Biện pháp 6: Quản lý việc liên kết đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (Trang 100)

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Vừa nâng cao trình độ cho giáo viên, vừa có thêm nguồn thu để bổ sung nguồn tài chính trong đào tạo nghề.

Tạo ra nguồn vật chất, tài sản cho nhà trường đồng thời tạo môi trường thực tế sản xuất cho học sinh tiếp cận với thực tế sản xuất.

Tăng thêm nguồn thu nhập, tạo ra khả năng quan hệ của giáo viên, của học sinh. Đặc biệt là có được nguồn thu nhất định để tái sản xuất mở rộng đồng thời thực hiện quan điểm và sơ chế hiện nay khoán thu, khoán chi cho cơ sở.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp và thị trường lao động.

Mời đại diện của doanh nghiệp có liên quan tham gia vào việc xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề; Tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực tập nghề và đánh giá kết quả học tập cho người học nghề.

Phối hợp với doanh nghiệp để tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp, gắn học tập với thực tiễn sản xuất, dịch vụ.

Hợp tác với doanh nghiệp để dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho lao động của doanh nghiệp khi có nhu cầu.

Phối hợp với doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ.

3.2.6.3. Cách thức tổ chức thực hiện

Để thực hiện việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả cần tiến hành các biện pháp sau:

Xây dựng hành lang pháp lí mềm dẻo giữa các cơ sở đào tạo với nhau, xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa nhà trường, Khoa với các đơn vị sản xuất.

Làm tốt công tác Maketting trong lĩnh vực đào tạo. Gắn đào tạo với đăng ký và giới thiệu việc làm, với xuất khẩu lao động, với hướng nghiệp và phân luồng đào tạo.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Xác định đúng mục tiêu và chương trình đào tạo đúng với định hướng của ngành và của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ LĐTB và XH quy định. Xây

dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể. Xây dựng hợp đồng liên kết đào tạo lôgic phù hợp đảm bảo tỷ lệ tham gia cùng giảng dạy của các bên hài hoà.

Sử dụng có hiệu quả việc dùng các thiết bị vật tư ở các doanh nghiệp vào thực hành, với việc giảng dạy lí thuyết của nhà trường sao cho đúng mục đích, tương thích. Sử dụng thợ giỏi, tay nghề cao ở các cơ sở đào tạo khác vào thực hành. Khuyến khích các nghệ nhân có tay nghề cao hướng dẫn thực hành cho học sinh.

Khuyến khích và hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh và cả cho học sinh sau khi tốt nghiệp đến các cơ sở làm việc để sử dụng có hiệu quả ngay những vật tư thiết bị đã được thực hành.

Bên cạnh việc liên kết với các cơ sở khác, các doanh nghiệp, Khoa, Nhà trường có thể thành lập các đơn vị dịch vụ, sản xuất ngay trong Trường để tiết kiệm thời gian và sử dụng những sản phẩm được làm ra từ chính học sinh và thầy dạy sẽ làm cho tình cảm và đạo đức nghề nghiệp, góp phần nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động.

Kế hoạch đào tạo của Khoa phải được các tổ bộ môn phối hợp với các cơ sở sản xuất xây dựng kế hoạch trước khi vào năm học, từ đó lập kế hoạch giáo viên, chỉnh lí chương trình, nội dung kiến thức cho phù hợp với thực tế sản xuất trên cơ sở khung chương trình đào tạo đã được duyệt.

Phòng Đào tạo thực hiện chức năng theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết. Xây dựng kế hoạch kiểm tra và thực hiện các kế hoạch đó.

Ngoài ra Khoa, Nhà trường cũng nên phối hợp với các Trung tâm giới thiệu việc làm để giới thiệu việc làm cho chính học sinh của nhà trường. Đây cũng là cách tạo nên chất lượng “thương hiệu” và bảo hành những “thương phẩm” đã được tạo ra từ chính nhà trường. Mời các giáo viên dạy giỏi, chuyên gia và các giáo viên ở các trường trung ương về dạy mẫu. Hàng năm, khoa, nhà trường cần tích cực phối hợp với Bộ, ngành và các Sở GD và ĐT, Sở LĐTB và

XH ở địa phương tổ chức các đợt thi để chọn giáo viên dạy giỏi. Sau những kết quả đạt được Khoa sẽ mời một số giáo viên đạt giáo viên giỏi dạy giỏi cấp thành phố và cấp quốc gia về cùng trao đổi kinh nghiệm, dạy mẫu để giáo viên của Khoa cùng học tập.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)