Sự tồn tại của hệ thống chính quyền nhiều cấp đòi hỏi mỗi cấp chính quyền phải có nguồn lực tài chính tương ứng để thực thi các hoạt động ở cấp mình. Nói cách khác, mỗi cấp chính quyền đều phải có ngân sách riêng của mình, được thông qua theo những quy định của luật pháp. Phân cấp NSNN không những tạo ra nguồn lực tài chính mang tính độc lập tương đối cho mỗi cấp chính quyền để chủ động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, mà còn là động lực khuyến khích mỗi cấp chính quyền và dân cư ở địa phương thực hiện chi tiêu công có hiệu quả, đồng thời tích cực khai thác các tiềm năng của địa phương để phát triển.
Mô hình Tiebout về phân cấp tài khóa tối ưu (được nhà kinh tế học Charles Tiebout đưa ra năm 1956), đã gợi ý phạm vi hàng hóa công được cung cấp bởi chính quyền địa phương được xác định bởi ba yếu tố:
- Yếu tố thứ nhất là mội gắn kết giữa thuế phải nộp và lợi ích được hưởng. Phạm vi cung cấp hàng hóa công của địa phương sẽ ở mức mà người dân đánh giá mức thuế mà họ phải chi trả ngang bằng với mức hàng hóa, dịch vụ cung cấp mà họ nhận được. Sự gắn kết "mạnh" khi hầu hết người dân địa phương hưởng thụ lợi ích thì hàng hóa công nên được cung cấp ở địa phương; sự gắn kết "yếu" khi hầu hết người dân địa phương không hưởng thụ lợi ích thì hàng hóa công nên được cung cấp bởi chính quyền cao hơn.
- Yếu tố thứ hai để xác định mức độ phi tập trung hóa tối ưu là phạm vi của những ngoại tác và ảnh hưởng lan tỏa tích cực trong việc cung cấp hàng hóa công.
Nếu hàng hóa công địa phương có những ảnh hưởng lan tỏa rộng lớn sang những địa phương khác, các địa phương sẽ có xu hướng cung cấp các hàng hóa này dưới mức cần thiết của người dân. Trong trường hợp này, chính quyền cao hơn có vai trò xúc tiến sự cung cấp những hàng hóa này.
- Yếu tố thứ ba để xác định mức độ phi tập trung hóa tối ưu là kinh tế quy mô trong thuộc tính tự nhiên của các hàng hóa công. Những hàng hóa công có lợi thế kinh tế quy mô, chẳng hạn như quốc phòng, sẽ không đạt được hiệu quả nếu thuộc thẩm quyền cung cấp của địa phương. Vì thế, mô hình Tiebout cho rằng chi tiêu địa phương cần tập trung cho những chương trình có ít những ngoại tác và lợi thế kinh tế quy mô không đáng kể như sửa chữa đường xá, thu gom rác và vệ sinh công cộng. Tương tự, các địa phương đóng vai trò khiêm tốn trong việc cung cấp những hàng hóa công mang tính tái phân phối (như trợ cấp tiền mặt), có những ảnh hưởng lan tỏa rộng lớn (như giáo dục) và có lợi thế kinh tế quy mô đáng kể (như quốc phòng).
Tóm lại, việc phân cấp nhiệm vụ chi NSNN được thực hiện theo nguyên tắc: Một dịch vụ công phải do cơ quan hành chính kiểm soát khu vực địa lý cung cấp sao cho khu vực đó có thể tiếp nhận toàn bộ lợi ích và chi phí của dịch vụ này. Như vậy, nguyên tắc chỉ đạo trong phân cấp chi NSNN là chỉ giao cho chính quyền mỗi cấp những nhiệm vụ chi tiêu nào đem lại lợi ích cho những công dân mà cấp đó đại diện. Những nhiệm vụ chi tiêu mang lại lợi ích vượt quá phạm vi hành chính của mỗi địa phương hoặc mang lại lợi ích địa phương không cao, sẽ thuộc trách nhiệm của chính quyền trung ương. Hay nói một cách khác, việc phân cấp nhiệm vụ chi tiêu cho các hàng hóa công được cung cấp có thể giao chính quyền địa phương trên cơ sở cân nhắc về tính hiệu quả kinh tế theo quy mô, những ảnh hưởng lan tỏa về mặt lợi ích - chi phí, tính gần gũi với những đối tượng thụ hưởng, sự lựa chọn của người tiêu dùng và tính linh hoạt trong việc lựa chọn cơ cấu ngân sách dành cho chi tiêu công.
