Chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam Chi nhánh Giảng Võ

Một phần của tài liệu hất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ (Trang 71)

C ng tác tổ chức nhân sự, cơ sở vật chất tại NHTMP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ:

2.2.2. Chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam Chi nhánh Giảng Võ

tế hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ ngày càng đông đã tạo nên sức ép trong cạnh tranh, buộc ngân hàng phải cắt giảm lãi suất đầu ra trong khi lại nâng lãi suất đầu vào để thu hút khách hàng, việc này ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng khiến cho hiệu quả của việc sử dụng vốn không cao.

2.2.2. Chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam - Chi nhánh Giảng Võ Chi nhánh Giảng Võ

2.2.2.1. Tình hình nợ quá hạn

Xét về bản chất thì tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng. Nợ quá hạn biểu hiện tính không lành mạnh của khoản vay, chứa đựng những nguy cơ rủi ro mất khả năng thanh toán, mất vốn đối với ngân hàng do khách hàng không trả được nợ.

Việc phát sinh nợ quá hạn, về bản chất là những khoản nợ đến hạn nhưng khách hàng không trả được nợ. Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng TMCP Phương Nam- Chi nhánh Giảng Võ trong những năm qua đã được Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng quan tâm một cách đặc biệt. Trong năm 2008-2009, một số nội dung chính nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, phòng ngừa và quản lý rủi ro như phân tích, xếp loại khách hàng, áp dụng các biện pháp phân tán rủi ro như đa dạng hóa danh mục và đối tượng đầu tư, nâng cao chất lượng thông tin tín dụng. Thực hiện phân loại tài sản “Có” vào tháng cuối mỗi quý để trích lập dự phòng rủi ro theo quy định nhưng tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn cao.

Có thể xem xét tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Phương Nam- chi nhánh Giảng võ trong vòng 5 năm gần đây:

Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn từ 2007-2011

Đơn vị: triệu đồng - %

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1.Tổng dư nợ 86.717 92.502 87.159 133.568 115.699 -Ngắn hạn 27.055 30 31.081 33.6 23.812 27.32 41.673 31.2 37.161 32,1 -Dài hạn 59.662 70 61.421 66.4 63.347 72.68 91.895 68.8 78.538 67,9 2.Nợ quá hạn 8.061 19.980 16.624 11.477 10.725 -NQH ngắn hạn 3.015 37 8.561 42,8 6.214 37,4 4.356 38 4.322 40,3 -NQH dài hạn 5.046 63 11.419 57,2 10.410 62,6 7.121 62 6.403 59,7 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 9 21,6 19 8,6 9,27

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam - chi nhánh Giảng Võ từ 2007-2011)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng ngân hàng TMCP Phương Nam - chi nhánh Giảng Võ cũng đã rất cố gắng trong việc đảm bảo an toàn vốn đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng mạnh trong những năm 2007, 2008 và 2009, đây là một rủi ro rất lớn đối với chi nhánh và mang lại những ảnh hưởng tiêu cực. Nhận thức được tính rủi ro nghiêm trọng của các khoản nợ quá hạn đó, chi nhánh đã nhanh chóng triển khai các giải pháp đồng bộ, tập trung thu hồi nợ quá hạn, đặc biệt các khoản nợ xấu, do vậy trong năm 2010, lượng nợ quá hạn được thu hồi đã giảm tương đối, tuy nhiên các khoản nợ quá hạn vẫn tiếp tục phát sinh và đến cuối năm 2011 có giảm về mặt tuyệt đối nhưng tăng về mặt tỷ trọng, tuy không nhiều song vẫn khiến cho lượng nợ quá hạn còn cao, nên trong thời gian tới chi nhánh phải tích cực hơn nữa trong công tác thu hồi nợ.

