Để kiểm chứng tính hiện thực và khả thi của các giải pháp đã đề xuất ở trên, tôi đã lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ công nhân viên và học sinh trong Khoa Đào tạo nghề. Số người hỏi ý kiến là 220 người. Trong đó 15 cán bộ, giáo viên của khoa và 205 học sinh đang theo học các nghề tại khoa trong phiếu hỏi chúng tôi ghi rõ 7 biện pháp. Mỗi biện pháp được hỏi về tính cấp thiết và tính khả thi với ba mức độ như sau:
- Về tính cấp thiết: Rất cấp thiết - cấp thiết - chưa cấp thiết - Về tính khả thi: Rất khả thi - khả thi - chưa khả thi
Sau khi phát phiếu ra, chúng tôi thu về được 206 phiếu. Kết quả tổng hợp các phiếu hỏi theo từng tiêu chí thể hiện ở bảng 3.1:
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp
TT Tên các biện pháp Tính cấp thiết Rất cấp thiết Cấp thiết Chƣa cấp thiết SL % SL % SL %
1 Quản lý mục tiêu đào tạo 52 25,2 154 74,8 0 0
2 Quản lý nội dung chương trình đào
tạo 45 21,8 161 78,2 0 0
3 Quản lý xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý 32 15,5 174 84,5 0 0
4 Quản lý các nguồn lực, cơ sở vật
chất phục vụ đào tạo 58 28,2 148 71,8 0 0
5 Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả
đào tạo 77 37,4 128 62,1 1 0,5
6 Quản lý chất lượng công tác tuyển sinh 42 20,4 163 79,1 1 0,5
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp theo kết quả đánh giá của giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh
TT Tên các biện pháp Đánh giá tính khả thi Rất khả thi Khả thi Chƣa khả thi SL % SL % SL %
1 Quản lý mục tiêu đào tạo 58 28,2 147 71,4 1 0,5
2 Quản lý nội dung chương
trình đào tạo 46 22,3 159 77,2 1 0,5
3
Quản lý xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
37 18,0 168 81,6 1 0,5
4 Quản lý các nguồn lực, cơ
sở vật chất phục vụ đào tạo 61 29,6 145 70,4 0 0
5 Quản lý kiểm tra, đánh giá
kết quả đào tạo 22 10,7 184 89,3 0 0
6 Quản lý chất lượng công tác
tuyển sinh 45 21,8 159 77,2 2 1
7 Quản lý công tác tổ chức
liên kết đào tạo 60 29,1 143 69,4 3 1,5
Như vậy về cơ bản cả 7 biện pháp đã đề xuất đều được đa số các nhà quản lý và cán bộ giáo viên trong Khoa tán thành. Kết quả thăm dò chothấy trong 7 biện pháp thì các biện pháp: Tăng cường chỉ đạo về mục tiêu, nội dung đào tạo, công tác tuyển sinh. Điều chỉnh nội dung đào tạo trong khoa cho phù hợp với thực tiễn. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá quá trình đào tạo. Tăng cường đầu tư và quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học có tính chất quyết định đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo trình độ trung
cấp nghề Xây dựng tại Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 trong giai đoạn hiện nay và giai đoạn sắp tới.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Từ thực tiễn điều tra, qua phân tích thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề ở Truờng Cao đẳng xây dựng số 1, luận văn đã đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng đối với Nhà trường.
Các biện pháp được đề xuất trên cơ sở các quan niệm phổ biến hiện nay về quản lý đào tạo trung cấp nghề phù hợp với tình hình phát triển trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo của Hà Nội, của ngành Xây dựng.
Các biện pháp đề xuất đã tập trung khắc phục được những điểm tồn tại và phát huy được những mặt mạnh trong công tác đào tạo và quản lý đào tạo trình độ Trung cấp nghề Xây dựng ở Trường Cao đẳng Xây dựng số 1.
Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, và ở mỗi biện pháp cũng đã đề cập được cơ sở đề ra biện pháp, mục tiêu của biện pháp và cách thức tổ chức thực hiện. Tất cả các biện pháp đều được khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của chúng.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