Từ mô hình Tiebout nêu trên, có thể rút ra các nguyên tắc cơ bản áp dụng khi phân cấp nhiệm vụ chi NSNN là:
+ Phân cấp nhiệm vụ chi NSNN phải phù hợp với phân cấp về hành chính. Nguyên tắc này đảm bảo tính pháp lý cho mỗi chính quyền về quyền hạn, trách nhiệm trong điều hành chi NSNN các cấp. Đồng thời, phân cấp nhiệm vụ chi NSNN phải đồng bộ với phân cấp quản lý kinh tế nhằm bảo đảm tính tương hợp giữa nguồn thu với việc trang trải các nhu cầu chi tiêu nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của các cấp chính quyền.
+ Phân cấp nhiệm vụ chi NSNN phải đảm bảo tính hiệu quả. Phân cấp nhiệm vụ chi NSNN phải đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp trong hệ thống NSNN để hướng vào phục vụ lợi ích chung của quốc gia. Đồng thời, phân cấp nhiệm vụ chi NSNN phải mang tính ổn định để tạo điều kiện cho các cấp ngân sách chủ động khai thác và bồi dưỡng nguồn thu, tiến tới cân đối NSĐP và thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
+ Phân cấp nhiệm vụ chi NSNN phải đảm bảo công bằng. Mục đích của phân cấp nhiệm vụ chi NSNN là nhằm sử dụng nguồn lực tài chính công có hiệu quả hơn trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho xã hội. Tính công bằng trong phân cấp nhiệm vụ chi NSNN xuất phát từ yêu cầu của công chúng về việc hưởng thụ hàng hóa và dịch vụ công do các cấp chính quyền cung cấp:
+ Phân cấp nhiệm vụ chi NSNN phải tương xứng với phân cấp nguồn thu để các cấp chính quyền cung cấp hàng hóa, dịch vụ công cho người dân một cách tốt nhất.
+ Phân cấp nhiệm vụ chi NSNN phải đảm bảo phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương và cho dù người dân sinh sống ở các vùng, các địa phương khác nhau nhưng mức hưởng thụ lợi ích phúc lợi công cộng do Nhà nước cung cấp là như nhau. Những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn cần phải có sự hỗ trợ từ ngân sách cấp trên để cân đối ngân sách.
1.4. Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc
Quản lý chi NSNN là một khái niệm phản ánh hoạt động tổ chức điều khiển và đưa ra quyết định phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính quốc gia nhằm thực hiện tốt các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước phù hợp với lợi ích của người
dân.
Mục tiêu tổng quát quản lý chi NSNN là nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững và đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo.
Mục tiêu chi tiết quản lý chi NSNN nhằm:
- Phân bổ có hiệu quả nguồn lực tài chính của Nhà nước. - Nâng cao hiệu quả hoạt động về cung cấp hàng hóa công. - Thực hiện công bằng xã hội.
Song, quản lý chi NSNN là một hoạt động ít nhiều mang tính chủ quan của Nhà nước; do vậy, việc quản lý chi NSNN phải tuân thủ các nguyên tắc có tính luật định.
1.4.1. Những nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước
Trong lĩnh vực ngân sách, không có cơ chế máy móc nào để cân đối được tất cả các quyền lợi như trong nền kinh tế thị trường. Ngân sách (tiền ngân sách) là một nguồn tài nguyên quốc gia; do vậy, không thể để mọi thành viên được thụ hưởng tự do sử dụng mà phải xây dựng các quy định, nguyên tắc chế độ quản lý tiền ngân sách một cách chặt chẽ, để việc sử dụng mang lại lợi ích tối đa cho dân chúng.
Những quy định chế độ, chính sách này phục vụ cho việc lập yêu cầu và phê chuẩn kế hoạch thu, chi của cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp. Nếu không có những tiêu chuẩn, định mức, chính sách, chế độ thì việc lập, chấp hành và kiểm tra NSNN sẽ không được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện ở mức độ sơ đẳng.
Khái niệm thường được nói đến ở đây là nguyên tắc cơ bản quản lý NSNN, đây là nguyên tắc mang tính phương pháp kỹ thuật, là tiền đề cơ bản của việc thực hiện đúng chế độ, chính sách, trách nhiệm hạch toán (kế toán) và kiểm tra việc quản lý NSNN.
