Luật NSNN đã quy định những nguyên tắc phải đảm bảo khi thực hiện phân cấp nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách như sau:
- Phân cấp chi đầu tư xây dựng cơ bản phải căn cứ trình độ, năng lực quản lý và khối lượng vốn đầu tư.
- Phân cấp chi thường xuyên phải phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương theo quy định của pháp luật và phù hợp với đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng và trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, bảo đảm tính hiệu quả.
Từ đó, Nghị quyết số 59/2006/NQ-HĐND ngày 08/12/2006 và Nghị quyết số 157/2010/NQ-HĐND ngày 08/12/2010 của HĐND tỉnh Lâm Đồng đã phân cấp nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách tại địa phương như sau:
2.2.3.1. Chi đầu tư phát triển
- Cả ba cấp ngân sách tỉnh, huyện và xã đều có nhiệm vụ chi đầu tư phát triển về:
+ Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do địa phương quản lý (theo phân cấp của UBND tỉnh).
+ Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các địa phương thực hiện.
+ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
- Ngân sách cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật; chi trả nợ (bao gồm cả gốc và lãi) các khoản huy động để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN.
- Ngân sách thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản các trường phổ thông công lập (trung học cơ sở, tiểu học, mầm non) và các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị.
- Đối với ngân sách các xã, thị trấn có nguồn thu được hưởng theo quy định lớn hơn nhiệm vụ chi thường xuyên, thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư các công trình trụ sở, trạm y tế, nhà trẻ, mẫu giáo và các cơ sở hạ tầng khác do xã, thị trấn quản lý.
2.2.3.2. Chi thường xuyên
- Cả ba cấp ngân sách tỉnh, huyện và xã đều có nhiệm vụ chi thường xuyên về:
+ Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ và các sự nghiệp khác do các cơ quan địa phương quản lý.
+ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do địa phương quản lý, gồm: sự nghiệp giao thông; sự nghiệp nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp; sự nghiệp thị chính; đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác; điều tra cơ bản; các hoạt động sự nghiệp về môi trường và các sự nghiệp kinh tế khác.
+ Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do NSĐP bảo đảm theo quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
+ Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chến binh) ở địa phương.
+ Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của Chính phủ.
+ Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý.
+ Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện.
+ Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
- Ngân sách cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ mua thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc hộ gia đình nghèo và hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận nghèo học sinh, sinh viên trong toàn tỉnh; chi trợ giá theo chính sách của Nhà nước.
2.2.3.3. Các khoản chi khác
- Ngân sách cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh.
- Ngân sách cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ chi bổ sung cho ngân sách cấp huyện; ngân sách cấp huyện thực hiện nhiệm vụ chi bổ sung cho ngân sách cấp xã.
- Ngân sách các cấp thực hiện nhiệm vụ chi chuyển nguồn NSĐP năm trước sang NSĐP năm sau.
2.3. Cơ chế, chính sách quản lý chi thƣờng xuyên ngân sách nhà nƣớc tại tỉnh Lâm Đồng
2.3.1 Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN thời kỳ ổn định ngân sách 2007 - 2010 và thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - 2015 đã được HĐND tỉnh Lâm Đồng phê chuẩn tại Nghị quyết số 58/2006/NQ-HĐND ngày 08/12/2006 và Nghị quyết số 156/2010/NQ-HĐND ngày 08/12/2010 là cơ chế quan trọng đầu tiên
để quản lý chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Lâm Đồng. Định mức phân bổ này được xây dựng trên cơ sở phù hợp với khả năng cân đối của NSĐP; đảm bảo kinh phí để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và sử dụng hiệu quả NSNN tại địa phương.
Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - 2015 cụ thể như sau:
- Sự nghiệp giáo dục: Phân bổ gồm 80% chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp được tính trên cơ sở biên chế hoặc định biên được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 15% chi thường xuyên khác và 5% chi mua sắm, sửa chữa tài sản (không bao gồm nguồn thu học phí). Ngoài ra, phân bổ thêm kinh phí để thực hiện chính sách đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và giáo viên, học sinh các trường chuyên biệt; hỗ trợ các trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp dạy nghề...
- Sự nghiệp đào tạo: Phân bổ theo số lượng sinh viên, học sinh thuộc chỉ tiêu đào tạo được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức phân bổ: Đào tạo cao đẳng sư phạm và cao đẳng nghề: 8 triệu đồng/sinh viên/năm; cao đẳng ngoài sư phạm: 7 triệu đồng/sinh viên/năm; trung cấp sư phạm và trung cấp nghề: 6 triệu đồng/học sinh/năm; trung cấp ngoài sư phạm: 5 triệu đồng/học sinh/năm...
