bảng 2.5. Thống kê kết quả giáo viên dạy giỏi các cấp ba năm gần đây

TT Năm học Cấp trƣờng Câp Bộ Toàn quốc Tổng cộng Ghi chú 1 2005-2007 98 52 7 157 2 2007-2009 104 58 8 170 3 2009-2011 107 61 10 178

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1)

Nhận xét: Qua số liệu ở bảng 2.5 ta thấy chất lượng giáo viên Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 trong ba năm qua duy trì và ổn định. Số giáo viên đạt giải giáo viên giỏi cấp trường hằng năm đạt từ 94% đến 96%; cấp Bộ đạt từ 31% đến 38%. Tỷ lệ đạt giỏi cấp toàn quốc còn thấp mới chiếm từ 4,4% đến 5,1%.

2.2.7. Số học sinh sinh viên hiện đang đào tạo tại trường

Nhà trường hiện nay đang đào tạo: 3071 học sinh hệ Cao đẳng chính quy

1898 Kỹ thuật viên hệ Trung cấp chuyên nghiệp 253 Học sinh hệ Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề 450 học sinh hệ liên thông Trung cấp lên Cao đẳng 580 học sinh hệ liên thông Cao đẳng lên Đại học

Số lượng học sinh trong những năm gần đây được thể hiện qua biểu đồ 2.1 sau:

Biểu đồ 2.1. Kết quả đào tạo từ năm 2001 đến nay

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1)

2.2.8. Khoa Đào tạo nghề

2.2.8.1. Sự hình thành và phát triển

Khoa Đào tạo Nghề - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 được hình thành, phát triển cùng sự lớn mạnh của nhà trường và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiền thân là Phòng Thực hành sản xuất (1985), đến năm 1997 đổi tên là Ban Nghề và từ năm 2000 đến nay có tên là Khoa Đào tạo Nghề.

Hiện nay, Khoa có 3 bộ môn là: Xây dựng, Máy Xây dựng và Điện kỹ thuật, với nhiệm vụ đào tạo tay nghề cho học sinh hệ Cao đẳng Xây dựng Dân dụng – Công nghiệp, Kinh tế Xây dựng, Hạ tầng, Cấp thoát nước; Vật liệu Xây dựng; Hệ Trung cấp Xây dựng; Trung cấp Cấp thoát nước và nâng bậc cho công nhân kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành Xây dựng.

Trong gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa Đào tạo Nghề - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 đã đào tạo trên 30 nghìn học sinh theo học của các hệ Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và hệ công nhân (nay là Trung cấp nghề). Học sinh của Khoa khi kết thúc khóa học thường được các đơn vị tuyển dụng lao động miễn kiểm tra tay nghề khi thi tuyển. Cho đến nay, Khoa luôn khẳng định được chỗ đứng vững chắc của mình trong nhà trường và trên thị trường lao động.

2.2.8.2. Tổ chức biên chế

Ban lãnh đạo có 01 Trưởng khoa, 01 Phó Trưởng khoa và 13 giáo viên.

2.2.8.3. Các hệ đào tạo

- Hệ Cao đẳng: Xây dựng, Thép, Hàn, Bê tông

- Hệ Trung học chuyên nghiệp: Xây dựng, Mộc, Thép, Hàn, Bê tông

- Ngoài ra, Khoa còn đào tạo hệ Trung cấp nghề: Xây dựng, Mộc, Thép, Hàn, Bê tông bậc 3/7 ( Hệ chính quy dài hạn từ 12 tháng đến 18 tháng).

- Nhà trường và Khoa liên kết với các tổ chức và doanh nghiệp đào tạo ngắn hạn các nghề: Xây dựng, Mộc, Thép, Hàn, Bê tông.

2.2.8.4. Cơ sở vật chất

Những năm gần đây Khoa được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ xây dựng, Nhà trường cho trang bị các thiết bị máy móc và đồ dùng dạy học theo chương trình mục tiêu, xây dựng cơ sở hạ tầng như: Xây mới nhà đa năng, mua sắm thiết bị theo chương trình mục tiêu từ năm 2007 - 2011. Riêng năm 2011 nhà trường còn đầu tư cho chương trình mục tiêu một phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng.

- Khoa có 1 phòng thực hành điện, có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ dạy và học về điện.

- Khoa có 1 phòng thực hành nước, có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ dạy và học về ngành nước.

- Khoa có 1 xưởng thực hành xây dựng, mộc, thép, hàn, bê tông, có đầy đủ cơ sở vật chất để phục vụ dạy và học về xây dựng, mộc, thép, hàn, bê tông

2.2.8.5. Chức năng, nhiệm vụ

Khoa đào tạo nghề có những chức năng, nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế hoạch giáo viên, xây dựng tiến độ giảng dạy của khoá học, lập thời khoá biểu định kỳ cho các môn học thuộc khoa, bộ môn.

- Thực hiện kế hoạch giảng dạy các môn học theo chương trình đào tạo các nghề thuộc khoa, bộ môn.

- Thực hiện biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu học tập, học liệu các môn học.

- Tổ chức làm các mô hình, học cụ phục vụ giảng dạy và học tập, tham gia hội thi thiết bị dạy nghề các cấp.

- Đôn đốc giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo viên theo quy định và các nhiệm vụ do nhà trường, khoa và bộ môn giao.

- Lập và thực hiện kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)