Những nguyên tắc cơ bản quản lý NSNN một phần được tiêu chuẩn hóa theo pháp luật (Hiến pháp, Luật NSNN); phần khác được phát triển từ nhũng đòi hỏi thực tế của xã hội, mà không được quy định trong các điều khoản của luật.
1.4.1.1. Nguyên tắc toàn diện
Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi rằng, tất cả các hoạt động tài chính của Chính phủ gồm mọi số thu, bất luận là khoản thu nào đều được đặt trong hệ thống NSNN; đồng thời, phải được thực hiện theo nguyên tắc, chế độ thống nhất trong cả nước, do Chính phủ trung ương quy định và hướng dẫn.
Theo nguyên tắc này, việc lập dự toán NSNN phải xuất phát từ cơ sở và mọi nguồn thu - chi phải tuân thủ đúng thể lệ tài chính - ngân sách của Nhà nước và được ghi đầy đủ theo giá trị nguyên thủy vào kế hoạch NSNN. Chỉ có nguyên tắc toàn diện thì việc phê chuẩn NSNN của Quốc hội mới có giá trị đầy đủ và người ta mới có thể kiểm tra được mọi khoản thu chi đã được thực hiện có đúng chế độ hay không? Và phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế, tránh tạo ra những kẽ hở tài chính có nguy cơ gây thất thoát công quỹ.
1.4.1.2. Nguyên tắc ngân sách nhà nước phải được quyết định trước
Pháp luật quy định, thẩm quyền biểu quyết NSNN và kiểm soát sự thi hành NSNN thuộc Quốc hội. Hàng năm, trước khi bắt đầu năm ngân sách, Chính phủ phải soạn thảo NSNN và đệ trình lên Quốc hội để Quốc hội xem xét những lợi ích của các công tác và chấp nhận số dự thu và dự chi. NSNN chỉ được phép bắt đầu thi hành, sau khi được Quốc hội biểu quyết.
Trong trường hợp dự thảo NSNN chưa được biểu quyết trước ngày bắt đầu năm ngân sách, Luật NSNN đã dự định thẩm quyền của Chính phủ được phép thi hành từng phần của NSNN theo một mức nhất định so với ngân sách năm trước, để đảm bảo cho các hoạt động của quốc gia được bình thường. Sau đó Chính phủ phải điều chỉnh dự án NSNN và đệ trình lên Quốc hội trong kỳ họp kế tiếp (kỳ họp gần nhất).
1.4.1.3. Nguyên tắc cân đối ngân sách nhà nước
Các khoản dự chi phải được cân đối với các khoản dự thu xác thực trong kế hoạch NSNN. Chính phủ và Quốc hội luôn cố gắng để đảm bảo cân đối NSNN, bằng cách luôn tìm kiếm những nguồn thu mới và đưa ra những quyết định liên quan đến các khoản chi, để tranh luận và cắt giảm những khoản chi chưa cần thiết
nhằm đảm bảo cân đối NSNN.
Theo nguyên tắc này, bất cứ một biện pháp lập quy hoặc lập pháp nào tạo ra một khoản chi mới, hay làm gia tăng một kinh phí đã được dự trù trong NSNN cũng không được thi hành, nếu không có kinh phí cần thiết để thi hành biện pháp ấy trong năm ngân sách đó; hoặc không dự trù một số tài nguyên tương đương bằng những số thu mới hay bằng cách bãi bỏ hoặc giảm bớt một khoản chi cũ tương ứng.
1.4.1.4. Nguyên tắc rõ ràng, trung thực và chính xác
Nguyên tắc này phải được thể hiện trong tiến trình lập và công bố NSNN. Theo nguyên tắc này, một NSNN đã hoạch định và phê chuẩn phải phản ánh trung thực và thích đáng những tình trạng và sự kiện thực tế về những hoạt động thông thường của Chính phủ, những chương trình đề nghị phải được căn cứ trên một sự đánh giá thiết thực và thích đáng, với những công việc có thể hoàn thành được. Những tài liệu cần thiết để trình bày và biện minh cho những dự trù và đề nghị NSNN phải là những tài liệu chính xác và phải mô tả rành mạch, có hệ thống và đúng với sự thật, không được phép che đậy và bào chữa đối với tất cả các khoản thu - chi NSNN và không được phép lập quỹ đen. Hơn nữa, những tài liệu và những sự kiện phải đủ chi tiết và đúng biểu mẫu để giúp cho việc đánh giá được chuẩn xác và hợp lý, phải dự trù số thu một cách thành thực, phù hợp với những dự báo kinh tế, đừng quá dè dặt, bảo thủ hoặc lạc quan thái quá, nhưng cũng đừng dự trù kinh phí quá mức để phòng Bộ Tài chính hoặc Quốc hội cắt bớt.
