dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu; vùng cao - hải đảo. Đồng thời, có sự điều chỉnh (phân bổ thêm) cho các trường hợp đặc thù riêng của từng địa phương, những địa phương khó khăn hoặc có dân số thấp.
2.2. Phân cấp ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Lâm Đồng Đồng
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 - 1.500 mét so với mặt nước biển, với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao nhưng đồng thời, cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực vật, động vật... cùng những cảnh quan kỳ thú. Tỉnh Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 02 thành phố thuộc tỉnh và 10 huyện), 148 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 117 xã, 18 phường và 13 thị trấn); dân số có 1.186.786 người (theo kết quả điều tra dân số ngày 01/4/2009). Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh em trong cả nước với trên 40 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống; trong đó, đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, kế tiếp là nguời K’Ho chiếm 12%.
Lâm Đồng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Toàn tỉnh có thể chia thành ba vùng với năm thế mạnh: Phát triển cây công nghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản; du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc.
Thành phố Đà Lạt - trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế của tỉnh Lâm