Đến hết năm ngân sách, nếu kinh phí thực hiện tự chủ hoặc kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên chưa sử dụng hết, KBNN sẽ lập thủ tục chuyển sang năm sau cho các cơ quan, đơn vị tiếp tục sử dụng; nếu kinh phí không thực hiện tự chủ hoặc kinh phí không thường xuyên chưa sử dụng hết thì số dư dự toán kinh phí này sẽ bị hủy bỏ, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt cho chuyển nguồn sang năm sau tiếp tục sử dụng.
Đối với chi thường xuyên của các cơ quan Đảng và các khoản chi cho các tổ chức, cá nhân không có quan hệ thường xuyên với ngân sách, việc chi trả, theo được thực hiện bằng hình thức lệnh chi tiền. Căn cứ vào dự toán chi thường xuyên được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, cơ quan Tài chính xem xét, kiểm tra từng yêu cầu chi và nếu bảo đảm đủ các điều kiện thanh toán theo quy định của Luật NSNN thì ra lệnh chi trả cho tổ chức, cá nhân được hưởng; KBNN thực hiện xuất quỹ ngân sách, chuyển tiền vào tài khoản hoặc cấp tiền mặt cho tổ chức, cá nhân được hưởng ngân sách.
2.3.3. Cơ chế tạo nguồn để thực hiện chế độ cải cách tiền lương theo lộ trình của Chính phủ Chính phủ
Khi phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên cho ngân sách cấp dưới và cho các đơn vị sử dụng NSNN, UBND các cấp xác định và giao khoản tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi lương, có tính chất lương) để thực hiện chế độ cải cách tiền lương.
Đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp có nguồn thu được để lại theo chế độ quy định, phải thực hiện việc trích 40% số thu (riêng ngành y tế 35%, sau khi trừ chi phí thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư thay thế, vật tư tiêu hao) để thực hiện chế độ cải cách tiền lương.
Đối với các địa phương, phải sử dụng 50% tăng thu NSĐP (không kể số tăng thu từ nguồn thu tiền sử dụng đất), nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm trước chưa sử dụng chuyển sang để thực hiện chế độ cải cách tiền lương.