Quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (Trang 34)

Quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề là một trong những vấn đề cụ thể của quản lý đào tạo, quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống đào tạo nghề phát triển, vận hành theo đường lối chủ trương của Đảng và thực hiện được những yêu cầu của xã hội, đáp ứng sự nghiệp phát triển KT-XH.

Quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề bao gồm các loại hoạt động sau:

1.4.2.1. Quản lý kế hoạch đào tạo

Quản lý kế hoạch đào tạo bao gồm việc thu thập thông tin, tổ chức lập kế hoạch, giám sát thực hiện mục tiêu, điều chỉnh nội dung, nguồn lực, biện pháp, tiến độ hoạt động và kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu đào tạo. Cụ thể nội dung của kế hoạch dạy học trình độ Trung cấp nghề ở Trường như sau:

- Mục tiêu đào tạo trình độ Trung cấp và mục tiêu đào tạo chung. - Thời gian và phân bổ thời gian cho khoá học.

- Thời gian thực học tối thiểu trong hoạt động học trình độ Trung cấp nghề. - Quản lý thực hiện kế hoạch tiến độ thời gian và các hoạt động giảng dạy, học tập và các hoạt động khác.

- Quản lý nội dung, kế hoạch giảng dạy, học tập thực hành. - Quản lý hoạt động thực tập tay nghề.

1.4.2.2. Quản lý mục tiêu đào tạo trình độ Trung cấp nghề

Theo Luật dạy nghề thì: “Mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.”

Quản lý mục tiêu đào tạo trình độ Trung cấp nghề là quản lý việc xây dựng và thực hiện mục tiêu của tổ chức trong quá trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề, là quản lý một hệ thống những yêu cầu lâu dài và trước mắt của xã hội đối với sự phát triển nhân cách của người được đào tạo, đối với những phẩm chất và năng lực cần có của người học sau từng giai đoạn học tập, bao gồm:

- Quản lý việc xây dựng mục tiêu đào tạo trình độ Trung cấp nghề , thực chất là xây dựng bản kế hoạch đào tạo theo chu trình: Chuẩn bị ( Là thu

thập thông tin về ngành nghề ) - Lập kế hoạch (Kế hoạch nhân lực, vật lực, tài lực) – Tổ chức thực hiện (Quản lý tiến độ thực hiện mục tiêu) – Chỉ đạo (Đôn đốc, giám sát phối hợp với các đơn vị) - Kiểm tra (Kiểm tra từng phần, kiểm tra tổng thể).

- Quản lý mục tiêu đào tạo trong quá trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề, thực hiện theo chu trình tương tự như quản lý xây dựng mục tiêu đào tạo.

Cụ thể mục tiêu đào tạo trình độ Trung cấp nghề của Trường là nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, nhằm tào điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.

Mục tiêu đào tạo có quan hệ biện chứng với các thành tố khác của quá trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề. Mục tiêu là định hướng, song muốn thực hiện được mục tiêu cũng phải có một đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng; có điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ đảm bảo; nội dung và chương trình đào tạo phải sát thực với mục tiêu đề ra...

1.4.2.3. Quản lý nội dung chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề

Theo Luật dạy nghề: “Nội dung dạy nghề trình độ trung cấp phải phù hợp với mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo, bảo đảm tính hệ thống, cơ bản, phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của khoa học, công nghệ”. “Phương pháp dạy nghề trình độ trung cấp phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng làm việc độc lập của người học nghề.”

“Chương trình dạy nghề trình độ trung cấp thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, môn học, mỗi nghề.”

Quản lý nội dung chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề là quản lý việc xây dựng nội dung đào tạo, kế hoạch đào tạo và nội dung chương trình giảng dạy, quản lý quá trình đào tạo thực tế của giáo viên và học sinh sao cho kế hoạch, nội dung, chương trình giảng dạy được thực hiện đầy đủ và đảm bảo về thời gian, quán triệt được các yêu cầu của mục tiêu đào tạo.

Khi xác định nội dung đào tạo trình độ Trung cấp cho một nghề cụ thể phải lựa chọn nội dung phù hợp với mục tiêu đề ra, phát huy được tài nguyên, tiềm năng mà con người đang có cần khai thác, phù hợp với phương hướng và chính sách phát triển KT-XH của quốc gia, của địa phương, phản ánh và tiếp thu được tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Để thích ứng với nền kinh tế thị trường, nội dung chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề cần xây dựng theo hướng đào tạo công nhân kỹ thuật có diện nghề rộng, kiến thức hiện đại, sáng tạo và linh hoạt trong công việc sản xuất và kinh doanh, dịch vụ.

Quản lý thực hiện nội dung, chương trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề cũng theo chu trình: Chuẩn bị - Lập kế hoạch – Tổ chức thực hiện – Chỉ đạo - Kiểm tra.