- Sự nghiệp y tế: Đối với cấp tỉnh, phân bổ gồm 65% chi cho hệ điều trị theo định mức 60 triệu đồng/giường bệnh/năm (không kể nguồn thu viện phí) và 35% chi cho hệ dự phòng mức. Đối với cấp huyện, phân bổ từ 48 - 51 triệu đồng/giường bệnh/năm cho hệ điều trị và từ 31.000 - 140.000 đồng/người dân/năm (theo nhóm cấp huyện) cho hệ dự phòng...
- Sự nghiệp văn hóa thông tin: Phân bổ theo mức 12.000 đồng/người dân/năm đối với cấp tỉnh; từ 7.500 - 18.000 đồng/người dân/năm đối với cấp huyện; từ 15 - 21,8 triệu đồng/xã/năm (theo nhóm cấp xã) đối với cấp xã. Ngoài ra, phân bổ thêm kinh phí hoạt động của các đội thông tin lưu động 200 triệu đồng/đội/năm đối với cấp tỉnh; 150 triệu đồng/đội/năm đối với cấp huyện; kinh phí thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư 4 triệu đồng/khu
dân cư/năm, riêng các xã thuộc vùng khó khăn là 6 triệu đồng/xã/năm.
- Sự nghiệp phát thanh - truyền hình: Phân bổ theo mức 10.300 đồng/người dân/năm đối với cấp tỉnh; từ 3.100 - 24.100 đồng/ngườidân/năm đối với cấp huyện; 11 triệu đồng/xã/năm đối với cấp xã. Ngoài ra, phân bổ thêm kinh phí cho Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh để quảng bá các kênh truyền hình của địa phương trên vệ tinh VINASAT-1; kinh phí thực hiện các chương trình phát thanh - truyền hình tiếng K' Ho tại các địa bàn có tỷ lệ dân số là người đồng bào dân tộc lớn.
- Sự nghiệp thể dục thể thao: Phân bồ theo mức 9.600 đồng/người dân/năm đối với cấp tỉnh; từ 2.100 - 7.000 đồng/người dân/năm đối với cấp huyện; từ 12 - 14 triệu đồng/xã/năm đối với cấp xã. Ngoài ra, phân bổ thêm kinh phí thực hiện các chế độ tập luyện, thi đấu, khen thưởng đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao thành tích cao.
- Sự nghiệp đảm bảo xã hội: Phân bổ theo mức 7.800 đồng/người dân/năm đối với cấp tỉnh; từ 12.000 - 25.000 đồng/người dân/năm đối với cấp huyện; từ 17 - 23 triệu đồng/xã/năm đối với cấp xã. Ngoài ra, phân bổ thêm kinh phí để thực hiện Chương trình xuất khẩu lao động, cho các hộ nghèo vay vốn (thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội), trợ cấp Tết Nguyên đán cho các đối tượng (mức phân bổ 240.000 đồng/đối tượng/năm), thực hiện chính sách xã hội cho đồng bào dân tộc (mức phân bổ 8.000 đồng/người/năm)...
- Sự nghiệp môi trường: Phân bổ theo mức 4.700 đồng/người dân/năm đối với cấp tỉnh; từ 15.000 - 75.000 đồng/người dân/năm đối với cấp huyện.
- An ninh, trật tự an toàn xã hội: Phân bổ theo mức 4.700 đồng/người dân/năm đối với cấp tỉnh; từ 1.600 - 8.800 đồng/người dân/năm đối với cấp huyện (bổ sung thêm 4.200 đồng/người/năm đối với địa bàn có đông người đồng bào dân tộc thiểu số); từ 15 - 21 triệu đồng/xã/năm đối với cấp xã. Ngoài ra, phân bổ thêm kinh phí để trang bị phương tiện làm việc, trang phục cho lực lượng bảo vệ tổ dân phố và công xã theo quy định.
- Quốc phòng: Phân bổ theo mức 10.500 đồng/người dân/năm đối với cấp tỉnh; từ 5.500 - 17.100 đồng/người dân/năm đối với cấp huyện (bổ sung thêm 4.200
đồng/người/năm đối với địa bàn có đông người đồng bào dân tộc thiểu số); từ 110 - 120 triệu đồng/xã/năm đối với cấp xã. Ngoài ra, phân bổ thêm kinh phí thực hiện nhiệm vụ dân quân tự vệ, dự bị động viên theo quy định.
