Đối tượng, mục tiêu hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại tỉnh Lâm Đồng (Trang 93)

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi vùng Tây Nguyên, có tính chất đa dạng về dân cư và có tiềm năng, thế mạnh về du lịch nên có xu hướng thu hút các lực lượng kinh tế ở tất cả các vùng, miền khác nhau của cả nước. Điều đó, đòi hỏi các cấp chính quyền tại địa phương có trách nhiệm cung cấp nhiều hàng hóa, dịch vụ công có tính chất đặc thù hơn so với các địa phương khác.

Trước tiên, các cấp chính quyền địa phương cần chú trọng tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, phát triển mạng lưới giao thông công cộng. Kế đến là việc cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công liên qua đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thu hút các nguồn lực con người từ các địa phương khác phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do vậy, các khoản chi NSNN cho phát triển các thiết chế văn hóa, y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu, môi trường... cần được chú trọng. Sau cùng, sự gia tăng về dân số (cả về gia tăng tư nhiên và gia tăng cơ học) cũng đòi hỏi chi tiêu NSNN ngày càng nhiều cho các dịch vụ xã hội như bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng chống đói nghèo...

Nói một cách khác, nhiệm vụ chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Lâm Đồng cần tập trung vào các đối tượng, mục tiêu:

- Duy tu, sửa chữa hệ thống đường giao thông đảm bảo việc giao lưu giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh được dễ dang, nhanh chóng và thông suốt.

- Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cải cách hành chính.

- Các thiết chế về văn hóa (công viên và cây xanh; các hoạt động vui chơi, giải trí...).

- Xử lý nước thải, thu gom rác thải; bảo vệ môi trường "xanh, sạch, đẹp". - Đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Các chính sách an sinh xã hội .

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại tỉnh Lâm Đồng (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)