Về cơ cấu nợ quá hạn có thể thấy nợ quá hạn ngắn hạn/ tổng nợ quá hạn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nợ quá hạn trung và dài hạn/ tổng nợ quá hạn nhưng nếu xét cụ thể với tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn/dư nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn/ dư nợ trung và dài hạn thì tỷ lệ nợ quá hạn trong ngắn hạn lại cao hơn, tỷ lệ này cao cho thấy có rất nhiều vấn đề trong công tác quản lý các khoản tín dụng ngắn hạn, việc thẩm định và thu hồi nợ đều có vấn đề cần xem xét. Các khoản nợ quá hạn dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với tỷ lệ mà nó chiếm trong tổng dư nợ nhưng xét về số tuyệt đối cũng không phải là con số nhỏ. Tuy ngân hàng đã lựa chọn các dự án tương đối an toàn, chấp nhận lợi nhuận thấp với những dự án chịu ít rủi ro nhưng vẫn chưa hiệu quả trong công tác thu hồi nợ, đây là một vấn đề mà ngân hàng rất cần phải quan tâm.

Ta có thể theo dõi dễ dàng hơn qua sơ đồ sau:

0 5 10 15 20 25 2007 2008 2009 2010 2011 Tỷ lệ NQH(%) Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam - chi nhánh Giảng Võ từ 2007-2011)

Nhìn vào đồ thị có thể nhận thấy xu hướng tăng của tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Năm 2007 tỷ lệ này chỉ là 9% nhưng đến năm 2008 đã tăng lên mức 21,6%, cao nhất trong vòng 5 năm gần đây. Nợ quá hạn liên tục tăng cả về số tương đối và tuyệt đối là dấu hiệu cho thấy chất lượng hoạt động tín dụng giảm

lệ này đã giảm tương đối mạnh, xuống còn 8.6% song tổng dư nợ cũng tăng nhiều nên tỷ lệ này giảm thì phải xét cả về số tuyệt đối, nếu như năm 2009 dư nợ quá hạn là 16.624 triệu đồng thì năm 2010 đã giảm chỉ còn 10.627 triệu đồng, năm 2011 là 10.725 triệu đồng có tăng về tỷ trọng so với năm 2010 nhưng không đáng kể, đây là nỗ lực rất lớn trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn của ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ.

2.2.2.2. Tình hình nợ xấu

Theo tiêu chuẩn quốc tế về tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, trong đó tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ thấp thì được coi là chất lượng tín dụng tốt (thông thường là dưới 5%). Theo quyết định số 493/QĐ- NHNN, nợ của các NHTM được chia thành 5 nhóm, với nợ từ loại 3 đến 5 là nợ xấu, còn nợ nhóm 1- nợ đủ tiêu chuẩn- trích lập dự phòng 0%, và nợ nhóm 2- nợ cần chú ý- trích lập dự phòng 5%. Một bước tiến mới với cách phân nhóm nợ theo Quyết định 493/QĐ- NHNN, đó là các loại nợ với mức rủi ro khác nhau đã gắn liền với tỷ lệ trích dự phòng khác nhau, bước đầu tạo nên quỹ dự phòng để xử lý tổn thất. Cũng theo quyết định này, nợ xấu (nhóm 3,4,5) chiếm tỷ lệ khoảng từ 2-5% tổng dư nợ thì được coi là một tỷ lệ chấp nhận được (tương tự như tỷ lệ nợ xấu trước khi có quyết định), tức là hoạt động của ngân hàng vẫn được coi là an toàn và lành mạnh.

Nếu như theo quy định này của ngân hàng nhà nước thì chất lượng của chi nhánh được đánh giá là không tốt vì tỷ lệ nợ xấu/ tổng nợ quá hạn khá cao (từ năm 2007-2010 thì tỷ lệ này đều trên 7% và một số năm như năm 2008-2009, tỷ lệ này tăng đột biến lên 17,9% năm 2008 và 16,8% năm 2009). Ta có thể theo dõi chi tiết hơn qua bảng sau:

Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu qua các năm Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 1 Tổng dư nợ 86.717 92.502 87.159 133.568 115.699 2 Nợ quá hạn 8.061 19.980 16.624 11.477 10.725 3 Nợ xấu 6.201 16.650 14.712 10.627 8.101 4 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ 7,15% 17,9% 16,8% 7,95% 7%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam - chi nhánh Giảng Võ từ 2007-2011)

Nhìn chung trong những năm qua, bên cạnh việc mở rộng tăng trưởng dư nợ, chi nhánh có chú trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng nhưng chất lượng tín dụng vẫn chưa cao (nợ xấu tương đối lớn), thậm chí là rủi ro khá cao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, đặc biệt năm 2010 chi nhánh đã tập trung thu hồi các khoản nợ quá hạn nên tỷ lệ này trong năm 2010 đã giảm rất nhiều so với năm 2009, nếu như năm 2009 tỷ lệ này là 16,8% thì đến năm 2010 chỉ còn 7,95%, năm 2011 là 7%. Việc tỷ lệ này giảm nhiều như vậy là do một phần tổng dư nợ tăng lên nhiều nhưng tính về số tuyệt đối thì số nợ xấu cũng giảm rất lớn. Mặc dù vậy thì tỷ lệ nợ xấu vẫn là một vấn đề khá căng thẳng trong thời gian tới mà ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ cần phải xem xét để có biện pháp xử lý thích hợp, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay hơn nữa.