- Quản lý hành chính, đảng, đoàn thể: Phân bổ gồm hai phần: Lương, phụ cấp và các khoản đóng góp tính trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao và chi thường xuyên khác theo định mức:
+ Cấp tỉnh: 23,5 triệu đồng/biên chế/năm đối với đơn vị có từ 10 biên chế trở xuống; 20,5 triệu đồng/biên chế/năm đối với đơn vị có từ 11 - 20 biên chế; 17,5 triệu đồng/biên chế/năm đối với đơn vị có từ 21 biên chế trở lên.
+ Cấp huyện: từ 15 - 18 triệu đồng/biên chế/năm (theo nhóm cấp huyện). + Cấp xã: từ 9,3 - 10,7 triệu đồng/biên chế/năm (theo nhóm cấp xã)...
Ngoài ra, phân bổ thêm kinh phí cho một số cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, đặc thù; kinh phí điều hành và hoạt động của Thường trực HĐND và Thường trực UBND các cấp; kinh phí mua sắm, sửa chữa tài sản; kinh phí tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; kinh phí xây dựng, kiểm tra, rà soát, xử lý, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật...
- Chi sự nghiệp kinh tế: Phân bổ bằng 8% tổng chi thường xuyên (không bao gồm chi khác) đối với cấp tỉnh; 7,5% đối với thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc; 8% đối với các huyện còn lại. Phân bổ thêm kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy hoạch; kinh phí thực hiện sự nghiệp kiến thiết thị chính, sự nghiệp lâm nghiệp...
- Chi khác của ngân sách: Phân bổ bằng 0,5% tổng chi thường xuyên và phân bổ thêm kinh phí cho Quỹ Thi đua - Khen thưởng, kinh phí tổ chức lễ hội, kỷ niệm các ngày lễ lớn...
2.3.2. Cơ chế phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước ngân sách nhà nước
- Đối với các cơ quan nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ, việc phân bổ và giao dự toán chi
thường xuyên chi tiết theo hai phần: phần dự toán chi thực hiện tự chủ và phần dự toán chi không thực hiện tự chủ.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quy định tại nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, việc phân bổ và giao dự toán thu, chi NSNN căn cứ vào nhiệm vụ được giao, phân loại đơn vị sự nghiệp, dự toán kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định (là 03 năm) được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động); dự toán chi tiết theo hai phần: phần dự toán chi bảo đảm hoạt động thường xuyên và phần dự toán chi hoạt động không thường xuyên.
- Đối với các đề tài, dự án khoa học công nghệ sử dụng NSNN theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ, việc phân bổ và giao dự toán chi tiết theo ba phần: kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ, kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí không thường xuyên. Đối với kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cho các đơn vị sử dụng ngân sách, dự toán được giao chi tiết theo đề tài, kinh phí được giao khoán, kinh phí không được giao khoán theo quy định.
- Đối với các đơn vị chưa được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính (các tổ chức đoàn thể; các cơ quan, đơn vị mới được thành lập; kinh phí hỗ trợ của NSĐP để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội...), việc phân bổ và giao dự toán được ghi rõ: "Đơn vị chưa (hoặc không) thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính".
Căn cứ kết quả thẩm tra và thông báo dự toán chi NSNN của cơ quan Tài chính cùng cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách rút dự toán tại KBNN nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch để chi tiêu theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị (đối với kinh phí thực hiện tự chủ hoặc kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên) và các nhiệm vụ cụ thể (đối với kinh phí không thực hiện tự chủ hoặc kinh phí không thường xuyên) trên cơ sở chế độ, định mức chi tiêu ngân sách đã được các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền ban hành và tiến độ, khối lượng thực hiện nhiệm vụ; trong đó, đối với các khoản chi thanh toán cho cá nhân (lương, phụ cấp lương, trợ cấp xã hội,...) được thanh toán hàng tháng và việc chi trả lương phải thực hiện qua tài khoản của các đối tượng hưởng lương từ NSNN theo đúng Chỉ thị số 20/2007/CT- TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Đến hết năm ngân sách, nếu kinh phí thực hiện tự chủ hoặc kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên chưa sử dụng hết, KBNN sẽ lập thủ tục chuyển sang năm sau cho các cơ quan, đơn vị tiếp tục sử dụng; nếu kinh phí không thực hiện tự chủ hoặc kinh phí không thường xuyên chưa sử dụng hết thì số dư dự toán kinh phí này sẽ bị hủy bỏ, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt cho