1.4.1.5. Nguyên tắc công khai hóa ngân sách nhà nước
Về phương diện chính sách thu - chi, NSNN là một chương trình của Chính phủ được cụ thể hóa bằng các số liệu. Mục đích và chức năng của NSNN chỉ có thể đạt được khi mà mọi giao dịch tài chính - ngân sách của Nhà nước được quản lý thống nhất, rành mạch, công khai để người dân đều có thể biết, nếu họ quan tâm.
Nguyên tắc công khai của NSNN được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quy trình lập NSNN (lập, quyết định, phân bổ ngân sách, chấp hành ngân sách, kiểm soát ngân sách) và phải được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào quá trình NSNN như Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan sử dụng NSNN và Kiểm toán
nhà nước.
1.4.1.6. Nguyên tắc nhất niên (nguyên tắc niên hạn)
Nguyên tắc này có thể tóm tắt với hai nội dung chính: - Mỗi năm, Quốc hội phải thông qua NSNN một lần. - Chính phủ thi hành NSNN trong thời gian một năm.
Tùy theo quan điểm của mỗi quốc gia, năm NSNN có thể bắt đầu từ ngày 01/01 của năm dương lịch và kết thúc ngày 31/12, hoặc có thể bắt đầu từ ngày 01/4 và kết thúc ngày 31/3 (như ở Anh), bắt đầu từ ngày 01/7 và kết thúc ngày 30/6 (như ở Mỹ)...
Cơ sở hình thành nguyên tắc niên hạn:
+ Cơ sở chính trị: Sự phát triển của xã hội theo thể chế nền dân chủ chính trị, thực hiện ngân sách niên hạn là để tạo điều kiện cho Quốc hội và công chúng kiểm soát tình hình thu, chi NSNN được đều đặn và sát thực. Mỗi năm, Chính phủ thu bao nhiêu và chi cho cái gì, Quốc hội và công chúng cần phải biết. Thực hiện nguyên tắc này sẽ làm gia tăng quyền lực mạnh mẽ của Quốc hội trong việc kiểm soát Chính phủ. Quốc hội sẽ biểu quyết NSNN mỗi năm một lần; nếu một năm nào đó mà Quốc hội chưa quyết định ngân sách, thì Chính phủ không có quyền thu, hay chi bất kỳ một khoản tiền nào, dù là nhỏ nhất.
+ Cơ sở tài chính: Quản lý NSNN phải xác định thời gian khởi đầu và thời gian kết thúc để giúp cho Chính phủ toke và đánh giá tình hình tài chính quốc gia; qua đó, có biện pháp điều chỉnh kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực công. Nói chung, sự giới hạn NSNN hàng năm với dự toán các khoản thu - chi chặt chẽ là nhằm làm cho nền tài chính công trở nên minh bạch và quản lý có trật tự.
Như vậy, thực hiện NSNN theo niên hạn có những ưu điểm nhất định; đó là tính đơn giản, nghiệp vụ thu - chi được ghi chép chặt chẽ theo hàng năm. Thế nhưng, ngân sách niên hạn không phải là không có hạn chế:
+ Hàng năm, phải lập lại NSNN nên dẫn đến tốn kém về chi phí;
phát sinh trong năm, thì vào cuối năm sẽ mất giá trị;
+ Người quản lý chỉ biết tuân thủ nghiêm ngặt các khoản chi đã ghi trong dự toán, không chú trọng đến tính hiệu quả;
+ Không xác định kết quả thật sự của việc chấp hành NSNN. Chế độ niên khóa có thể dẫn đến tình trạng người quản lý tài chính có thể trì hoãn các khoản chi để tạo ra một ngân sách cân đối theo ý của mình vào cuối năm.
Chính vì vậy, ngày nay, các nước có khuynh hướng mở rộng NSNN vượt