Trong đó, chuẩn bị: Thu thập thông tin, phân tích ngành nghề, chú trọng cập nhật bổ sung kiến thức mới, quán triệt kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo, chuẩn bị tài liệu, chuẩn bị cơ sở vật chất trang thiết bị, chuẩn bị đội ngũ giáo viên; Lập kế hoạch: Kế hoạch về nhân lực, điều kiện, lịch trình tiến độ quy trình, kế hoạch dự giờ kiểm tra, Kế hoạch tài chính vật tư, phương tiện; Tổ chức thực hiện: Xem xét nội dung chương trình các môn học, tiến độ thực hiện, triển khai các khoá đào tạo; Chỉ đạo: Đôn đốc giám sát phối hợp các đơn vị, giữa giáo viên với phòng ban, bộ môn, phối hợp nhà trường với đơn vị sử dụng lao động; Kiểm tra: Kiểm tra từng phần, từng bộ phận, tổng thể, kiểm tra kết quả, chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình đào tạo.

Nội dung cụ thể của Trường đó là các khối kiến thức chung như: Ngoại ngữ, tin học, chính trị. Các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành ở trình độ trung cấp nghề. Kiến thức phát triển tư duy khoa học, các kiến thức về đạo đức, lao động, thẩm mĩ.

Nội dung đào tạo chịu sự quy định, chi phối, định hướng của mục đích đào tạo và được thể hiện cụ thể trong chương trình, kế hoạch đào tạo cũng như là trong một loạt các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường với mục tiêu chung là hoàn thiện nhân cách người lao động mới XHCN.

Nội dung đào tạo luôn thay đổi, cải tiến cho phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội, phù hợp với từng thời điểm lịch sử. Khi nội dung đào tạo thay đổi thì phương pháp, phương tiện đào tạo cũng phải có sự thay đổi tương ứng.

1.4.2.4. Quản lý đội ngũ giáo viên

Bao gồm công tác tuyển chọn, sử dụng, đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên. Quản lý đội ngũ giáo viên bao gồm cả cả việc quản lý thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của đội ngũ giáo viên, của từng giáo viên qua các nội dung:

- Quản lý kế hoạch giảng dạy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý sinh hoạt chuyên môn, theo dõi chỉ đạo việc hoàn thiện các hồ sơ sổ sách chuyên môn nghiệp vụ.

- Theo dõi đôn đốc việc thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy.

- Theo dõi chỉ đạo thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và sư phạm của đội ngũ giáo viên, của từng giáo viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nắm được các ưu điểm, khuyết điểm, đánh giá được sự tiến bộ các mặt về chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức của từng giáo viên.

- Tự đánh giá của giáo viên được xem là nội dung quan trọng, tự đánh giá sẽ tạo cơ sở cần thiết để đánh giá tổng thể về hiệu quả hoạt động của giáo viên

- Đánh giá giáo viên thông qua học sinh.

- Kiểm tra đánh giá giáo viên thông qua đồng nghiệp và người quản lý được xem là cần thiết.

- Kiểm tra đánh giá được tiến hành theo định kỳ và đột xuất thông các hình thức: Kiểm tra việc lên lớp, hội giảng, dự giờ, sinh hoạt sư phạm.

Đội ngũ giáo viên là chủ thể của quá trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề, giữ trên vai trọng trách hoàn thành sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực lao động có tay nghề và phẩm chất ở trình độ trung cấp nghề. Vai trò của họ ở Trường được thể hiện ở từng vị trí cụ thể như sau:

- Giáo viên lý thuyết:

Họ là người quán triệt mục đích quá trình đào tạo và chuyển tải nó tới đối tượng được đào tạo thông qua bộ môn giảng dạy cụ thể.

Định hướng sự phát triển và hoàn thiện nhân cách người được đào tạo theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, của Nhà nước, của ngành và của nhà trường.

Phát huy được khả năng sáng tạo, ý thức tự học tập, rèn luyện của học sinh trong quá trình đào tạo.

- Giáo viên hướng dẫn thực hành:

Là người tổ chức, điều khiển toàn bộ quá trình truyền thụ và rèn luyện kiến thức, kỹ năng tay nghề cho người được đào tạo.

Họ là người lựa chọn nội dung cụ thể (dựa trên chương trình khung đã được duyệt và thông qua), phương pháp và các hình thức tổ chức việc truyền thụ, rèn luyện tay nghề cho học sinh. Bên cạnh đó họ cũng đồng thời là người kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự đánh giá quá trình rèn luyện của mình. - Giáo viên chủ nhiệm:

Ngoài thực hiện các vai trò của một người giáo viên bình thường, giáo viên chủ nhiệm trong hệ đào tạo trình độ Trung cấp nghề còn có thêm các nhiệm vụ sau:

Là người chịu trách nhiệm chính trong quản lý học sinh trong suốt khóa đào tạo.

