Trong một quốc gia, NSNN được tổ chức và quản lý theo hệ thống gồm nhiều cấp ngân sách. Có thể quan niệm hệ thống NSNN là tổng thể các cấp ngân sách có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tổ chức huy động, quản lý các nguồn thu và thực hiện nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách.
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, hệ thống NSNN đều được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Các quốc gia có hệ thống chính quyền Nhà nước được tổ chức theo thể chế liên bang như Mỹ, Đức, Malaysia..., hệ thống NSNN bao gồm: ngân sách liên bang, ngân sách tiểu bang và
NSĐP . Ở các quốc gia như Trung Quốc, Pháp, Việt Nam..., hệ thống NSNN bao gồm: NSTW và NSĐP. Hệ thống NSNN được tổ chức tương ứng với hệ thống chính quyền nhà nước, do vậy, không thể có một cấp ngân sách không gắn liền với một cấp chính quyền nhà nước cụ thể. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cứ tương ứng với một cấp chính quyền là có một cấp ngân sách. Một cấp chính quyền nhà nước là một cấp ngân sách khi đáp ứng được các điều kiện:
- Nhiệm vụ giao cho cấp chính quyền đó tương đối toàn diện, không chỉ bao gồm nhiệm vụ chính trị, phát triển hành chính xã hội mà còn cả nhiệm vụ phát triển kinh tế trên phạm vi của địa phương;
- Nguồn thu ngân sách được phân định cho cấp chính quyền về cơ bản đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính quyền trên địa bàn.
Những cấp chính quyền nào không đáp ứng đầy đủ hai điều kiện đó được gọi là đơn vị dự toán thuộc ngân sách cấp trên.
Ở Việt Nam, xuất phát trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, bộ máy quản lý hành chính nhà nước được tổ chức theo cấp chính quyền trung ương và cấp chính quyền địa phương. Cấp chính quyền địa phương bao gồm chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là chính quyền cấp tỉnh); chính quyền quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là chính quyền cấp huyện) và chính quyền xã, phường, thị trấn (gọi chung là chính quyền cấp xã). Mỗi cấp chính quyền địa phương đều có HĐND và UBND. Căn cứ theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp thì các bộ có chức năng quản lý nhà nước về ngành, chính quyền nhà nước các cấp có nhiệm vụ quản lý các mặt kinh tế - xã hội trên địa bàn. Vì vậy, các cấp chính quyền nhà nước đều phải có ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao theo luật định và phù hợp với khả năng quản lý của các cấp chính quyền.
Dựa trên cơ sở này mà Luật NSNN năm 2002 khẳng định hệ thống NSNN Việt Nam hiện nay bao gồm NSTW và NSĐP. NSĐP bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính có cấp HĐND và UBND. Cụ thể, cơ cấu hệ thống NSNN hiện hành của Việt Nam được mô tả theo sơ đồ sau:
HỆ THỐNG
NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
NGÂN SÁCH TRUNG ƢƠNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG
NGÂN SÁCH CẤP TỈNH
NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN
NGÂN SÁCH CẤP XÃ Hình 2.1- Hệ thống NSNN ở Việt Nam
Giữa các cấp ngân sách có sự tương tác lẫn nhau trong quá trình thu, chi NSNN. Sự tương tác này được hình thành trên cơ sở có sự thống nhất về thể chế chính trị, thống nhất về cơ sở kinh tế và sự ràng buộc bởi các nguyên tắc tổ chức hệ thống chính quyền. Hệ thống NSNN được điều hành tốt vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân của một nền kinh tế - xã hội ổn định. Một cấp ngân sách được điều hành tốt không chỉ liên quan đến việc ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi của cấp chính quyền tương ứng quản lý mà còn góp phần vào việc điều hành ngân sách cấp khác, địa phương khác thuận lợi hơn và ngược lại.
Ở Việt Nam, quan hệ giữa các cấp ngân sách được thực hiện theo nguyên tắc:
- NSTW và ngân sách mỗi cấp chính quyền được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể.
- Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do cấp ngân sách đó cân đối. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó. Không được
dùng ngân sách của cấp này để chi cho các nhiệm vụ của cấp khác.
- Thực hiện bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên được coi là khoản thu của ngân sách cấp dưới.
Trong thời kỳ ổn định, các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hàng năm để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Sau mỗi thời kỳ ổn định, các địa phương phải nâng cao khả năng tự cân đối, giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên.