Biện pháp 5: Chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (Trang 99)

học sinh

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Tuyển đủ chỉ tiêu Bộ Xây dựng giao; Tuyển đúng cơ cấu ngành học; Lựa chọn đúng những học sinh vừa đủ tiêu chuẩn đạo đức, trình độ.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Nhà trường phải bố trí thời gian thật phù hợp cho cán bộ tuyển sinh. Ngoài thời gian họ làm việc cố định tại trường thì những thời gian còn lại giao cho cán bộ tuyển sinh tự sắp xếp bố trí cả về thời gian và địa điểm tuyển sinh của mình.

Cán bộ tuyển sinh tự xây dựng lịch làm việc có xác nhận của lãnh đạo các phòng để trình cho Ban giám hiệu phê duyệt, quản lý và theo dõi.

Căn cứ vào kết quả thực hiện của mỗi cán bộ tuyển sinh, phòng Đào tạo tổng hợp, báo cáo kết quả với Ban giám hiệu để có những động viên, điều chính kịp thời những tồn tại trong công tác tuyển sinh.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Để hạn chế những thiếu sót, trong quá trình tuyển chọn và đào tạo của nhà trường nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, Khoa đào tạo nghề cần đổi mới một số nội dung tuyển chọn học sinh đó là:

Tiếp tục thông tin quảng cáo trên các hệ thống thông tin đại chúng cả Đài Truyền hình, Đài Phát thanh, Báo tin. Gửi các tờ rơi, gửi thông báo đến UBND các xã, phường để nhân dân nắm đầy đủ hơn về cơ cấu, ngành nghề đang đào tạo, cử cán bộ chuyên trách tuyển sinh đến các Trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở…để tư vấn và hướng dẫn tuyển sinh.

Xây dựng được lôgô, thương hiệu uy tín chất lượng của Khoa, của nhà trường Liên kết tạo đầu mối với các trường để cùng tuyển chọn, cùng đào tạo những nghề nhà trường có thế mạnh.

Cải tiến cách tiếp nhận hồ sơ học sinh theo hướng chuyên môn hoá và người có hiểu biết để giải thích trả lời ngay cho thí sinh.

Nâng cao lên một bước mới trong việc trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau giữa trường với các cơ sở đào tạo khác.

Mở rộng đào tạo liên thông, tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho người học mở ra cơ hội tìm việc làm và nâng cao trình độ của học sinh.

Duy trì thường xuyên chặt chẽ việc thi, kiểm tra, sát hạch tay nghề của học sinh.

3.2.5.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ có hiểu biết, có kinh nghiệm làm công tác tuyển sinh, chọn học sinh.

Sử dụng nguồn kinh phí tương ứng theo nhu cầu công tác tuyển sinh như: In tờ rơi, thông báo, chi phí quảng cáo...

Khuyến khích vật chất cho người làm công tác tuyển sinh và quảng cáo có hiệu quả.

Ưu tiên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, chính trị cho cán bộ, giáo viên.

Không phải chỉ nâng cao chuẩn hoá cán bộ giảng dạy ở cơ sở đào tạo nghề là đủ, mà để cho công tác quản lý đào tạo nghề phát triển, tiến tới chúng ta phải chuẩn hoá và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ hành chính, cán bộ làm công tác kế toán, tài chính đảm bảo cho đội ngũ tinh thông nghề nghiệp hoạt động đúng luật ngân sách mà còn có hiểu biết đầy đủ về chính sách, chế độ dành cho người dạy nghề và người học nghề từ đó tham mưu cho lãnh đạo việc huy động, sử dụng nguồn tài chính đúng mục đích có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)