Tăng cường c ng tác quản lý nợ và giải quyết nợ quá hạn

Một phần của tài liệu hất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ (Trang 102)

- Huy động các nguồn vốn để đầu tư dự án hiện đại hoá công nghệ và thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh; đồng thời khẩn trương đưa công nghệ, thiết

3.2.3 Tăng cường c ng tác quản lý nợ và giải quyết nợ quá hạn

Trong hoạt động ngân hàng thì rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi, nhưng quan trọng là làm cách nào để Ngân hàng giảm thiểu rủi ro. Đặc biệt hiện nay, một khoản vay của khách hàng không trả được thì cả vốn và lãi trong tổng số vay của khách hàng đều được chuyển sang nợ quá hạn. Vì vậy cùng với hoạt động cho vay Ngân hàng cần có những biện pháp khai thác giúp đỡ khách hàng để giảm thấp thiệt hại cho cả Ngân hàng và Khách hàng.

Cơ cấu lại các khoản nợ, phân tích thực trạng các món nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro, để từ đó đánh giá được khả năng thu hồi. Thông qua phân tích nợ có đảm bảo, phương án xử lý và vận dụng các giải pháp, chính sách của các ban ngành liên quan trong việc xử lý nợ tồn đọng tiến hành đồng thời các bước :

- Ngân hàng chủ động xử lý thông qua dự phòng rủi ro, tăng cường chất lượng hoạt động của Công ty mua bán nợ, nâng cao chất lượng cho vay mới, không để phát sinh nợ tồn đọng và điều quan trọng là phải có phương pháp và thái độ kiên quyết trong xử lý nợ quá hạn, xử lý cán bộ liên quan đến tổn thất vốn, tài sản của Ngân hàng.

- Tăng cường công tác phòng ngừa nợ quá hạn.

+ Biện pháp phòng ngừa khoản vay dẫn đến nợ quá hạn: biện pháp này thực hiện ngay khi ngân hàng tiến hành kiểm tra việc thực hiện vốn vay, nếu thấy khách hàng bắt đầu có dấu hiệu dẫn đến rủi ro, dẫn đến nợ quá hạn thì ngân hàng cần xử lý một số biện pháp ngăn ngừa. Ngoài ra ngân hàng có thể yêu cầu khách

hàng cung cấp thêm các tài sản đảm bảo độ tăng cường an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng trong trường hợp tài sản thế chấp bị giảm giá trị, trong trường hợp này nếu cần thiết ngân hàng có thể tiến hành gia hạn nợ cho khách hàng.

+ Đối với các khoản nợ quá hạn thì ngân hàng cần xem xét lại các vấn đề trong quá trình thẩm định xem ngân hàng mắc những sai sót gì, trong khâu nào, vấn đề nào…xem xét lại khả năng tài chính của khách hàng và quá trình khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích không. Từ đó đưa ra những giải pháp xử lý mang lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn.

+ Khi tiến hành thu hồi nợ quá hạn, ngân hàng nên sử dụng biện pháp khai thác khi khách hàng vay vốn có thiện chí trả nợ, ngân hàng có thể gia hạn nợ hoặc điều chỉnh hợp đồng tín dụng tương ứng với một chu kỳ sản xuất của khách hàng, cho phép khách hàng tự khắc phục khó khăn về tài chính để hoàn trả nợ ngân hàng càng sớm càng tốt. Khi khách hàng không có thiện chí trả nợ như đã cam kết trong hợp dồng tín dụng thì ngân hàng mới tiến hành thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.

Trong một số điều kiện Ngân hàng có thể tăng thêm vốn vay đối với các doanh nghiệp. Theo cách này có thể làm tăng rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Nhưng xét về lâu dài, nếu chúng ta thấy doanh nghiệp có khả năng duy trì phát triển kinh doanh, đồng thời họ vẫn có tinh thần hợp tác và có trách nhiệm trả nợ thì Ngân hàng bỏ vốn thêm giúp đỡ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả là cách thu hồi vốn tốt nhất. Đây cũng là cách có lợi cho cả hai bên, vừa giúp doanh nghiệp thoát khỏi cảnh khó khăn vừa giúp Ngân hàng thu được nợ.

Ngoài ra, đối với những khoản cho vay khó đòi thì Ngân hàng cần có quan hệ chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các ban ngành chức năng có liên quan trong việc thu nợ.

Một phần của tài liệu hất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Phương Nam chi nhánh Giảng Võ (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)