2.2.2.3. Tình hình xử lý nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro

Xử lý nợ xấu và nâng cao năng lực tài chính của NHTM có mối quan hệ mật thiết với nhau, xử lý nợ xấu làm trong sạch báo cáo tài chính, minh bạch tình hình tài chính, đặc biệt làm rõ thực chất hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Trong những năm gần đây, ngân hàng đã không ngừng áp dụng các biện pháp đồng bộ, phù hợp để phòng ngừa và hạn chế

cũng như một số nhân tố chủ quan, nhiều khoản nợ xấu được xử lý, một số khoản nợ đọng được thu hồi nhưng rồi nhiều khoản nợ quá hạn khác lại phát sinh mới.

Việc xử lý nợ xấu là vấn đề tối cần thiết và quan trọng đối với ngân hàng TMCP Phương Nam- chi nhánh Giảng Võ trong những năm vừa qua.

Nhìn vào bảng thu hồi nợ dưới đây có thể thấy công tác thu hồi nợ cũng được tập trung triển khai qua từng năm hoạt động. Thu hồi nợ qua các năm đều tăng (năm 2008 thu hồi được 42.523 triệu đồng, đến năm 2009 tăng lên 45.526 triệu đồng và đến 2010 tăng mạnh và đạt 67.267 triệu đồng), tuy nhiên tốc độ tăng gần như không đáng kể, chỉ đến năm 2010 thì mới có sự tăng vọt nhưng là do dư nợ tăng nhiều cộng thêm việc tập trung thu hồi các khoản nợ xấu. Tuy vậy cũng không thể phủ nhận những cố gắng trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng, nhờ công tác này mà ngân hàng có thể hoạt động bình thường và tạo điều kiện cho sự phát triển trong tương lai.

Bảng 2.10: Tình hình thu hồi nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2007 2008 2009 2010 2011 1 Tổng dư nợ 86.717 92.502 87.159 133.568 115.699 2 Giải ngân 47.501 67.253 52.762 62.966 71.686 3 Nợ xấu 6.201 16.650 14.712 10.627 8.101 4 Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ 7,15% 17,9% 16,8% 7,95% 7,% 5 Dự phòng rủi ro 1.754 2.150 2.651 3.421 3.263 6 Thu nợ 43.755 42.523 45.526 67.267 55.381

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam - chi nhánh Giảng Võ từ 2007-2011)

Công tác trích lập dự phòng trong những năm qua tương đối tốt, việc trích lập cho từng nhóm nợ được thực hiện nghiêm túc theo Quyết định số 493/QĐ- NHNN. Các khoản trích lập dự phòng đều tăng qua từng năm cho ngoài việc do dư nợ tăng thì còn cho thấy ngân hàng đã chú tâm hơn tới phương thức dự phòng này, đã thực hiện đúng quy định để bảo đảm an toàn cho các khoản vay. Tuy nhiên, các khoản dự phòng tăng lên thì chi phí cũng tăng lên, làm giảm lợi nhuận của chi nhánh. Vì vậy, để giảm thiểu khoản mục này thì chi nhánh cần giảm mạnh các khoản nợ xấu (tỷ lệ trích lập nợ nhóm 3 là 20%, nợ nhóm 4 là 50%, nợ nhóm 5 là 100%).

Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng chưa thực sự đa dạng. Các biện pháp chủ yếu để xử lý nợ xấu được ngân hàng sử dụng hiện nay là đẩy mạnh thu nợ trực tiếp, cơ cấu lại nợ, xử lý tài sản đảm bảo, dùng biện pháp pháp lý, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro. Trong thời kỳ những năm 2007-2009,

Một phần của tài liệu hất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)