Là cầu nối giữa lực lượng học sinh với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

Là người cố vấn trong công tác tổ chức các hoạt động tự quản của học sinh theo từng lớp.

1.4.2.5. Quản lý công tác tuyển sinh đào tạo và học sinh học trình độ Trung cấp nghề

Chất lượng tuyển sinh có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhận thức, tiếp thu các kiến thức lý luận và kỹ năng nghề nghiệp mà nhà trường trang bị. Học sinh với tư cách vừa là một chủ thể trong quá trình đào tạo vừa là đối tượng của quá trình đào tạo sẽ có tác động tới chất lượng của quá trình đào tạo mà chủ thể và đối tượng đó cùng tham gia trong một quá trình. Trong thực tế, quá trình đào tạo còn là quá trình trong đó học sinh tự học hỏi lẫn nhau thông qua các phương pháp làm việc theo nhóm, thảo luận, trao đổi … nên chất lượng tuyển vào và tính đồng nhất về trình độ của học sinh cũng được quan tâm.

Quản lý học sinh học trình độ Trung cấp nghề thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh trong quá trình đào tạo.

Tập thể học sinh vừa có vai trò là đối tượng, vừa có vai trò là chủ thể của quá trình đào tạo. Với tư cách là đối tượng, học sinh nhận sự tác động có định hướng, có kế hoạch, có phương pháp, có tổ chức và có hệ thống của đội ngũ cán bộ giáo viên. Với tư cách là chủ thể, học sinh tiếp nhận các tác động trong quá trình đào tạo một cách có chọn lọc, có sự phân tích, đánh giá thông qua lăng kính chủ quan của mình. Từ đó học sinh tích cực, chủ động sáng tạo, tự biến các tác động, các yêu cầu bên ngoài thành nhu cầu phấn đấu, rèn luyện của bản thân.

Quá trình đào tạo trình độ Trung cấp nghề cần có sự tác động qua lại, thống nhất giữa hai thành tố là hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Sự thống nhất này phải mang tính biện chứng, phải là sự tác động hai chiều. Giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong việc lựa chọn cách thức tổ chức quá trình đào tạo nhưng phải "lấy học sinh làm trung tâm". Tức là phải tập trung vào đối tượng học sinh, hướng vào học sinh trong quá trình đào tạo nhằm đưa ra những tác động phù hợp nhất để phát huy tối đa khả năng rèn luyện nghề nghiệp của học sinh. Học sinh dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giáo viên phải tự chủ, phát huy tính sáng tạo trong quá trình tiếp cận và thu nhận kiến thức nghề nghiệp.

Nội dung quản lý công tác tuyển sinh và học sinh học trình độ Trung cấp nghề của Trường chủ yếu thể hiện ở những điềm sau:

- Tổng số học sinh tuyển mới cho khóa học phân theo ngành và hệ đào tạo. - Cách thức tuyển sinh của nhà trường và các tiêu chuẩn chấp nhận. - Điểm trung bình các môn học ở phổ thông và xếp hạng học tập. - Điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp phổ thông.

- Kết quả rèn luyện đạo đức. - Động cơ học tập.

- Năng khiếu cá nhân.

- Sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh khi nhập học. - Quản lý quá trình học tập trên lớp và ở nhà.

- Quản lý việc thực hành cơ bản ở xưởng và thực hành tại cơ sở sản xuất. - Theo dõi, tìm hiểu để nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh.

- Theo dõi thúc đẩy, khuyến khích học sinh phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực để phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập và rèn luyện.

Công cụ để người quản lý kiểm tra, đánh giá theo định kỳ và đột xuất thông qua: Kiểm tra đầu vào (Tuyển sinh). Kiểm tra việc lên lớp, kiểm tra miệng, kiểm tra viết, thi học kỳ, thi cuối năm học và kiểm tra đầu ra (Thi tốt nghiệp). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.2.6. Quản lý cơ sở vật chất thiết bị giảng dạy trình độ Trung cấp nghề

Trong hệ thống giáo dục, nhất là dạy trình độ Trung cấp nghề, phương tiện dạy học, máy móc thiết bị và cơ sở vật chất, nguồn tài chính là điều kiện quan trọng góp phần quyết định chất lượng dạy học.

Việc quản lý cơ sở vật chất thiết bị giảng dạy trình độ Trung cấp nghề của Trường bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ máy móc thiết bị và nguyên vật liệu cho đào tạo.

- Đảm bảo đầy đủ nguồn tài chính cho việc xây dựng cơ sở vật chất và các hoạt động khác phục vụ cho quá trình dạy học.

- Đảm bảo lớp học, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện, đáp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1 (Trang 34)