Tăng cường công tác kiểm soát chi và kiểm toán chi thường xuyên ngân

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại tỉnh Lâm Đồng (Trang 100)

sách nhà nước

Tăng cường công tác kiểm soát toàn bộ quá trình ngân sách theo hướng phân định cụ thể, minh bạch trách nhiệm kiểm soát của cơ quan Tài chính, KBNN, đơn vị sử dụng ngân sách và cơ quan Kiểm toán nhà nước.

Cơ quan Tài chính chịu trách nhiệm về quản lý NSNN và tài chính nhà nước, tổng hợp và phân bổ dự toán, giám sát chấp hành và quyết toán chi thường xuyên NSNN. KBNN kiểm soát, thanh toán trực tiếp các khoản chi thường xuyên NSNN. Cơ quan Thanh tra tài chính chỉ thực hiện công tác thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc thanh tra theo chuyên đề nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi thường xuyên NSNN. Các đơn vị sử dụng ngân sách cũng không phải chịu sự kiểm tra trùng lắp như hiện nay.

Các đơn vị sử dụng ngân sách thiết lập Ban kiểm soát nội bộ gồm: đại diện lãnh đạo đơn vị, đại diện các tổ chức đoàn thể, Ban thanh tra nhân dân. Ban kiểm soát nội bộ xây dựng kế hoạch kiểm tra tài chính của đơn vị hàng quý, năm hoặc kiểm tra đột xuất một số nội dung cụ thể theo yêu cầu của Thủ trưởng đơn vị như kiểm kê tiền mặt, tài sản, vật tư, hàng hóa; kiểm tra việc tổ chức thu, quản lý và sử dụng các khoản thu sự nghiệp, thu hoạt động dịch vụ... Việc kiểm tra được thực hiện thông qua chế độ lập và gửi báo cáo định kỳ và thông qua việc công khai tài chính theo quy định.

Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách tự kiểm tra thông qua việc kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ kế toán trước khi ký; đọc và xử lý các sai phạm thông qua biên bản kiểm tra của Ban kiểm soát nội bộ, báo cáo kiểm toán của Kiểm toán độc lập, biên bản thẩm tra, xét duyệt quyết toán của cơ quan chủ quản và cơ quan Tài chính. Việc kiểm soát còn được thực hiện thông qua kiểm tra tính chính xác của số liệu trên các mẫu biểu báo cáo tài chính và các báo cáo khác của đơn vị.

Cơ quan Kiểm toán nhà nước với địa vị pháp lý đã được quy định trong Luật Kiểm toán nhà nước: Là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập của chỉ tuân thủ theo pháp luật, ngày

càng thể hiện vai trò quan trọng, một kênh thông tin độc lập, giúp cho quá trình giám sát NSNN của Quốc hội và HĐND các cấp có hiệu lực, hiệu quả. Do vậy, việc đảm bảo mỗi đơn vị sử dụng ngân sách được kiểm toán ít nhất hai năm một lần là yêu cầu cấp thiết trong việc tăng cường công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN.

3.3.8. Tổ chức thí điểm áp dụng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra

Để áp dụng quản lý chi thường xuyên NSNN theo kết quả đầu ra, cần phải xây dựng nội dung các khuôn khổ sau:

- Thiết lập mối quan hệ giữa kết quả, đầu ra và đầu vào.

- Thay đổi quy trình lập ngân sách theo khuôn khổ chiến lược trung hạn; trong đó phải gắn kết giữa lập ngân sách với việc thiết lập mục tiêu ưu tiên của chiến lược phát triển; giữa chi đầu tư và chi thường xuyên; giữa các nguồn lực trong quá trình lập ngân sách; giữa lập ngân sách với kiểm tra và báo cáo thực hiện; giữa đo lường công việc thực hiện và các kết quả đầu ra và gắn kết giữa hệ thống kế toán trong việc cung cấp thông tin quản lý với hệ thống đo lường thực hiện.

- Thiết lập hệ thống thông tin của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra.

- Thay đổi hệ thống báo cáo. Các báo cáo phải chuyển tải được những nội dung chủ yếu: mục tiêu chiến lược, kết quả thực hiện, mối quan hệ tác động giữa các nhân tố đầu vào và đầu ra.

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện biện pháp hồi tố để tăng cường trách nhiệm của người quản lý và xử phạt nghiêm minh những vi phạm trong quản lý chi thường xuyên NSNN.

Quản lý chi thường xuyên NSNN theo kết quả đầu ra có thể tổ chức áp dụng thí điểm đối với ngành Y tế và ngành Giáo dục với một số mục tiêu cụ thể như sau:

Bảng 3.1- Quản lý chi thƣờng xuyên NSNN theo kết quả đầu ra đối với ngành Y tế

Mục tiêu (kết quả): Nâng cao sức khỏe bà mẹ và giảm tỷ lệ tử vong trẻ em

Đầu ra:

1. Các dịch vụ y tế chăm sóc bà mẹ và trẻ em.

2. Các dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh. 3. Các dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng trẻ em.

4. Sự tiếp cận tổng thể đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Các chỉ tiêu đo lƣờng tác động của đầu ra đến kết quả:

1. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh . 2. Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi. 3. Mức độ trẻ dưới 5 tuổi thiếu cân. 4. Tỷ lệ tử vong của bà mẹ.

5. Tỷ lệ bà mẹ sinh nở được chăm sóc bởi những cán bộ y tế lành nghề.

Bảng 3.2- Quản lý chi thƣờng xuyên NSNN theo kết quả đầu ra đối với ngành Giáo dục

Mục tiêu (kết quả): Cải thiện phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông Đầu ra: 1. Trẻ em đúng độ tuổi được phổ cập tiểu học. 2. Trẻ em đúng độ tuổi được phổ cập trung học cơ sở. 3. Cung cấp dịch vụ giáo dục có chất lượng cao cho tất cả người dân và nâng cao tỷ lệ học hai buổi ở cấp tiểu học

Các chỉ tiêu đo lƣờng tác động của đầu ra đến kết quả:

1. Tỷ lệ nhập học ở bậc giáo dục tiểu học.

2. Tỷ lệ nhập học ở bậc giáo dục phổ thông trung học cơ sở.

3. Mức độ tham gia học hệ mẫu giáo của trẻ em lứa tuổi 3 - 5.

4. Tỷ lệ trẻ em học cả ngày ở trường. 5. Tỷ lệ hoàn tất bậc giáo dục tiểu học. Tỷ lệ biết chữ ở độ tuổi 15 - 24.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước tại tỉnh Lâm Đồng (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)